Quy trình dây chuyền sản xuất sản phẩm Đầu Trâu Ló t Thúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ sự NHẬN BIẾT của KHÁCH HÀNG đối với sản PHẨM PHÂN bón đầu TRÂU lót – THÚC của CÔNG TY cổ PHẦN BÌNH điền QUẢNG TRỊ min (Trang 53)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2. Quy trình dây chuyền sản xuất sản phẩm Đầu Trâu Ló t Thúc

(Nguồn: Công ty Cổphần BìnhĐiền Quảng Trị)

Sơ đồ2.2. Quá trình sản xuất NPK Đầu Trâu

NGUYÊN LIỆU: - SA/ URE

- DAP/ SUPE PHOTPHAT và KCL

1. NGHIỀN HẠT KHÔNG ĐÚNG KÍCH CỠ 2. PHỐI TRỘN 3. VÊ VIÊN, TẠO HẠT 4. SẤY 5. SÀNG 6. LÀM NGUỘI 7. ĐÓNG BAO THÀNH PHẨM

Một số nhà máy chỉ sản xuất phân NPK dạng trộn thô (chỉ phối trộn rồi đóng

bao). Sản xuất theo dây chuyền này chỉ có thể cho ra sản phẩm NPK dạng 3 màu.

Nhược điểm sản phẩm 3 màu là chậm tan, khó tan, hiệu suất cây trồng sử dụng thấp.

Các công đoạn chính trong công nghệsản xuất phân bón NPK Đầu Trâu được

chia thành 07 công đoạn chính là: nghiền nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu, vê viên tạo hạt, sấy, sàng, làm nguội và đóngbao sản phẩm.

Nguyên liệu được vận chuyển đến nạp vào máy nghiền. Nguyên liệu sau nghiền được băng tải vận chuyển nạp vào các bunke riêng biệt, được rót vào băng

tải phối liệu, qua cân định lượng, qua gầu tải và vào máy phối trộn.

(Nguồn: Công ty Cổphần BìnhĐiền Quảng Trị)

Hình 2.1: Bunke–chi tiết dây chuyền sản xuất phân bón

Sau quá trình trộn, phối liệu sẽ theo băng tải đến thiết bị tạo hạt. Ở đây liệu

được trộn đều, đồng thời phun nước dạng mù, tạo độ ẩm cho hỗn hợp phối liệu vê viên thành hạt NPK.

(Nguồn: Công ty Cổphần BìnhĐiền Quảng Trị)

Hình 2.2: Thiết bị tạo hạt

Các hạt NPK trên đĩa (hoặc thùng vê viên) sẽ được gạt dần xuống băng tải để đưa bán thành phẩm NPK từmáy vê viên sang máy sấy thùng quay.

Tại máy sấy thùng quay, NPK sẽ được sấy khô từ độ ẩm 4- 6% xuống còn 0,5- 1,5% nhằm tăng độbền cơ học của hạt và tạo độ ẩm tối ưu cho hạt.

(Nguồn: Công ty Cổphần BìnhĐiền Quảng Trị)

Hình 2.3: Máy sấy thùng quay

Sau khi sấy xong, NPK được băng tải chuyển đến sàng rung phân loại đểphân loại NPK theo cỡhạt. Phần hạt có kích thước tiêu chuẩn 2–5 mm sẽ được đưa sang

thiết bị làm nguội thùng quay, trở thành sản phẩm phân NPK. Phần hạt quá cỡ sẽ

qua máy nghiền búa, qua băng tải hồi lưu để trở lại quá trình vê viên tạo hạt. Phần hạt nhỏ hơn tiêu chuẩn sẽ rơi thẳng xuống băng tải thu hồi và cũng tuần hoàn lại

theo đường trên.

(Nguồn: Công ty Cổphần BìnhĐiền Quảng Trị)

Hình 2.4:Băng tải hồi lưu

Sau khi làm nguội, NPK đạt tiêu chuẩn theo băng tải chảy vào si lô chứa,

phía dưới si lô tiến hành cân đóng phân NPK thành phẩm.

