Nội dung công tác chống thất thu thuế xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 27 - 28)

Việc chống thất thu thuế chính là những biện pháp tăng cường trong khâu quản lý thu thuế xuất nhập khẩu nhằm giảm thiểu việc trốn, và nợ thuế. Cơ quan Hải quan giữ vai trò quan trọng, là chủ thể thực hiện thay mặt Nhà nước nhằm tăng cường các biện pháp thực hiện trong quản lý thuế đối với hàng hóa XNK. Trong quá trình quản lý, cơ quan Hải quan trực tiếp hướng dẫn và kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa XNK của cộng đồng Doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động NK để cho toàn bộ hệ thống quản lý thuế đối với hàng hóa XNK vận hành đồng bộ, hiệu quả thì cơ quan Hải quan phải làm tốt vai trò và trách nhiệm của mình, vì chính sách thuế đối với hàng hóa XNK có tác dụng trực tiếp, mạnh mẽ trong điều tiết hoạt động XNK.

Như vậy, có thể hiểu rằng: “Chống thất thu thuế xuất nhập khẩu là hành động của cơ quan Hải quan thực hiện nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận, trốn và nợ đọng thuế của các cá nhân, tổ chức xuất nhập khẩu”.

Khi thực hiện tăng cường biện pháp quản lý thuếđối với hàng hóa XNK cần tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau về quản lý nhà nước:

Nguyên tắc tập trung dân chủ: Nội hàm của nguyên tắc này là: Bảo đảm đầy đủ các quy định trong các văn bản pháp luật về thuế trong quá trình triển khai các biện pháp quản lý thu thuế; Thống nhất quy trình, nghiệp vụ quản lý thu thuế và vận dụng thống nhất các văn bản pháp luật về thuế; Thống nhất về trình tự, thời gian, yêu cầu và hình thức mẫu biểu trong lập dự toán và quyết toán thuế; Thống nhất việc chỉ đạo thu thuế từTrung ương đến địa phương; Phát huy tính chủđộng, linh hoạt của cơ sở trong việc khai thác nguồn thu từ thuế và xây dựng quy trình thu thuế. Quản lý thuếđối với hàng

hóa XNK phải tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và đảm bảo công bằng cho tất cảcác đối tượng nộp thuế.

Nguyên tắc công khai minh bạch: Thu thuế là một hoạt động tài chính của Nhà nước có tác động rất lớn đến thu nhập, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư của các doanh nghiệp Vì vậy, công khai minh bạch trong quản lý thuế là một trong những nguyên tắc nhằm phát huy được vai trò kiểm tra, kiểm soát của người nộp thuế, hạn chế được tiêu cực phát sinh trong quản lý thu thuế.

Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: nguyên tắc này đặt ra một yêu cầu quan trọng, đó là việc quản lý thu thuế phải đạt được số thu lớn nhất trong một mức chi phí thấp nhất có thể. Chi phí cho việc thực hiện, vận hành hệ thống thuế bao gồm cả chi phí của bộ máy quản lý thuế và chi phí tuân thủ của các đối tượng nộp thuế. Khi hệ thống thuế càng phức tạp thì chi phí vận hành càng lớn và ngược lại, khi hệ thống thuếđược thực hiện tốt thì chi phí quản lý thuế sẽ giảm. Vì vậy, nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả phải được quán triệt ngay từ khi xây dựng chính sách thuếsao cho đơn giản, dễ thực hiện và tiếp tục được duy trì trong quá trình thực hiện chính sách đó.

Nguyên tắc phù hợp, đồng thuận. Trong quá trình quản lý thu thuế đòi hỏi các biện pháp triển khai công tác thu thuế phải: Phù hợp với những quy định trong các văn bản pháp luật về thuế hiện hành; Phù hợp với với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của các đối tượng nộp thuế nói riêng; Phù hợp với những quy định mang tính chất thông lệ quốc tế trong quản lý thuếđược áp dụng phổ biến ởcác nước. Điều này không chỉ giúp cho chính sách thuế có tính khả khi mà còn đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý thuế [44].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)