Chính sách của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 82 - 85)

Trong suốt thời kỳ mở cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam cho tới nay, xuất nhập khẩu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế - xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Tại Đại hội XI (2011), Đảng ta xác định: “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế, đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực…”. Nội dung của hội nhập là mở cửa thị trường cho nhau, các nước phải giảm dần thuế quan và gỡ bỏ hàng rào phi thuế quan…, khi đó số lượng hàng của Việt Nam sẽ tăng lên nhưng hàng hóa của các nước cũng sẽ ồ ạt vào Việt Nam. Do đó có thể dự đoán với chính sách nhất quán mở cửa của Đảng và Nhà nước ta thì trong nhữngnăm tới, hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩusẽ không ngừng tăng lên và được xác định vẫn sẽ là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

3.2.2 Xu hướng về phát triển các yếu tố quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Xu hướng đó đã mở ra cho đất nước ta rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế. Bên cạnh những cơ hội thì cũng xuất hiện khá nhiều thách thức, đặc biệt là làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ nước ngoài trong thị trường trong nước. Do đó, trong giai đoạn hiện nay, một mặt Việt Nam phải tích cực cố gắng hội nhập kinh tế quốc tế, mặt khác phải có những biện pháp để góp phần phát huy ngày càng cao hơn những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực do tác động của tiến trình hội nhập này. Toàn cầu hóa sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh quyết liệt về thuế giữa các quốc gia, làm cho chính sách thuế mang đậm tính thông lệ quốc tế, phụ thuộc vào nhau một cách mạnh mẽ.

Các cam kết trong hội nhập đều đi theo hướng là cắt giảm thuế quan từng bước và đến thời điểm cuối cùng là áp dụng mức thuế 0% trong khu vực cam kết. Do đó, chính sách thuế sẽđược hoàn thiện theo hướng:

- Xóa bỏ dần hàng rào phi thuế quan;

- Giảm mức bảo hộ về thuế ( từng bước cắt giảm thuế theo đúng lộ trình) để tự do hóa thương mại.

- Không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài;

Thực tế các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn quá non trẻ so với các doanh nghiệp nước ngoài. Việc hoàn thiện chính sách thuế theo hướng trên buộc các doanh nghiệp trong nước phải gia tăng sức cạnh tranh, vai trò bảo hộ của chính sách thuế sẽ không còn. Mặt khác, trong cơ cấu thu NSNN của ta tỉ trọng thuế NK còn khá lớn, việc cắt giảm thuế quan và tiến tới thời điểm áp dụng mức thuế suất 0% sẽ tác động rất lớn đến nguồn thu cho ngân sách. Thực tế là thuế NK hàng hóa liên tục giảm mạnh theo cam kết hội nhập quốc tế và khu vực, vai trò huy động nguồn lực cho NSNN của thuế NK sẽ không còn phát huy tác dụng. Cam kết trong AFTA, BTA buộc Việt Nam phải thực hiện giá hàng hóa theo hợp đồng thương mại (GATT) do đó vai trò bảo hộ sản xuất trong nước của thuế NK thông qua cơ chế giá sẽ không còn nữa.

nhập của hàng hóa từ nước ngoài, điều chỉnh hoạt động ngoại thương theo hướng có lợi nhất cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên từ khi gia nhập ASEAN, thực hiện CEPT/AFTA, Việt Nam đã từng bước phải loại bỏ hàng rào phi thuế quan. Hội nhập kinh tế cũng đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường để hàng hóa dịch vụ và đầu tư nước ngoài dễ dàng tham nhập vào thị trường nội địa. Sự gia tăng mạnh mẽ của các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu, sự gian lận thuế ngày càng tinh vi, những dự báo về sự sụt giảm số thu thuế đã làm gia tăng hoạt động quản lý của hải quan và tăng tính phức tạp của nó. Khó khăn lớn là làm sao đáp ứng được yêu cầu của hệ thống thuế phù hợp với các qui định của WTO và các tổ chức thương mại khác mà Việt Nam đã tham gia ký kết nhưng vẫn đảm bảo được sự ổn định về kinh tế đất nước, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Để thích nghi với xu hướng toàn cầu hóa, hải quan các nước đều phải cải cách theo xu hướng hiện đại hóa, toàn cầu hóa và minh bạch hóa.

Đặc trưng của xu hướng hiện đại hóa là áp dụng điện tử trong nghiệp vụ hải quan. Điện tử hóa tiến tới tựđộng hóa hoạt động hải quan là xu hướng đã xuất hiện ở nhiều nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo…Tuy nhiên, để điện tử hóa hoạt động hải quan cần rất nhiều điều kiện mà nếu không được chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng sẽ tiềm ẩn nguy cơ thất bại hoặc không hiệu quả. Những điều kiện cho hải quan điện tử không những là môi trường mạng hiệu quả cao, mà còn phải có các phần mềm hữu hiệu và một quá trình phổ cập tin học cho cả nhân viên hải quan mà còn cảcác đối tác liên quan đến hải quan.

Xu hướng cải cách thứhai là đơn giản thủ tục và minh bạch thông tin, nhất là thông tin vềquy định pháp lý liên quan đến thủ tục hải quan để các chủ hàng XNK tự giác tuân thủ. Do đó hoạt động kiểm soát của hải quan phải định hướng chính vào khuyến khích tuân thủ tự giác chứ không phải trực tiếp kiểm soát. Trong bối cảnh đó QLRR là một công cụ đắc lực để hải quan thích nghi với quản lý sự tuân thủ và giảm chi phí hải quan.

Xu hướng thứ ba là tiếp tục hài hòa thủ tục hải quan giữa các nước có quan hệ ngoại thương thường xuyên và ở quy mô lớn với nhau, Sự hài hòa thủ tục hải quan sẽ phát triển ở cấp độ các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương hơn là các thỏa thuận song

phương, trong đó WTO và WCO có vai trò thúc đẩy và đưa ra các tiêu chuẩn làm căn cứ hài hòa.

Xu hướng thứ tư là mở rộng kiểm soát hải quan ra ngoài biên giới quốc gia thông qua các sự hợp tác hải quan giữa các nước cũng như thông qua phương thức hài hòa tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, hợp tác chống tội phạm quốc tếvà hình thành cơ sở dữ liệu chung. Tất nhiên đây là xu hướng khó khăn nhất nhưng các biểu hiện của nó đã đủ cho thấy là sẽ tiến triển trong tương lai.

Do đó, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cùng với ngành Hải quan cần xác định nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới chính là nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu, xem thuế nhập khẩu phải là công cụ chủ yếu để điều tiết và quản lý vĩ mô của đất nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, huy động đầy đủ cho ngân sách nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)