(Nguồn: Công ty Cổphần BìnhĐiền Quảng Trị)

Hình 2.5:Máy đóng bao bì 2.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Đầu Trâu Lót- Thúc

Thị trường toàn Công ty

Sản phẩm Đầu Trâu Lót - Thúc được sản xuất theo tình hình nhu cầu thị trường, năm 2014 sản lượng sản phẩm Đầu Trâu Lót - Thúc chỉ đạt 5.263 tấn, chiếm 14,69% tổng sản lượng nhà máy. Đến năm 2015 sản lượng sản phẩm Đầu Trâu Lót -Thúc có tăng 3.305 tấn, nâng tỷtrọng sản phẩm Đầu Trâu Lót–Thúc lên 19,47%. Năm 2016 dòng sản phẩm Đầu Trâu Lót – Thúc tiếp tục tăng thêm 4.580 tấn nâng tổng sản lượng sản phẩm Đầu Trâu Lót – Thúc lên 13.148 tấn, chiếm tỷ

trọng 24,81% trong năm 2016.

Bảng2.4: Số lượng sản xuất và tiêu thụ dòng sản phẩm Đầu Trâu Lót- Thúc Năm Đầu Trâu LótTổng sản lượng sản phẩm-Thúc được

sản xuất (tấn) Tổng sản lượng NPK nhà máy (tấn) Tỷ trọng sản phẩm Đầu Trâu Lót- Thúc (%) 2014 5.263 36.000 14,69 2015 8.568 44.000 19,47 2016 13.148 53.000 24,81

(Nguồn: Công ty Cổphần BìnhĐiền Quảng Trị)

Nhìn tổng thể toàn công ty qua 3 năm phát triển, có thể thấy rằng tỷ trọng dòng sản phẩm Đầu Trâu Lót - Thúc đang tăng mạnh, từ 14,69% năm 2014, tăng lên 24,81% năm 2016, chứng minh được rằng dòng sản phẩm này ngày càng thể

hiện sự vượt trội vềmặt chất lượng, sựtiện dụng cho người tiêu dùng cũng như giá

trị thương hiệu sản phẩm Đầu Trâu Lót -Thúc đang tăng lên trong lòng khách hàng.

Thị trường Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là tỉnh có tổng diện tích gieo cấy Lúa hàng năm khá lớn, khoảng 52.870 ha (Đông xuân 27.911 ha, Hè Thu 24.959 ha). Do đó, lượng phân bón cho cây lúa ở tỉnh cũng khá cao. Cụ thể, năm 2014 tổng sản lượng phân bón NPK tiêu thụ tại tỉnh Thừa Thiên Huế là 2.125 tấn thì trong đó có đến 320 tấn là

phân bón Đầu Trâu Lót – Thúc, chiếm 15,06%. Năm 2015 lượng phân bón Đầu Trâu Lót – Thúc tăng lên 567 tấn, chiếm tỷtrọng 20,35% trong tổng số lượng phân NPK tiêu thụ tại địa bàn. Năm 2016, nhờthực hiện được nhiều chương trình quảng cáo và chính sách hấp dẫn nên người dân đã biết đến sản phẩm Đầu Trâu Lót –

Thúc nhiều hơn, do đó lượng phân bón Đầu Trâu Lót – Thúc đã tăng lên đáng kể,

tăng thêm 413 tấn so với năm 2015 đưa tỷtrọng sản phẩm Đầu Trâu Lót–Thúc tại tỉnh Thừa Thiên Huế tăng lên 27,5%.

