Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 86 - 93)

3.3.2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ cung cấp thông tin cho đối tượng nộp thuế và xây dựng chiến lược “tuân thủ pháp luật tự nguyện” của đối tượng nộp thuế

Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cần cung cấp thông tin, hỗ trợ pháp luật cho người nộp thuế để họ hiểu một cách đầy đủ, chính xác nhất các quy định của pháp luật. Đồng

thời, Hải quan Lạng Sơn cũng cần hỗ trợ đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế một cách tốt nhất với chi phí hành chính thấp nhất, từđó tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thuế của mình.

Khi thực hiện tốt công tác tuyên truyền và hỗ trợngười nộp thuếlà đã khuyến khích sự tuân thủ của người nộp thuế, từ đó giảm chi phí quản lý hành chính xuống mức thấp nhất (nếu tỷ lệ tuân thủ cao, cơ quan hải quan sẽ có điều kiện tập trung vào quản lý chặt chẽngười nộp thuế không hoặc chưa tuân thủ).

Để tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế và xây dựng chiến lược “tuân thủ pháp luật tự nguyện” của đối tượng nộp thuế trong dài hạn cần có những giải pháp sau đây:

- Đổi mới công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuếtheo hướng đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền như:

+ Tăng cường hình thức tuyên truyền bằng tờ rơi;

+ Tổ chức nhiều hơn nữa đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp: định kỳ 1 tháng/lần đối với Chi cục; 3 tháng/lần đối với Cục;

+ Nội dung tuyên truyền trên trang điện tử phải được cập nhật thường xuyên kịp thời với những thay đổi của pháp luật thuế, hải quan.

+ Khen thưởng tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật, xử phạt người nộp thuế chấp hành chưa tốt pháp luật với công tác tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của việc chấp hành tốt pháp luật.

Việc đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục, cơ quan quản lý thu sẽ nâng cao hơn nữa sự hiểu biết vai trò, bản chất, mục đích của thuế. Nộp thuếlà nghĩa vụnhưng đồng thời cũng là quyền lợi của mỗi thành viên trong xã hội, từ đó nảy sinh ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Việc mở rộng hình thức đối thoại với doanh nghiệp sẽ tháo gỡ được vướng mắc cho doanh nghiệp đồng thời tiếp nhận được những ý kiến góp ý về pháp luật thuế, của hoạt động quản lý thuế để cơ quan Hải quan sửa đổi, bổ sung quy định và hoạt động điều hành kịp thời.

- Hướng dẫn kịp thời, đầy đủ các thủ tục kê khai, tính thuế, lập hồsơ miễn, giảm thuế, quyết toán thuế và nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước cho người nộp thuế khi họ có

nhu cầu tìm hiểu hoặc nhu cầu làm thủ tục kê khai nộp thuế. Thông qua việc hướng dẫn, các đối tượng nộp thuế tự mình thực hiện tốt các nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước; giảm thiểu các sai sót do không hiểu biết gây ra.

- Đào tạo cán bộ, bố trí lực lượng cán bộ chuyên trách đủ để tham mưu, chỉ đạo, thực hiện việc tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế. Nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác hỗ trợ tuyên truyền pháp luật nói riêng, toàn thể công chức hải quan nói riêng, đảm bảo phải là người nắm vững pháp luật hải quan, quy trình thủ tục hải quan, pháp luật thuế và các pháp luật khác có liên quan. Cán bộ Hải quan Lạng Sơn cần có kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết trình tốt và có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được giao.

Để mỗi một cán bộ công chức hải quan đều có thể tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật thuế cho người nộp thuếđược kịp thời; mỗi cơ quan hải quan phải có đầy đủvăn bản để tra cứu, chọn lọc thông tin nhanh chóng, thuận lợi và chính xác, có trang bị đầy đủ máy móc, phần mềm, mạng v.v..

