Sự ổn định kinh tế vĩ mô là rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp.Thực tế tình hình lạm phát những năm 2014, 2015 đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, nhà nước cần có những giải pháp linh động hơn nữa để dự báo trước và ứng phó với tình trạng này.
nước ở các cơ quan như hải quan, thuế cần công khai các thủ tục, giấy tờ một cách rộng rãi dễ hiểu để doanh nghiệp có thể cập nhật và làm đúng, đấu tranh chống tình trạng không hợp tác, gây phiền hà. Ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật hiện đại vào công tác quản lý, tránh làm mất thời gian khi tiếp xúc tác nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Giải quyết kịp thời các vướng mắc, kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp. Tổ chức đào tạo cập nhật thông tin cho doanh nghiệp cũng như gặp gỡ, tiếp xúc với doanh nghiệp.
Nhà nước cần tạo hạn mức hợp lý với khả năng của các doanh nghiệp trong một số mặt hàng đặc biệt như hoá chất, tiền chất thuốc nổ....nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tự do hoạt động kinh doanh trong một khuôn khổ thích hợp để phục vụ phát triển kinh tế đất nước cũng như tăng lợi nhuận tối ưu cho các doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo nghề tại chỗ gắn với tạo việc làm, được hỗ trợ các chínhsách theo quy định; tăng cường cung cấp thông tin về khoa học công nghệ cho doanh nghiệp; khuyến khích hoạt động sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản xuất kinh doanh. Các cấp, ngành chức năng hướng dẫn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp xúc với Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh để được tiếp cận vốn vay với mức lãi suất phù hợp.
Kết luận Chương 3
Từ thực trạng hiệu quả kinh doanhtại Công ty TNHH Bảo Long, kết hợp với cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh, chương 3 của Luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanhtại Công ty bao gồm các giải pháp về tăng doanh thu và các giải pháp về giảm chi phí.
Trên cơ sở đó, phân tích tìm ra những mặt tiêu cực đưa ra biện pháp ngăn chặn và hạn chế, những mặt tích cực thì tăng cường phát huy nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tại Công ty.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Bảo Long nói riêng trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Từ thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bảo Long" làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Đề tài đã hoàn thành được mục tiêu đề ra:
- Hệ thống hóa lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Côngty TNHH Bảo Long. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bảo Long trong thời gian tới.
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ những phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Bảo Long, làm rõ ưu nhược điểm và nguyên nhân của tình hình, luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể để nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Nền kinh tế đất nước đang phát triển nhanh chóng. Trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế đó có sự đóng góp hết sức to lớn của các công ty, tập đoàn kinh tế lớn trong đó không thể thiếu vai trò của các công ty, Tập đoàn kinh tế tư nhân.
Công ty TNHH Bảo Long là Công ty đã có những thay đổi lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại lợi nhuận đáng kể. Tuy vậy, trên một số mặt hoạt động hiệu quả mang lại chưa cao, khó cạnh tranh được với các công ty tư nhân và công ty nước ngoài khác cùng lĩnh vực kinh doanh. Để tiếp tục phát triển, Công ty cần chú trọng tìm hiểu và thực thi tốt các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Xuất phát từ tình hình thực tế và trên cơ sở lý luận khoa học, luận văn đã tiến hành nghiên cứu và trình bày một cách toàn diện về hiệu quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh với các kết quả sau: khẳng định được vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp, đó là cơ sở để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì lợi ích của mình cũng như của nền kinh tế trong môi trường cạnh tranh. Luận văn đã vận dụng các cơ sở lý luận, các kiến thức khoa học về hiệu quả kinh doanh để trình bày nội dung đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty và từ đó làm cơ sở để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và những kiến nghị với Nhà nước, với Công ty TNHH Bảo Long nhằm đảm bảo việc thực thi các giải pháp.
Do trình độ thời gian có hạn, những giải pháp nêu ra có thể chưa toàn diện, chưa thấy hết các khía cạnh của vấn đề và luận văn không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Nhưng tác giả tin tưởng rằng nếu các giải pháp đó được thực hiện sẽ góp phần giúp cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bảo Long được nâng cao hơn. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thành với chất lượng tốt hơn. Xin trân trọng cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu in
1. Sách
[1]. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2006), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp,
NXB Thống kê
[2]. Phạm Vũ Luận (2001), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
[3]. Nguyễn Thị Nhiễu (2013), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Cộng sản, Số 10, tr.14
[4]. Nguyễn Minh Kiều (2007), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright
[5]. Nguyễn Xuân Phú (2009), Giáo trình Kinh tế xây dựng, Trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội [6]. Nguyễn Năng Phúc (2003), Phân tích kinh tế doanh nghiệp, NXB Tài chính
[7]. Tổng cục thống kê (2013), Niên giám thống kê năm 2013, NXB Thống kê
[8]. Nguyễn Bá Uân, Ngô Thị Thanh Vân (2006),Kinh tế thuỷ lợi, NXB Xây dựng, Hà Nội
B. Các nguồn tài liệu khác
[9]. Công ty TNHH Bảo Long (2010), Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phối hợp kinh doanh năm 2011 và chuẩn bị ký hợp đồng dài hạn giai đoạn 2010 - 2015.
[10]. Công ty TNHH Bảo Long (2014 - 2016), Báo cáo thường niên Công ty TNHH Bảo Long, Báo cáo tài chính
[11]. Tạp chí doanh nghiệp các năm 2013, 2014, 2015
[12]. Nguyễn Bá Uân (2010), Quản lý dự án nâng cao, Tập bài giảng dùng cho các lớp cao học, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội
[13]. Nguyễn Bá Uân (2015), Quản lý dự án đầu tư xây dựng nâng cao, Tập bài giảng dùng cho cao học, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội