3.4.3.1 Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở Khu kinh tế cửa khẩu và các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Về cơ sở vật chất hạ tầng cửa khẩu, cần đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn tăng cường chỉ đạo các ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thiện các hạng mục trong khu vực cửa khẩu, đặc biệt khu vực làm thủ tục hải quan, hệ thống kho, bãi đỗ xe, địa điểm và tập kết, kiểm tra hàng hóa XNK tại biên giới cửa khẩu, địa điểm kiểm tra tập trung… để nâng cao năng lực thông quan hàng hóa và đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đạt hiệu quả cao.
3.4.3.2 Chỉ đạo công tác phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng liên ngành
- Xây dựng Quy chế phối hợp giữa các cơ quan Hải quan, Công an, Biên Phòng, Thuế, Ngân hàng, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý Doanh nghiệp. Tăng cường công tác trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước để để kiểm tra giám sát, quản lý đối tượng nộp thuế XNK.
- Qua công tác phối hợp, kịp thời phát hiện và xửlý các đối tượng nộp thuế vi phạm pháp luật hải quan và các pháp luật khác có liên quan đến hoạt động XNK.
Kết luận chương 3
Chương này đã trình bày được những quan điểm và định hướng, xu hướng trong thực hiện chống thất thu thuế xuất nhập khẩu qua biên giới. Dựa trên những quan điểm và định hướng đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp cụ thể trong thực hiện chống thất thu thuế xuất nhập khẩu cho Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn, đồng thời có những kiến nghị lên cấp trên trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
KẾT LUẬN
Sự lớn mạnh của ngành Hải quan hôm nay là nỗ lực xây dựng vun đắp của các thế hệ cán bộ, công chức Hải quan qua 70 năm xây dựng và phát triển, qua hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đến thời kỳ đổi mới phát triển kinh tế và mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế ngày nay. Dù ở giai đoạn phát triển lịch sử nào, Hải quan Việt Nam đều đóng vai trò quan trọng là lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh nhằm khẳng định, bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh kinh tế, chính trị, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hội nhậpphát triển kinh tế và quan hệ đối ngoại của đất nước.
Với kết quả thu được rất đáng khích lệ như thủ tục hải quan đơn giản, rõ ràng hơn, dễ thực hiện hơn, rút ngắn thời gian thông quanhơn nhờ đó đã tạo thuận lợi đáng kể cho giao lưu hàng hoá xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch, góp phần đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Với nhiệm vụ chính trị được giao, những năm qua Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều nỗ lực trong quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đồng thời cũng đãđạt được những kết quảđáng khích lệ. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là giai đoạn kinh tếđang có những bước chuyển đổi, phát triển nhanh chóng cần phải có sự đánh giá đúng đắn, đúng mức về sự cần thiết phải tăng cường quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhằm nâng cao vị thế của mình, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Từ thực tiễn công tác tại Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn, đồng thời học tập về quản lý kinh tế, tôi đã lựa chọn đề tài và thực hiện hoàn thành luận văn này. Qua đó, luận văn đã thực hiện được một số những nội dung cơ bản nhằm giải quyết những mục tiêu chính mà đềtài đã đặt ra. Cụ thể là:
Hệ thống hóa lại những lý luận và quy định của ngành Hải quan về thuế xuất nhập khẩu, tổ chức quản lý thu và chống thất thu khoản thuế này.
Phân tích và đánh giá được thực trạng triển khai thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2012-2016 với những số liệu thống kê có nguồn gốc rõ ràng, đủ độ tin cậy. Đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến việc thất thu thuếở tỉnh Lạng Sơn.
Nội dung luận văn đã nêu được những định hướng để thực hiện những biện pháp tằng cường hoạt động quản lý Nhà nước nhằm tránh thất thu thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Do đề tài liên quan đến nhiều vấn đề về quy định trong ngành Hải quan, luật thuế, và những số liệu đa dạng, điều kiện nghiên cứu còn hạn chế về tài liệu cũng như thời gian, về phía tác giả khả năng, kinh nghiệm và tư duy khoa học còn nhiều hạn chế do đó kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quý thầy, cô, bạn bè đồng nghiệp đểđề tài thêm hoàn thiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Mai Thị Vân Anh, Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, luận án tiến sĩ, Học viện tài chính, 2015.
[2] Vũ Thị Anh, “Các giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bảo Yên, Lào Cai” Học viện Tài chính, 2012.
[3] Trương Hữu Bách, “Chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016.