- Đẩy mạnh và mở rộng mạng lưới đại lý làm thủ tục hải quan: Các đại lý làm thủ tục hải quan đáng tin cậy, am hiểu pháp luật và về khách hàng sẽ hỗ trợ đắc lực cho cơ quan hải quan trong việc thu nộp thuế.

- Công khai các doanh nghiệp có hành vi gian lận thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

3.3.2.2 Kiên quyết chống gian lận qua căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu - chống gian lận qua giá tính thuế

a. Chống gian lận qua giá tính thuế

Để kiểm soát được trị giá khai báo đối với các mặt hàng nhập khẩu, ngăn chặn một cách hữu hiệu tình trạng gian lận thương mại qua giá tính thuế, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cần thực hiện các giải pháp sau:

- Xây dựng bộtiêu chí để phân loại, đánh giá mức độ rủi ro về giá tính thuế. Tổ chức tham vấn đối với các lô hàng nghi ngờ trị giá khai báo trên cơ sở tổng hợp các tiêu chí về doanh nghiệp, chấp hành pháp luật, ngành nghề kinh doanh, vốn kinh doanh, rủi ro của nhóm hàng, mặt hàng nhập khẩu, thịtrường xuất khẩu…

- Lập hồ sơ doanh nghiệp trên cơ sở sàng lọc các hợp đồng nhập khẩu có mức giá quá thấp. Cập nhật đầy đủ các vi phạm hành chính về Hải quan, vi phạm hành chính về

thuế. Hồ sơ các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm liên tục này được lưu giữ bảo mật và phải đặc biệt chú ý trong quá trình kiểm tra giá ghi trên hợp đồng trước khi ra thông báo thuế cho mỗi lô hàng nhập khẩu của doanh nghiệp đó.

- Xây dựng nội dung phần mềm thông tin về giá tại Cục đối với các mặt hàng trọng điểm, có độ rủi ro cao, tiến tới xây dựng cho toàn bộ các mặt hàng nhập khẩu thường xuyên qua các Chi cục.

- Thu thập thông tin tham khảo từ các nguồn như sách báo, tạp chí, internet, giá tham khảo thịtrường… đối với các mặt hàng trọng điểm, có thuế suất cao nhập khẩu thường xuyên qua các Chi cục, đánh giá mức độ tin cậy của thông tin và cập nhật vào hệ thống GTT01 và kho GTT22.

- Công khai thông tin về giá một số mặt hàng thường xảy ra gian lận thương mại (giá chào bán, giá thị trường, các thông tin giá tham khảo,…) tại trụ sở Chi cục, trên Website của Hải quan, trên báo Hải quan, Báo Lạng Sơn.

b. Chống gian lận qua xuất xứ hàng hoá

Để nâng cao hiệu quả kiểm tra xuất xứ hàng hoá, đảm bảo hàng hoá được hưởng các ưu đãi thuế quan và thương mại đúng quy định pháp luật và phù hợp với các tiêu chí của hàng hoá đó. Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn thực hiện các giải pháp sau đây:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về xuất xứ hàng hoá phục vụ khai hải quan và kiểm tra xác định xuất xứ.

- Tăng cường công tác thu thập xửlý thông tin đối với những lô hàng theo đánh giá có độ rủi ro cao về khảnăng gian lận xuất xứ.

- Đẩy mạnh việc phối hợp với Hải quan Trung Quốc trong lĩnh vực trao đổi thông tin nghiệp vụ xuất xứ hàng hoá.

c. Chống gian lận qua áp mã số hàng hóa

Đảm bảo việc áp mã số thuế hàng hoá, giải quyết các tranh chấp về mã số hàng hoá chính xác, đúng pháp luật và thực hiện thống nhất giữa các Chi cục trong Cục Hải quan tỉnh và toàn ngành.

- Thực hiện phân loại hàng hoá trước khi nhập khẩu, chủ động xác định mã số trước của những mặt hàng mới, phức tạp, nhạy cảm về thuế và chính sách xuất nhập khẩu để hỗ trợngười khai hải quan.