Bảng2.5: Số lượng sản xuất và tiêu thụ dòng sản phẩm Đầu Trâu Lót- Thúc

Năm Sản lượng tiêu thụ sản phẩm Đầu Trâu Lót- Thúc tại tỉnh Thừa Thiên Huế (tấn) Tổng sản lượng NPK tiêu thụ tại

tỉnh Thừa Thiên Huế(tấn) Tỷ trọng sản phẩm Đầu Trâu Lót- Thúc tại tỉnh Thừa Thiên Huế (%) 2014 320 2.125 15,06 2015 567 2.786 20,35 2016 980 3.564 27,50

(Nguồn: Công ty Cổphần BìnhĐiền Quảng Trị)

Hệthống kênh phân phối sản phẩm Đầu Trâu Lót–Thúc của công ty Cổphần BìnhĐiền Quảng Trị được phân phối chủyếu qua một sốkênh chính sau:

- Nhà máy – Đại lý cấp 1 – Đại lý cấp 2 – Đại lý cấp 3/Hợp tác xã/Nông

trường– Người tiêu dùng

- Nhà máy– Đại lý cấp 1 – Đại lý cấp 2 -Người tiêu dùng - Nhà máy– Đại lý cấp 1 -Người tiêu dùng

Hoặc qua một sốkênh phụ như từ nhà máy phân phối trực tiếp cho các dựán

đầu tư nông nghiệp, hoặc phân phối trực tiếp về các hợp tác xã, nông trường để

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Sơ đồ2.3: Kênh phân phối sản phẩm Đầu Trâu Lót - Thúc 2.2.4. Thực trạng xây dựng thương hiệusản phẩm Đầu Trâu Lót –Thúc

Thương hiệu của một doanh nghiệp hay một tổ chức nào đó được nhận biết bởi cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức khác chủ yếu theo ba yếu tố: Triết lý kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động truyền thông thị giác. Thương hiệu Đầu Trâu Lót – Thúc của công ty Cổ phần Bình Điền Quảng Trị cũng không

nằm ngoài phạm vi đó.

2.2.4.1. Triết lý kinh doanh của công ty

Đối với một doanh nghiệp, việc truyền tải triết lý kinh doanh của mình tới

khách hàng và công chúng là một trong những việc được coi là quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất. Để làm được điều này doanh nghiệp phải thiết kế một loạt các

công cụ như: khẩu hiệu, phương châm kinh doanh, cách ngôn kinh doanh.

- Khẩu hiệu: nó phải là cam kết của doanh nghiệp đối với ngườitiêu dùng và

công chúng, đồng thời nó phải nói lên cái đặc thù trong sản phẩm, dịch vụ doanh

nghiệp.

Slogan của công ty: “Phân bón Đầu Trâu Bạn đồng hành của nhà nông” Nhà máy Bình Điền Quảng Trị Đại lý cấp 1 Hợp tác xã Nông trường Người tiêu dùng Đại lý cấp 2 Đại lý cấp 2 Đại lý cấp 2 Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 3 Các dựán : Các kênh phân phối chính : Các kênh phân phối phụ

Công ty cổ phần Bình Điền Quảng Trị với sản phẩm làm ra phục vụ cho nông

nghiệp. Vì vậy, bản chất về lợi ích của người công nhân và người nông dân là một,

sự nghiệp phát triển của Công ty phải lấy cái đích là phục vụ, đồng hành cùng với

nông dân, nông nghiệp, nông thôn làm kim chỉ nam cho các hoạt động của mình. Các hoạt động của Công ty cũng không nằm ngoài mục đích này.

- Phương châm kinh doanh: cũng với tinh thần marketing, phương châm

kinh doanh lấy yếu tố con người làm cơ sở cho mọi quyết định, đồng thời thường

xuyên cải tiến sản phẩm, thậm chí cả tư duy toàn bộ đội ngũ lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp.

- Cách ngôn và triết lý: lấy việc thỏa mãn nhu cầu mong muốn người tiêu dùng, củng cố mức sung túc cho cộng đồng và xã hội, tạo vị thế cạnh tranh cho

doanh nghiệp; lấy việc dành thắng lợi đó làm đặc trưng cho mọi hoạt động của

mình, thường xuyên tái tạo những giá trị mới. Mỗi thương hiệu đều phải phấn đấu

triết lý của mình thành hiện thực.

