Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh bảo long (Trang 26 - 31)

1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình

xuất kinh doanh

Bên cạnh các chỉ tiêu hiệu quả tổng quát phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh doanh của tồn bộ q trình sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tư liệu sản xuất, nguyên, nhiên vật liệu, lao động...và tất nhiên bao hàm cả tác động của yếu tố quản trị đến việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố trên) thì người ta cịn dùng các chỉ tiêu bộ phận để phân tích hiệu quả kinh doanh của từng mặt hoạt động, từng yếu tố sản xuất cụ thể.

Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận đảm nhiệm hai chức năng cơ bản sau:

+ Phân tích có tính chất bổ sung cho chỉ tiêu tổng hợp để trong một số trường hợp kiểm tra và khẳng định rõ hơn kết luận được rút ra từ các chỉ tiêu tổng hợp.

+ Phân tích hiệu quả từng mặt hoạt động, hiệu quả sử dụng từng yếu tố sản xuất nhằm tìm biện pháp làm tối đa chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp. Đây là chức năng chủ yếu của hệ thống chỉ tiêu này.

Mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp và chỉ tiêu hiệu quả kinh tế bộ phận không phải là mối quan hệ cùng chiều, trong lúc chỉ tiêu tổng hợp tăng lên thì có thể có những chỉ tiêu bộ phận tăng lên và cũng có thể có chỉ tiêu bộ phận khơng đổi hoặc giảm.Vì vậy, cần chú ý là:

+ Chỉ có chỉ tiêu tổng hợp đánh giá được hiệu quả toàn diện và đại diện cho hiệu quả kinh doanh, cịn các chỉ tiêu bộ phận khơng đảm nhiệm được chức năng đó.

+ Các chỉ tiêu bộ phận phản ánh hiệu quả kinh tế của từng mặt hoạt động (bộ phận) nên thường được sử dụng trong thống kê, phân tích cụ thể chính xác mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, từng mặt hoạt động, từng bộ phận công tác đến hiệu quả kinh tế tổng hợp.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh rất đa dạng và phong phú, có thể đáp ứng các yêu cầu khác nhau của người nghiên cứu. Nhưng trong phạm vi giới hạn nhất định, với điều kiện cụ thể cho phép, phải lựa chọn các chỉ tiêu chủ yếu để thoả mãn mục đích nghiên cứu với chi phí thấp nhất.

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanhbộ phận thích hợp sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, thương mại và dịch vụ gồm:

a. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vốn cố định

Vốn là một trong những điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp được thành lập, tồn tại và phát triển. Vốn là giá trị được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được sử dụng đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng mục đích sinh lời. Vốn bao hàm cả tài sản vơ hình và tài sản hữu hình,vốn đồng thời cũng là tài sản lưu động và tài sản cố định, theo nghĩa đó vốn cũng bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay. Tuy nhiên cũng cần phân biệt những tài sản chưa đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì chỉ được xem là vốn tiềm năng, vốn có thể huy động được chứ chưa phải là vốn kinh doanh. Mặt khác vốn đã đầu tư vào kinh doanh nhưng không hoạt động, lưu chuyển được trong quá trình kinh doanh thì được gọi là vốn “chết”, như vốn bị chiếm dụng, đầu tư vào tài sản khơng sử dụng được, hàng hố bị tồn kho... Những điều này phản ánh sự yếu kém trọng quản lý vốn. Những đồng vốn này không những khơng sinh lợi cho doanh nghiệp mà cịn tăng thêm chi phí như chi phí nhân cơng theo dõi, sửa chữa máy móc... làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói việc quản lý sử dụng vốn có hiệu quả chính là nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn phải lấy chuẩn so sánh giá trị bình quân đạt được của ngành. Trong trường hợp doanh nghiệp mang tính đặc thù, các biệt hoặc chưa có số liệu thống kê của ngành có thể so sánh với những doanh nghiệp cùng dạng hay lãi suất ngân hàng tại thời điểm phân tích. Nếu tỷ suất lợi nhuận trên

vốn của doanh nghiệp lớn hơn hoặc bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân của ngành, các doanh nghiệp cùng loại thì doanh nghiệp được coi là sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại.

Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất q trình sử dụng các loại vốn. Đó chính là sự tối thiểu hố số vốn cần sử dụng và tối đa hoá kết quả hay khối lượng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong một giới hạn về nguồn nhân tài vật lực, phù hợp với hiệu quả kinh tế nói chung.

Cơng thức tính hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vốn cố định:

Sức sinh lời của vốn (tài sản) cố định =

Lợi nhuận trong kỳ

(1.7) Tài sản cố định bình quân trong kỳ

Tổng giá trị tài sản cố định được hiểu là đã trừ đi phần hao mịn tài sản cố định tích lũy đến thời điểm lập báo cáo. Ngồi ra, trong những điều kiện nhất định cịn có thể được cộng thêm những chi phí xây dựng dở dang. Chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản cố định biểu hiện một đồng tài sản cố định trong kỳ sản xuất ra bình quân bao nhiều đồng lãi, thể hiện trình độ sử dụng tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lợi của tài sản cố định.