[4] Bộ Tài chính, Quyết định số 15/2003/QĐ-BTC ngày 10 tháng 02 năm 2003. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Hà Nội, 2003.
[5] Bộ Tài chính, Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan, Hà Nội, 2010.
[6] Bộ Tài chính, Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, 2015.
[7] Bộ Tài chính, Thông tư số 22/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính Quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mai, 2014.
[8] Bộ Tài chính, Thông tư số 128/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, 2013.
[9] Bộ Tài chính, Thông tư số 196/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính Quy định về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, 2013.
[10] Bộ Tài chính, Thông tư số 45/2007/TT-BTC của Bộ Tài Chính Quy định về việc hưỡng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, 2007.
[11] Bộ Tài chính, Thông tư số 39/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính Quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, 2015.
[12] Bộ Tài chính, Thông tư số 205/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ Quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, 2010.
[13] Bộ Tài chính, Thông tư số 29/2012/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 205/20110/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ Quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, 2012.
[14] Chính phủ, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 Quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
[15] Chính phủnước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, Nghị định số 08/2015/NĐ- CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
[16] Chính phủnước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, Nghị định số 12/2015/NĐ- CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định về thuế;
[17] Chính phủnước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, Nghị định số 87/2010/NĐ- CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
[18] Chính phủnước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, Nghị định số 83/2013/NĐ- CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế;
[19] Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 187/2013/NĐ- CP ngày 20/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
[20] Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;
[21] Chính phủnước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, Nghị định số 26/2009/NĐ- CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế
tiêu thụ đặc biệt và Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
[22] Chính phủnước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, Nghị định số 67/2011/NĐ- CP ngày 08 tháng 08 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường và Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ- CP ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ;
[23] Chính phủnước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, Nghị định số 23/2007/NĐ- CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động có liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
[24] Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, Nghị định số 29/2008/NĐ- CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
[25] Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
[26] Phạm Chu, “Chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh cà phê: Nỗ lực bịt kẽ hở”báo điện tửĐắc Lak số ra thứ 2 ngày 16/3/2015.
[27] Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2012 đến 2016.
[28] Cục Hải quan tỉnh Lào Cai, Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2012 đến 2016.
[29] Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2012 đến 2016.
[30] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật đầu tư số 59/2005/QH11, NXB Tài chính, Hà Nội.
[31] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam (2006), Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, NXB Tài chính, Hà Nội.
[32] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13, NXB Tài chính, Hà Nội.
[33] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12, NXB Tài chính, Hà Nội.
[34] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12.
[35] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11.
[36] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, Luật sử đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13.
[37] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật thương mại số 36/2005/QH11.
[38] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, Luật Hải quan năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 45/2005/QH11. Luật Hải quan số 54/2014/QH13.
[39] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Hải quan số 54/2014/QH13.
[40] Biện Ngọc Toàn, “Chống thất thu thuế tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, 2016.
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các sắc thuếđược quy định thu cùng thuế nhập khẩu [16]
1.1 Thuế tiêu thụ đặc biệt
Theo quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TTĐB, nội dung cơ bản của thuếTTĐB áp dụng đối với hàng hóa NK hiện hành bao gồm:
1.1.1 Phạm vi áp dụng
a. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuếTTĐB ởkhâu NK là các hàng hoá sau đây:
Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; Rượu; Bia; Xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xy lanh trên 125cm3; Tàu bay, du thuyền; Xăng các loại, náp ta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng; Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; Bài lá; Vàng mã, hàng mã.
b. Đối tượng không chịu thuế
Theo qui định hiện hành, các trường hợp hàng hoá không thuộc diện chịu thuếTTĐB ở khâu NK bao gồm: Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu; Hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu; Hàng hoá NK từnước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chởngười dưới 24 chỗ.
1.1.2. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế TTĐB ở khâu NK là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB và thuế suất thuếTTĐB.
+ Đối với hàng NK, giá tính thuếTTĐB được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu (*)
Giá tính thuế NK được xác định theo các quy định của pháp luật thuế XK, thuế NK. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế NK thì giá tính thuế TTĐB không bao gồm số thuếNK được miễn, giảm.
+ Thuế suất: Biểu thuếTTĐB hiện hành có 11 mức thuế suất thuếTTĐB khác nhau từ 10%- 70% theo từng nhóm hàng hoá, dịch vụ, tuỳ thuộc vào mức độ cần điều tiết đối với hàng hoá, dịch vụđó.