Sản phẩm phân bón là loại vật tư kỹ thuật, do đó để sử dụng có hiệu quả, người

sử dụng phải hiểu biết về nó. Để tạo được lợi nhuận hữu hình là vật chất nông sản cụ

thể, cần phải đem lại lợi nhuận vô hình là kiến thức khoa học cho bà con nông dân. Trên tinh thần đó, Công ty đã tìm mọi cách đưa các kiến thức về kỹ thuật nông

nghiệp: đất, phân, sinh lý cây trồng tới bà con nông dân. Sau khi nông dân nắm được

phần nào kiến thức, họ sẽ có những lựa chọn hợp lý, hiệu quả hơn trong việc sử dụng

các loại phân bón. Công ty đã kết hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiên cứu khoa học,

làm cầu nối giữa khoa học, trí thức với nông nghiệp, nông dân. Và trở thành một chất

keo kết dính khối liên minh Công–Nông– Thương –Trí.

Để tăng chu kỳ sống của sản phẩm, các sản phẩm của Công ty phải ngày càng

được bổ sung về hàm lượng kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm ngày một cải thiện

toàn diện, để người nông dân ngày càng có hiệu quả hơn khi sử dụng các sản phẩm

này: các loại phân bón chuyên dùng, các biện pháp ức chế quá trình tan của phân

bón, việc đưa các chất dinh dưỡng trung, vi lượng thích hợp vào phân bón chính là sự nâng cao về hàm lượng kỹ thuật cho các sản phẩm phân bón. Và đây cũng là

những tiền đề trong mục tiêu: Bón phân cân đối vì một nền nông nghiệp bền vững

và sạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Với phương châm Hợp tác – Phát triển sáng tạo - Hướng tới tương lai, Công

ty cổ phần phân bón Bình Điền luôn sẵn sàng liên kết, hợp tác với các ban ngành,

đoàn thể, các viện, trường, trung tâm, các nhà khoa học, các công ty, đơn vị, đại lý,

bạn hàng... cũng như mọi cá nhân trong và ngoài nước cho sự phát triển của tất cả

chúng ta

2.2.4.2. Hoạt động củacông ty

Hoạt động của một doanh nghiệp được phản ánh thông qua hàng loạt các động thái trong HĐKD, trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với người tiêu dùng và công chúng; cũng như xây dựng, quản lý và duy trì mối quan hệ

giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp như: môi trường làm việc, phương

tiện làm việc, phúc lợi đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp, xây dựng không khí, giáo dục truyền thống, đào tạo nâng cao

khả năng chuyên môn…

Công ty Cổ phần Bình Điền Quảng Trị là một công ty con của Công ty Cổ

phần phân bón BìnhĐiền, do vậy mọi hoạt động đều được tiến hành theo hoạt động

của công ty mẹ. Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty luôn đặt ra cho

mình trách nhiệm đối với xã hội, với cộng đồng. Công ty luôn quan tâm trong việc

hỗ trợ nâng cao trình độ canh tác cho bà con nông dân, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ bà con sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao nhất... Hằng năm, Công ty dành hàng chục tỷ đồng cho chương trình xóađói giảm nghèo, hỗ trợ nông dân, hỗ trợ bà con bị thiên tai, lũ lụt, hỗ trợ giáo dục và chính quyền địa phương như xây dựng trường

học, đóng góp quỹ học bổng học sinh, trẻ em nghèo và khuyết tật, hỗ trợ phong trào

đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương cho các gia đình chính sách, "mái ấm Bình Điền" cho bà con nghèo trong cả nước, hỗ trợ các buôn kết

nghĩa (đồng bào dân tộc) trong phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, ủng hộ thiên tai, lũ

lụt, phụng dưỡng suốt đời nhiều mẹ Việt Nam anh hùng...

Song song với những hoạt động thiết thực kể trên, Công ty còn tích cực thực

hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao do Đảng và Nhà nước đề ra như xây dựng đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An vững mạnh, đóng góp

nhiều cầu thủ giỏi cho đội tuyển quốc gia, tổ chức giải bóng chuyền nữ Quốc tế

tranh cúp "VTV–Bình Điền" góp phần vào sự phát triển bộ môn bóng chuyền VN,

tài trợ cho giải đua xe đạp, giải Golf gây quỹ học bổng "Tiếp sức đến trường", giải bóng đá, bóng chuyền nông dân trên toàn quốcvà nhiều giải thi đấu thể thao phong

trào khác...