- Phát triển mạnh mẽ hệ thống đại lý làm thủ tục hải quan để nâng cao tính chuyên nghiệp và chính xác trong việc áp mã số thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

3.3.2.3 Hoàn thiện quy trình quản lý thanh khoản, quyết toán thuế, xét miễn, giảm, hoàn thuế

- Đảm bảo hoàn thiện quy trình quản lý thanh khoản, quyết toán thuế, miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế thật đơn giản, dể hiểu, dễ thực hiện.

- Đảm bảo công tác thanh khoản, quyết toán thuế, miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế được thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy định và thời gian.

- Xây dựng và áp dụng phần mềm quản lý theo dõi công tác thanh khoản, quyết toán thuế, miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế để tránh bị chậm trễ, sót lọt trong quản lý. - Tổ chức phân công nhiệm vụ rõ ràng, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức để đảm bảo quản lý đầy đủ các đối tượng, loại hình thuộc diện thanh khoản, quyết toán thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế. Bố trí cán bộ đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng cho công tác này.

3.3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Để sử dụng các công cụ kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thuế với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu hải quan hiện đại, trong thời gian tới Hải quan Lạng Sơn cần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế theo hướng sau đây:

Thứ nhất, xây dựng cẩm nang kiểm tra sau thông quan trong đó tổng hợp các tình huống kiểm tra mẫu, cách thức phát hiện vi phạm, các vấn đề cần chú ý khi kiểm tra, khả năng phán đoán, tính nhạy bén trong quá trình kiểm tra.

Một trong những mặt yếu nhất của lực lượng kiểm tra, thanh tra thuế hiện nay là kỹ năng nghiệp vụ. Có nhiều nguyên nhân của tình hình này, như: đây là lĩnh vực mới, bản thân hệ thống văn bản cũng chưa đầy đủ, chưa hệ thống; cán bộ mới, chưa cọ sát nhiều với thực tế; kinh nghiệm của ngành cũng chưa nhiều, đang vừa làm, vừa tích luỹ…

Để đội ngũ cán bộ kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế có khả năng đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ và đảm bảo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật và tác nghiệp nghiệp vụ cần xây dựng cẩm nang về nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế. Cẩm nang này sẽ xây dựng dưới hình thức hỏi đáp các vấn đề nghiệp vụ và sẽ tiếp tục

bổ sung trong quá trình thực hiện. Câu hỏi là những tình huống thực tế đã gặp hoặc có thể dự báo là nhất định sẽ gặp khi thực hiện kiểm tra. Trả lời là những giải pháp, biện pháp, cách thức đã áp dụng có kết quả trên thực tế. Cẩm nang sẽ tập trung nhiều vào các kỹ năng kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán, kiểm tra hệ thống các tài khoản hạch toán.

Thứ hai, tăng cường số lượng đồng thời nâng cao chất lượng kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Xây dựng lực lượng kiểm tra, thanh tra thuế theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu; Nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm tra phát hiện gian lận thương mại qua giá, xuất xứ hàng hóa, các kỹ năng hành chính (lập biên bản, xác định hành vi phạm, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, ra quyết định truy thu) và kỹ năng xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế. Mở các lớp đào tạo nâng cao năng lực thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin cho công chức kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế.

Thứ ba,phân loại các đối tượng để kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế theo mức độ (1) Tuân thủ, (2) Chưa tuân thủ, (3) Cần kiểm trathêm để khẳng định thuộc loại nào, hoặc theo mức độ kiểm soát được hay chưa kiểm soát được, mức độ rủi ro: (1) Đã kiểm soát được, rủi ro thấp;(2) Chưa kiểm soát được, rủi ro cao; (3) Cần kiểm tra thêm để khẳng định thuộc loại nào. Kết quả phân loại được đưa vào cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro. Thực hiện kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế theo phương pháp tự chọn ngẫu nhiên của máy tính, không có sự can thiệp chủ quan của con người để đảm bảotính khách quan trong lựa chọn đối tượng kiểm tra.

