Từ năm 2011 đến nay, nhiều tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề cụ thể về nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của tác giả, có một số công trình nghiên cứu sau:
a. Theo Đinh Tiến Vịnh (2011): “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội”. Luận văn nghiên cứu tổng quát những vấn đề liên quan đến hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà nội. Luận văn dựa trên những cơ sở, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hiệu quả SXKD, sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà nội nhằm chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại trong hiệu quả SXKD của Công ty. Đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà nội.
b. Theo Vũ Văn Ảnh (2014): “Hiệu quả kinh doanh tại Tập đoàn JOC” . Công ty Cổ phần Tập đoàn JOC Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực đa ngành khai thác, chếbiến, xuất khẩu, cung cấp phân phối độc quyền xe tải nặng KrAZ và KAMAZ trên toàn quốc, kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phụ tùng, đóng mới cải tạo phương tiện thủy, bộ các loại.. Ngoài việc hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đề tài được đặt ra để nghiên cứu đánh giá toàn diện thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn JOC Việt Nam từ khi thành lập đến nay, chú trọng các năm 2011 đến hết năm 2013. Qua đó kiến nghị, phương hướng và các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn JOC Việt Nam được tốt hơn và có thể làm mô hình áp dụng cho các
doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực.
c. Theo Ngô Hữu Kiên (2013) “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Bắc Ninh”. Đề tài đã hệ thống hóa lý luận của hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng. Đề tài cũng đã phản ánh và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Bắc Ninh. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Bắc Ninh trong những năm tới. Tuy nhiên, đề tài vẫn chỉ dừng lại ở việc đánh giá ở một ngân hàng nhỏ lẻ nên không thể áp dụng rộng rãi nghiên cứu vào ngành Ngân hàng.
Từ việc tìm hiểu trên cho thấy, chưa có công trình nghiên cứu nào về nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách hiệu quả để sản phẩm, dịch vụ của mình ngày càng có chất lượng, giá cả phù hợp hơn với khách hàng, tạo ra các ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, vấn đề mà luận văn nghiên cứu là nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, việc nghiên cứu mang tính cấp thiết và không bị trùng lắp.
Kết luận Chương 1
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội, doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Muốn vậy, doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện tiên quyết của bất kỳ doanhnghiệp nào.
Chương 1đã cung cấp những lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các hoạt động của doanh nghiệp, luận văn cũng đề cập đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng khi nói đến nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải xác định được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. Các lý thuyết cơ bản này làm cơ sở để phân tích trong chương sau, từ đó đánh giá, xác định đúng thực trạng của doanh nghiệp để có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt độngsản xuất kinh doanh. Đặc biệt, luận văn cũng giới thiệu những đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất linh kiện, máy móc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh; một số nghiên cứu gần đây về vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp trong nước, những phần này sẽ làm bài học kinh nghiệm có thể được áp dụng vào các chương tiếp theo.
Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chương 1 đã đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá như: nhóm chỉ tiêu tổng quát gồm sức sản xuất kinh doanh, sức sinh lợi, tỷ suất lợi nhuận; chỉ tiêu bọ phận bao gồm hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất.
Từ những tổng quan nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đây là cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Bảo Long.
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BẢO LONG