Đối với đội ngũ CBCNV, lãnhđạo công ty luôn quan tâm đầu tư trang thiết bị,

máy móc, tạo dựng môi trường làm việc trong lành, thân thiện, khuyến khích tinh

thần học hỏi, cầu tiến và sẻ chia kinh nghiệm... giúp người lao động làm việc có

hiệu quả và nâng cao thu nhập.

Bên cạnh các chính sách về lương, thưởng hợp lý, các chính sách về đào tạo,

bảo hiểm, phúc lợi cao, Công đoàn, Đoàn Thanh niên cùng các cấp chính quyền còn

thường xuyên phát động các phong trào thể dục thể thao, văn nghệ... nhằm góp

phần nâng cao đời sống tinh thần cho CBCNV, nâng cao năng suất lao động và tinh thần thi đua sáng tạo, góp phần vào thành công của Công ty.

2.2.4.3. Hoạt động truyền thông thị giác

Nhận biết thương hiệu qua kênh truyền thông thị giác là qua toàn bộ hệ thống

tín hiệu hình ảnh mà khách hàng và công chúng có thể nhận biết về doanh nghiệp.

Trong các hình thức nhận biết, có thể nói đây là hình thức nhận biết phong phú

nhất, nó tác động đến cảm quan của con người, chính vì vậy sức tuyên truyền của

nó cụ thể và trực tiếp nhất. Nó là một hình thức nhận biết gây ấn tượng sâu, lâu bền

nhất, dễ đọng lại trong tâm trí và làm cho con người có những phán đoán tích cực để tự thỏa mãn mình thông qua các tín hiệu của doanh nghiệp mà biểu trưng (logo)

là tín hiệu trung tâm.

- Tên gọi: Đầu Trâu Lót–Thúc. Tên gọi gắn lền với công dụng sản phẩm phân bón của công ty, là dòng sản phẩm chuyên dùng cho cây Lúa, bón vào giai

đoạn Lót trước khi gieo, và bón Thúc đẻnhánh cho cây Lúa khi cây Lúa có 3 đến 4

lá thực. Đây là sản phẩm đã được nghiên cứu rất kỹ trên cây Lúa, hàm lượng dinh

dưỡng thích hợp cho hai giai đoạn bón phân đầu tiên cho cây Lúa, nên được gọi là phân chuyên dùng.

- Bao bì:được thiết kếvới tông màu nền chủ đạo là màu trắng, font chữmàu

xanh đậm. Tuy nhiên, tên sản phẩm được in với dòng chữ màu đỏ nổi bật ở mặt giữa bao bì, nằm gọn trong hình ảnh chiếc lá và nền màu xanh thân thiện với môi

trường và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Logo của công ty Cổphần BìnhĐiền được

đặt ởvịtrí nổi bật trên góc trái của bao bì. Dođó, khách hàng nhìn vào sản phẩm có thểnhận diện thương hiệu một cách rất dễdàng.

(Nguồn: Công ty Cổphần BìnhĐiền Quảng Trị)

Hình 2.6: Bao bì sản phẩm Đầu Trâu Lót- Thúc - Logo: Biểu tượng tổng thểlà hình vuông nền vàng, bao gồm:

+ Biểu tượng “Đầu Trâu” màu đen, hướng sang trái, vị trí ở trung tâm hình vuông nền vàng, nằm trong vòng tròn với hai sừng vươn cao;

+ Bao quanh phía dưới vòng tròn là tên công ty mẹ “CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN BÌNHĐIỀN”;

(Nguồn: Công ty Cổphần BìnhĐiền Quảng Trị)

Hình 2.7: Logophân bón Đầu Trâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ sự NHẬN BIẾT của KHÁCH HÀNG đối với sản PHẨM PHÂN bón đầu TRÂU lót – THÚC của CÔNG TY cổ PHẦN BÌNH điền QUẢNG TRỊ min (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)