Sức sản xuất của vốn

cố định =

Tổng doanh thu trong kỳ

(1.8) Vốn cố định bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu, doanh nghiệp cần phải sử dụng bao nhiêu đồng vốn cố định. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn cố định có thể thấy các nguyên nhân của việc sử dụng vốn cố định khơng có hiệu quả thường là đầu tư tài sản cố định quá mức cần thiết, tài sản cố định không sử dụng chiếm tỉ trọng lớn, sử dụng tài sản cố định với công suất thấp hơn mức cho phép.

b. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động Sức sinh lời của vốn

lưu động =

Lợi nhuận trong kỳ

(1.9) Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trong kỳ. Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được phản ánh gián tiếp qua số vòng

luân chuyển vốn lưu động trong năm hoặc số ngày bình qn một vịng ln chuyển vốn lưu động trong năm.

Số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm =

Tổng doanh thu

(1.10) Vốn lưu động bình quân

Thời gianbình qn một vịng ln chuyển vốn lưu động trong năm:

Thời gian bình qn một vịng ln chuyển vốn lưu

động trong năm =

365

(1.11) Số vòng luân chuyển vốn lưu động

trong năm

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tỷ lệ thuận với số vòng quay vốn lưu động. Số vòng quay vốn lưu động cao sẽ có thể đưa tới hiệu quả sử dụng vốn cao.

Trong các công thức trên, vốn lưu động bình quân là số trung bình của giá trị vốn lưu động ở thời điểm đầu kỳ và ở thời điểm cuối kỳ.

c. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận trên

vốn chủ sở hữu

(ROE) =

Lợi nhuận ròng

(1.12) Tổng vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu càng hiệu quả. Ngược lại chỉ tiêu này thấp thì doanh nghiệp cần xem xét các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

d. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các khoản chi phí

Thơng thường, các doanh nghiệp muốn có được kết qủa sản xuất kinh doanh thì phải chi ra một khoản chi phí hay nói cách khác, khi bỏ chi phí ra người ta mong thu được một số kết quả nào đó. Điều đó cũng có nghĩa là, các chỉ tiêu chi phí ln có quan hệ với các chỉ tiêu kết quả (qua đó hình thành các chỉ tiêu hiệu quả)- tuy nhiên có mối quan hệ trực tiếp và chặt chẽ, có những mối quan hệ gián tiếp và khơng chặt chẽ. Chi phí là các khoản chi mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ kinh doanh để mang lại doanh thu và các lợi ích khác. Chi phí phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và ngành nghề. Khi phân tích hiệu quả kinh doanh thơng qua chi phí ta thường xem xét các chỉ

tiêu sau:

Tỷ suất giá vốn hàng bán

trên doanh thu thuần =100% x

Trị giá vốn hàng bán

(1.13) Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần thu được thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng trị giá vốn hàng bán. Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.

Tỷ suất chi phí bán hàng

trên doanh thu thuần =100% x

Chi phí bán hàng

(1.14) Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần thu được thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí bán hàng và như vậy hiệu quả kinh doanh càng cao.

Tỷ suất chi phí QLDN trên

doanh thu thuần =100% x

Chi phí QLDN

(1.15) Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần thu được thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí cho quản lý doanh nghiệp. Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý có hiệu quả các khoản chi phí này càng cao và ngược lại.

e. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động

Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất, góp phần quan trọng trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lương.

Trước hết có năng suất lao động bình qn trong kỳ xác định theo cơng thức:

Năng suất lao động bình quân trong kỳ =

Tổng doanh thu trong kỳ

(1.16) Tổng số lao động bình quân trong kỳ

Năng suất lao động bình quân trong kỳ chịu ảnh hưởng rất lớn của việc sử dụng thời gian lao động trong kỳ: số ngày bình quân làm việc trong năm, số giờ bình quân làm việc mỗi ngày của lao động trong doanh nghiệp và năng suất lao động bình quân mỗi giờ.

kinh doanh càng cao.

Bên cạnh chỉ tiêu năng suất lao động, chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của một lao động cũng thường được sử dụng. Mức sinh lời bình quân của một lao động cho biết mỗi lao động được sử dụng trong doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định. Chỉtiêu này có thể được xác định theo cơng thức:

Lợi nhuận bình quân trên một lao động trong kỳ =

Lợi nhuận trong kỳ

(1.17) Tổng số lao động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả kinh doanh càng cao và ngượclại.

f. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ở từng bộ phận bên trong doanh nghiệp

Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động ở từng bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh tính hiệu quả của hoạt động chung cũng như từng mặt hoạt động kinh tế diễn ra ở từng bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp. Đó có thể là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư đổi mới công nghệ hoặc trang thiết bị lại ở phạm vi toàn doanh nghiệp hoặc từng bộ phận bên trong doanh nghiệp; hiệu quả ở từng bộ phận quản trị và thực hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hiệu quả của từng quyết định sản xuất kinh doanh và thực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp;... Tùy theo từng hoạt động cụ thể có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu và tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động thích hợp.Về nguyên tắc, đốivới hiệu quả của từng bộ phận công tác bên trong doanh nghiệp (từng phân xưởng, từng ngành, từng tổ sản xuất, ...) có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tương tự như hệ thống chỉ tiêu đã xác định cho phạm vi toàn doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh bảo long (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)