Trên cơ sở phân loại và cơ sở dữ liệu có được, sẽ tập trung xác định và kiểm tra đối với những doanh nghiệp, loại hình và mặt hàng trọng điểm (rủi ro cao, chưa tuân thủ), trong đó chú trọng kiểm tra về giá, định mức hàng gia công và sản xuất-xuất khẩu, mã số hàng hoá, xuất xứ hàng hóa, các ưu đãi về thuế.

Thứ tư, tăng cường mối quan hệ phối hợp với ngân hàng, cơ quan thuế, kho bạc, cơ quan pháp luật; xây dựng chương trình hợp tác với doanh nghiệp. Cụ thể là:

- Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, giao ban định kỳ, với ngân hàng, cơ quan thuế, kho bạc, cơ quan pháp luật để phát hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. - Xây dựng các tiêu chí bao gồm nguyên tắc hợp tác, cách thức hợp tác, các yêu cầu với doanh nghiệp (chủ yếu là minh bạch hóa với cơ quan hải quan về hoạt động xuất

nhập khẩu, cung cấp định kỳ cho cơ quan các số liệu về xuất nhập khẩu, về thuế), các thuận lợi doanh nghiệp được hưởng (chưa đưa vào diện kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế, khi phát hiện sai sót thì chủ yếu cho doanh nghiệp tự giải trình, khắc phục), để tập trung nguồn lực cho kiểm tra các đối tượng khác.

Thứ năm, nâng cao năng lực phát hiện chứng từ giả, khả năng kiểm tra chứng từ thanh toán, xuất xứ hàng hóa, khả năng phát hiện gian lận qua giá:

Để khắc phục tình trạng yếu kém của cơ quan và công chức hải quan về việc không có khả năng nhận biết các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan mà doanh nghiệp nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan là thật hay giả, chính xác hay không, cần:

- Tổ chức đào tạo cho một số công chức hải quancác kiến thức về phát hiện chứng từ giả, khả năng kiểm tra chứng từ thanh toán, xuất xứ hàng hóa.

- Trang bị máy móc, thiết bị phát hiện chứng từ giả.

3.3.2.5 Tăng cường công tác quản lý theo dõi nợ thuế xuất nhập khẩu, tổ chức cưỡng chế thuế, đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại

Để tăng cườngcông tác quản lý nợ thuế theo hướng giảm nợ thuế quá hạn, không còn nợ quá hạn, Hảiquan Lạng Sơn cần thực hiện các giải pháp sau:

- Giải quyết triệt để số nợ phát sinh trước khi thực hiện Luật quản lý thuế (rà soát xử lý dứt điểm số nợ thuộc thẩm quyền. Trình Tổng cục Hải quan và đề xuất các giải pháp xử lý những khoản nợ không thuộc thẩm quyền).

- Bố trí, sắp xếp, phân công cán bộ có năng lực, có trách nhiệm, đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Gắn trách nhiệm của công chức hải quan, Chi cục trưởng đối với số nợ của Chi cục trong việc khen thưởng, đề bạt.

- Triển khai thực hiện công tác thu nợ và cưỡng chế thuế phù hợp với Luật quản lý thuế.

- Kiện toàn tổ đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế tại cấp Cục và cấp Chi cục theo hướng chuyên môn hoá, chuyên sâu công việc.

- Xây dựng sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế áp dụng trong toàn Cục.

- Thực hiện trao đổi, kết nối thông tin với các cơ quan, tổ chức liên quan để cơ quan thuế có thể theo dõi được tình trạng tài sản của những tổ chức, cá nhânnộp thuế phục vụ tốt công tác thu nợ.

- Phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan pháp luật tại địa phương để thu hồi nợ;

- Tăng cường việc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng các doanh nghiệp nợ thuế.

- Đề nghị thành lập Đội quản lý thuế tại các Chi cục Hải quan trực thuộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)