3.4.1.1 Ban hành bổ sung, đồng thời sửa đổi một số quy trình thủ tục về quản lý thuế
- Về quy trình: Để quản lý thu thuế có hiệu quả, giám sát được việc thực thi pháp luật thuế, hệ thống quy trình quản lý thuế phải được ban hành đồng bộ, đầy đủ và dựa trên cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế của người nộp thuế. Từ thực trạng hiện nay cùng thực hiện nhiều quy trình quản lý đối với hàng hóa XNK (quy trình phân loại, kiểm tra trị giá, kiểm tra mã số, miễn thuế...), theo tác giả, về lâu dài nên xây dựng thống nhất một quy trình thủ tục hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa XNK. Quy trình này nên dựa trên cơ sở hợp nhất một số quy trình hiện hành như quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK thương mại, quy trình miễn, giảm, hoàn thuế, quy trình quản lý hàng gia công, quy trình quản lý hàng NK sản xuất xuất khẩu, quy trình kiểm tra xuất xứ, quy trình kiểm tra xác định giá, quy trình phân loại và áp dụng mức thuế... Nội dung của quy trình sẽ liệt kê các loại công việc phải làm khi làm thủ tục hải quan cho một lô hàng theo từng loại hình khác nhau và các bước công việc bắt buộc phải làm cho từng loại công việc đó (từ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, xác định số tiền thuế phải nộp, kiểm tra thực tế hàng hóa, xác nhận thực xuất, thông quan hàng hóa, phúc tập hồ sơ, lưu hồ sơ). - Về quy chế: theo tác giả cần sửa đổi, bổ sung ban hành mới một số quy chế như sau: + Sửa đổi, bổ sung quy chế hỗ trợ tuyên truyền cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế.
+ Xây dựng mới quy chế quản lý theo dõi nợ thuế, cưỡng chế thuế.
+ Xây dựng Quy chế phối hợp cụ thể giữa cơ quan Hải quan và các Ngân hàng thương mại, đảm bảo việc cập nhật thông tin về tình trạng tài khoản và hoạt động thanh toán của doanh nghiệp, nhằm tăng cường chống gian lận qua giá và nâng cao hiệu quả công tác đôn đốc, thu hồi nợ đọng.
- Yêu cầu cần có đối với các quy trình, quy chế:
sơ đến khi lưu hành văn bản, phù hợp với Luật quản lý thuế, Luật Hải quan và các pháp luật có liên quan.
+ Không chồng chéo, mâu thuẫn với quy trình thủ tục hải quan để áp dụng cho cả thủ tục hải quan thông thường và thủ tục hải quan điện tử.
3.4.1.2 Sửa đổi các quy định về thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu
Đổi mới công tác quản lý thuế trong điều kiện hải quan hiện đại là thông thoáng nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả, giảm nợ thuế quá hạn, chống trốn, tránh thuế và gian lận thuế. Để yêu cầu này có thể trở thành hiện thực, bên cạnh ý thức tuân thủ tốt pháp luật thuế của người nộp thuế, nỗ lực của cơ quan hải quan trong việc thực hiện, kiểm tra và áp dụng các biện pháp theo dõi nợ thuế, đôn đốc thu nộp thuế kịp thời, cần phải nghiên cứu để sửa đổi các quy định chưa phù hợp về thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. Nội dung cụ thể như sau:
- Về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: để đảm bảo thống nhất một thủ tục quản lý giữa thuế nhập khẩu với thuế giá trị gia tăng, khắc phục tình trạng trốn thuế trong điều kiện hiện nay, theo tác giả nên chuyển hàng hóa hàng tạm nhập tái xuất từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT. Khoản thuế này cũng phải chịu sự quản lý về thời hạn nộp thuế, thời hạn thanh khoản, cơ quan thu thuế... như thuế NK. Giải quyết theo hướng này sẽ đơn giản hóa cho quá trình quản lý thuế (cùng một thao tác, quản lý được cả hai sắc thuế đối với một lô hàng NK; trong khi theo quy định hiện hành phải có nhiều thao tác khác nhau mới quản lý được). - Về thuế nhập khẩu: Để khắc phục tình trạng một mặt hàng phân loại vào nhiều phân nhóm, có nhiều mức thuế suất khác nhau như thời gian qua, bên cạnh việc phân loại hàng hóa, việc nghiên cứu để sửa đổi mức thuế suất của Biểu thuế theo hướng giảm bớt số lượng các mức thuế suất là hợp lý. Khi giảm số lượng mức thuế suất, độ vênh về mức thuế giữa các phân nhóm hàng không nhiều do đó sẽ giảm vướng mắc hơn so với hiện nay.
- Về thuế GTGT: chỉ nên quy định một mức thuế suất thuế GTGT đối với tất cả hàng NK (mức 10%). Trường hợp vẫn phải quy định 2 mức thuế suất trở lên đối với hàng NK (5% và 10%), thì ghi rõ tên mặt hàng và mã số hàng hóa chịu thuế theo tên hàng của Biểu thuế NK, không nên quy định theo mục đích sử dụng hoặc phân loại lĩnh vực như hiện nay.
3.4.1.3 Hoàn thiện các quy định về quản lý thuế, đảm bảo thống nhất, đồng bộ
Khả thi là một trong những nguyên tắc quan trọng của một chính sách thuế, nó đòi hỏi chính sách thuế phải dựa trên nhiều yếu tố như khả năng đóng góp của các đối tượng nộp thuế, trình độ tổ chức, quản lý thu nộp thuế, môi trường pháp lý, ý thức pháp luật và mặt bằng dân trí. Do vậy, một chính sách thuế dù tiến bộ hay hoàn thiện đến đâu chăng nữa nhưng nếu không dựa trên những điều kiện thực tiễn của nền kinh tế - xã hội thì chính sách thuếđó sẽkhông đảm bảo tính khả thi của nó và do vậy hiệu quảđạt được sẽ không như mong muốn. Trong thời gian tới cần hoàn thiện các quy định thuế sau đây:
- Hiện nay Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật quản lý thuếđã quy định cụ thể về thẩm quyền xóa nợ của từng cấp. Trong đó Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xem xét, xóa các khoản nợ dưới 5 tỷđồng. Do đó đề nghị các văn bản hướng dẫn Luật có quy định và hướng dẫn xử lý cụ thể trong trường hợp này để cơ quan Hải quan chủ động xử lý được các khoản nợ này, đặc biệt là các khoản nợ phát sinh trước ngày 01/7/20007 (ngày Luật quản lý thuế có hiệu lực).
- Năm 2012 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế (sẽ có hiệu lực từ 01/7/2013) đã sửa đổi quy định về thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa NK. Theo đó hầu hết hàng hóa NK thuộc các loại hình (trừ nguyên liệu sản xuất hàng XK) đều phải nộp thuế hoặc có bảo lãnh thuế trước khi nhận hàng. Như vậy sẽ giảm đáng kể số nợ thuế phát sinh trong thời gian tới. Tuy nhiên việc áp dụng bảo lãnh thuế cũng rất phức tạp, đòi hỏi phải được quy định, hướng dẫn cụ thể trong các văn bản dưới Luật (Nghị định, Thông tư) sẽ được ban hành trong thời gian tới để tránh tình trạng ″chây ỳ″ của chính các tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh thuế.
- Mặc dù Luật quản lý thuế đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn tồn tại một số nội dung chưa thống nhất với Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc Luật Hải quan về thời hạn truy thu thuế, thời hạn khai bổ sung về thuế... Do đó kiến nghị tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Hải quan để đảm bảo thống nhất thực hiện.