Phân tích nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh bảo long (Trang 50 - 57)

2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Bảo Long từ năm 2014 đến

2.2.2. Phân tích nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của

trình sản xuất kinh doanh

2.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

Sử dụng hiệu quả nguồn vốn luôn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Để đánh giá được mức độ sử dụng nguồn vốn có thể dùng các chỉ tiêu sau:

Vốn chủ sở hữu tăng dần qua 03 năm nhưng sức sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm mạnh. So với năm 2014, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu của năm 2015 chỉ bằng 1/7 lần, sự suy giảm mạnh này là do lượng vốn chủ sở hữu tăng nhưng lợi nhuận ròng lại giảm. Sang năm 2015, chỉ số này có tăng nhưng vẫn cịn ở mức rất thấp. Tuy vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn của Công ty, nhưng chỉ tiêu này vẫn ở mức thấp hơn so với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực kinh doanh.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng giảm mạnh. Nếu năm 2014, 1 đồng vốn cố định thu được 0.49 đồng lợi nhuận thì năm 2015 giảm chỉ cịn 0.1 đồng, năm 2016 tăng lên 0.2 đồng. Chỉ tiêu suất hao phí tài sản cố định cũng thể hiện sự suy giảm tương tự. Tuy nhiên, chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản cố định lại tăng mạnh trong năm 2015, năm 2016 có giảm nhưng vẫn ở mức cao so với năm 2014. Nguyên nhân gia tăng của chỉ tiêu này là do doanh thu tăng cao mặc dù lợi nhuận giảm.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng suy giảm cùng với sự suy giảm của hiệu quả sử dụng vốn cố định. Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn lưu động giảm mạnh nhưng cũng có

dấu hiệu khả quan hơn khi tăng nhẹ trong năm 2016 so với năm 2015. Chỉ tiêu thời gian bình qn của 01 vịng ln chuyển vốn lưu động bình quân năm tăng cao. Con số 111.7 của chỉ tiêu này trong năm 2014 đã quá cao, nhưng năm 2015 và 2016 còn tiếp tục tăng mạnh. Đây là những chỉ tiêu cần sự lưu ý đặc biệt của Công ty trong thời gian tới để áp dụng các biện pháp cải thiện tình hình.

Bảng 2.6. Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, vốn

Đơn vị tính:100 VNĐ

STT Ch tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Chênh lch 2014 – 2015 Chênh lch 2015 – 2016 Tuyệt đối T l (%) Tuyệt đối T l (%)

1 Doanh thu thuần 1.914.456.687 2.283.062.835 1.594.590.288 368.606.148 19,25 -688.472.547 -30,16

2 Lợi nhuận sau thuế 43.690.556 7.933.554 14.666.799 -35.757.002 -81,84 6.733.245 84,87

3 Tài sản cốđịnh bình quân 89.207.139 82.351.687 75.100.394 -6.855.452 -0,08 -7.251.293 -0,09 4 Vốn lưu động bình quân 585.891.526 863.159.152 893.935.459 277.267.626 0,47 30.776.307 0,04 5 Vốn chủ sở hữu 61.030.743 82.233.138 86.945.265 21.202.395 34,74 4.712.128 5,73 6 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH = (2)/(5) 0,72 0,10 0,17 -0,62 -86,52 0,07 74,85 7 Sức sinh lời của vốn (tài sản) cốđịnh = (2)/(3) 0,49 0,10 0,20 -0,39 -0,80 0,10 1,03

STT Ch tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lch 2014 – 2015 Chênh lch 2015 – 2016 Tuyệt đối T l (%) Tuyệt đối T l (%) 8 Suất hao phí tài sản cố định = (3)/(2) 2,04 10,38 5,12 8,34 4,08 -5,26 -0,51 9 Sức sản xuất của vốn cố định = (1)/(3) 43,82 287,77 108,72 243,95 556,74 -179,05 -62,22 10 Sức sinh lời của vốn lưu động = (2)/(4) 0,07 0,01 0,02 -0,07 -0,88 0,01 0,79 11 Số vòng luân chuyển vốn lưu động = (1)/(4) 3,27 2,65 1,78 -0,62 -0,19 -0,86 -0,33 12 Thời gian 01 vòng luân chuyển VLĐ = 365/(11) 111,70 138,00 204,62 26,29 0,24 66,63 0,48

2.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sử dụng chi phí

Để tiến hành sản xuất kinh doanh bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí hợp lý và có hiệu quả mới mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bảng sau phân tích mức độ sử dụng các khoản chi phí của doanh nghiệp:

