Thuế là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 25 - 27)

- Thuếthúc đẩy quá trình tích lũy vốn, tạo tiền đề quan trọng để tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm. Qua việc thu thuế hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước đểđầu tư vào các công trình lớn đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Nhà nước sử dụng thuế để tác động trực tiếp đến các yếu tố đầu vào của sản xuất như lao động, vật tư, tiền vốn, qua đó thúc đẩy đầu tư, tạo điều kiện gia tăng việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tếtăng trưởng cao.

- Thuế góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Chính sách thuế có định hướng phân biệt có thể góp phần tạo ra sự phát triển cân đối, hài hoà giữa các ngành, các khu vực, các thành phần kinh tế làm giảm bớt chi phí xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bằng việc ban hành các sắc thuế cụ thể với những quy định về đối tượng, phạm vi điều chỉnh, thuế suất, các trường hợp ưu đãi và miễn giảm thuế, qua đó Nhà nước có thể thực hiện mục tiêu điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ, qua đó giúp cho nền kinh tếcó cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo tiền đềtăng trưởng ổn định về dài hạn. - Thuế có vai trò điều chỉnh chu kỳ kinh doanh. Sự phát triển của nền kinh tế luôn mang tính chu kỳ. Trong giai đoạn suy thoái nền kinh tế, thuế được coi là công cụ tài chính nhạy cảm để tăng cầu, kích thích đầu tư, giảm tỷ lệ thất nghiệp, khôi phục sự tăng trưởng của nền kinh tế bằng cách cắt giảm thuế một cách hợp lý. Ngược lại, giai đoạn phát triển kinh tế quá nóng có nguy cơ dẫn đến mất cân đối và mất ổn định, khi đó Nhà nước có thểtăng thuế để thu hẹp đầu tư nhằm đảm bảo các cân đối và duy trì nhịp độtăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

- Thuế là công cụ góp phần thực hiện mục tiêu phân phối lại của cải xã hội. Sự phân phối trong nền kinh tế thị trường dựa trên việc cung cấp các yếu tố sản xuất làm gia tăng phân hóa giàu nghèo. Sự phân hoá này có lúc bất hợp lý, làm suy giảm tính kinh tế của toàn xã hội, do vậy cần có biện pháp phân phối lại. Nhà nước sử dụng công cụ thuế để phân phối lại của cải xã hội. Phân phối lại của thuế được xác lập dựa trên quyền lực của Nhà nước nên mang lại hiệu quảcao, đặc biệt là hình thức đánh thuếlũy tiến. Thông qua việc đánh thuế thu nhập cá nhân với thuế suất lũy tiến, đánh thuế tiêu thụđặc biệt vào các hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, cao cấp mà người có thu nhập cao có nhu

cầu tiêu dùng mà Nhà nước có thể điều tiết cao từ những người giàu. Đồng thời, bằng việc đánh thuế với thuế suất thấp đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà những người có thu nhập thấp có nhu cầu tiêu dùng, qua đó giảm mức điều tiết thông qua thuế từ những người nghèo.

- Thuế là công cụ góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát. Trong nền kinh tế thị trường thì giá cả được quyết định bởi quan hệ cung cầu. Khi cung nhỏhơn cầu, giá cả tăng lên dẫn đến lạm phát. Ngược lại, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả giảm xuống dẫn đến thiểu phát. Cả hai chiều hướng này đều có tác động không tốt đến nền kinh tế. Do vậy, Nhà nước cần sử dụng các công cụ tác động nhằm ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, một trong các công cụ đó là thuế. Tùy theo nguyên nhân của lạm phát mà phương hướng sử dụng thuế góp phần chống lạm phát là khác nhau, cụ thể:

+ Nếu lạm phát do cầu tăng quá mức (cầu kéo) thì Nhà nước can thiệp bằng cách tăng thuế đánh vào hàng hoá dịch vụ và giảm thuế đánh vào thu nhập công ty, giảm thuế đánh vào các yếu tố sản xuất, qua đó có tác dụng giảm cầu và kích thích cung, đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa cung - cầu, tạo tiền đềổn định giá cả, kiềm chế lạm phát. + Nếu lạm phát do chi phí đẩy: dùng thuế tác động vào phía cung, dùng thuếđể kích thích tăng năng suất lao động, hạn chế tăng chi phí của các nguồn lực như giảm thuế thu nhập cá nhân, giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, giảm thuế đối với các ngành khai thác tài nguyên, các ngành sản xuất nguyên nhiên liệu.

Ngược lại, trong trường hợp thiểu phát thì Nhà nước thực hiện giảm thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ để kích thích cầu và tăng thuế đánh vào khía cạnh cung đểđảm bảo cân đối cung cầu.

- Thuế là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước, tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Để bảo hộ sản xuất trong nước Nhà nước sử dụng công cụ thuế đánh thuế cao vào những mặt hàng trong nước đã sản xuất được, đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Mặc dù trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì vai trò bảo hộ của thuế có phần giảm đi so với trước đây, nhưng các nước có thể bảo hộ sản xuất trong nước thông qua việc xây dựng lộ trình giảm thuế nhập khẩu chậm hơn đối với những hàng hóa cần bảo hộ. Đồng thời, để khuyến khích xuất khẩu thì thực hiện không đánh thuế xuất khẩu để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước trên thị trường quốc

tế. Thông qua việc thực hiện các ưu đãi về thuế, thực hiện các Hiệp định về thuế, đảm bảo tính thông lệ quốc tế của chính sách thuế có thể làm gia tăng sự hoà nhập kinh tế giữa một quốc gia với khu vực và cộng đồng quốc tế.

Tóm lại, thuế có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội. Để phát huy vai trò của thuế ngoài việc cần có chính sách thuế hợp lý thì cần có các biện pháp quản lý tốt, qua đó đảm bảo tập trung nguồn thu cho NSNN đầy đủ, kịp thời và phát huy tác dụng tích cực của thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)