Năm 2016 là một năm khó khăn đối với Công ty. Doanh thu thuần giảm 688.472.547 đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 30,2%. Chỉ tiêu giá vốn hàng bán giảm 572.618.771 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 28%. Tuy nhiên tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần năm 2016 lại tăng so với năm 2015 là 3,1% và cũng cao hơn so với năm 2014, trong năm 2014, để có được 100 đồng doanh thu thì phải bảo ra 91,12 đồng giá vốn hàng bán, năm 2015 giảm đi chỉ cần là 89,63 đồng giá vốn, năm 2016 cứ 100 đồng doanh thu phải bỏ ra đến 92,42 đồng giá vốn, như vậy Công ty đã không tiết kiệm được giá vốn hàng bán. Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần giảm dần qua các năm, nếu năm 2014 cứ 100 đồng doanh thu thuần cầnbỏ ra 5,33 đồng chi phí bán hàng, sang năm 2015 cứ 100 đồng doanh thu thuần chỉ cần bỏ ra 4,96 đồng chi phí và đến năm 2016 chỉ phải bỏ ra 3,09 đồng, chứng tỏ rằng Công ty đã áp dụng tốt các biện pháp giảm chi phí bán hàng. Tuy giảm được chi phí bán hàng nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng nhanh trong năm 2016. Trong năm 2014, cứ 100 đồng doanh thu thì cần 2,92 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, sang năm 2015 thì giảm đi 0,28 đồng, tương đương với tỷ lệ chi phí quản lý giảm là 9,71%, Năm 2015 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì cần 2,63 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, nhưng năm 2016 để có 100 đồng doanh thu thuần cần tới 3,76 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều này phản ánh một thực tế về bộ máy quản lý cồng kềnh của Công ty.

Bảng 2.7 Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng các khoản chi phí

Đơn vị tính: 100VNĐ

STT Ch tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Chênh lch 2014-2015

Chênh lch 2015-2016

Tuyệt đối Tỷ lệ Tuyệt đối Tỷ lệ 1 Doanh thu thuần 1.914.456.687 2.283.062.835 1.594.590.288 368.606.148 19,25 -688.472.547 -30,20 2 Giá vốn hàng bán 1.744.543.147 2.046.371.638 1.473.752.867 301.828.491 17,30 -572.618.771 -28,00 3 Chi phí bán hàng 102.126.132 113.331.819 49.233.843 11.205.687 10,97 -64.097.976 -56,60 4 Chi phí quản lý 55.837.974 60.121.748 60.000.610 4.283.774 7,67 -121.138 -0,20

5

Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần

(%) = (2)/(1) 91,12 89,63 92,42 -1,49 -1,64 2,79 3,10

6

Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần

(%) = (3)/(1) 5,33 4,96 3,09 -0,37 -6,94 -1,88 -37,80

7

Tỷ suất chi phí QLDN trên doanh thu thuần

(%) = (4)/(1) 2,92 2,63 3,76 -0,28 -9,71 1,13 42,90

2.2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động

Hiệu quả sử dụng lao động được phản ánh qua bảng thống kê sau:

Bảng 2.8. Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng lao động

Đơn vị tính:100 VNĐ

STT Ch tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Chênh lch Chênh lch 2015-2016 Tuyt đối T l (%) Tuyệt đối T l (%) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.914.137.824 2.283.023.937 1.594.135.624 368.606.148 19,25 -688.472.547 -30,2 2 Lợi nhuận sau thuế 43.690.556 7.933.554 14.666.799 -35.757.002 -81,84 6.733.245 84,87

3 Sốlao động 397 480 55 83 20,91 76 15,83

4 Năng suất lao động

BQ trong kỳ 4.821.505,85 4.756.299,87 2.867.150,40 -65.205,99 -1,35 -1.889.149,47 -39,72 5 Lợi nhuận BQ trên

lao động trong năm 110.051,78 16.528,24 26.379,13 -93.523,54 -84.98 9.850,90 59,60

Lao động là nguồn lực sống quý giá đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy việc sử dụng lao động có hiệu quả trực tiếp làm tăng hiệu quả kinh doanh. Sử dụng chỉ tiêu năng suất lao động và mức sinh lời của lao động để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Trong năm 2015 và 2016, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty giảm nhưng số lao động lại tăng lên dẫn tới năng suất lao động giảm. Lợi nhuận bình quân trên một lao động năm cũng giảm. Năm 2014, một lao động làm ra 110.051.780 đồng, nhưng năm 2015 giảm chỉ còn 16.528.240 đồng, năm 2016 tăng lên là 26.379.130 đồng. Điều này phản ánh những bất cập trong khâu quản trị nhân sự của Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh bảo long (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)