Giải pháp về các chương trình khuyến mãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ sự NHẬN BIẾT của KHÁCH HÀNG đối với sản PHẨM PHÂN bón đầu TRÂU lót – THÚC của CÔNG TY cổ PHẦN BÌNH điền QUẢNG TRỊ min (Trang 103 - 128)

5. Kết cấu đề tài

3.2.3. Giải pháp về các chương trình khuyến mãi

Hoạt động khuyến mãi là một phương pháp rất tốt để giảm giá bán trong thời

gian ngắn nhằm khuyến khích nhu cầu. Đây là một công cụ hữu ích để tăng lượng

tiêu thụ, tạo sự ham muốn tiêu dùng thương hiệu.

Chính sách khuyến mãi của công ty vẫn đang được triển khai và phổ biến tuy

nhiên chưa nhiều.Trong điều kiện nguồn tài chính cho phép, công ty nên có nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng, cho các đại lý, tăng cường các chương

trình giảm giá theo mùa hay theo đợt nhằm kích thích lượng tiêu thụ cũng như thu

hút khách hàng mới. Tuy nhiên khi sử dụng công cụ khuyến mãi thì công ty cần

cẩn trọng vì nó cũng có tác dụng không tốt đối với thương hiệu nếu lạm dụng quá

mức. Do đó, khi xây dựng các kế hoạch khuyến mãi, công ty cần phải tiến hành

đồng thời và đồng bộ với những kế hoạch khác của hoạt động chiêu thị cũng như

chiến lược marketing của công ty.

Bên cạnh đó, họp tác xã cũng cần đẩy mạnh hoạt động khuyến mãi thông qua phát hành, tặng kèm các vật phẩm dành cho khách hàng mua hàng với số lượng

nhiều như áo mưa, áo thun, nón bảo hiểm, quạt máy, cốc… có in hình logo, tên

thương hiệu của sản phẩm, bởi đây cũng là một yếu tố tham gia khá tích cực vào

công tác gia tăng độ nhận biết thương hiệu của khách hàng.

PHẦN III- KẾT LUẬN

1. Kết luận

Trải qua gần nhiều năm xây dựng và phát triển, công ty cổ phần Bình Điền

Quảng Trị đã trở thành một nhà cung ứng sản phẩm phân bón cho cây trồng chủ

yếu trên địa bàn các tỉnh miền Trung. Sản phẩmphân bón của công tyhiện nay đa

dạng chủng loại phù hợp với nhiều loại cây trồng và các giai đoạn phát triển khác

nhau của cây, do dó sức cạnh tranh với thị trường được nâng cao, tăng lượng thị

phần sử dụng sản phẩm.

Tuy nhiên trong thị trường năng động như hiện nay, đểcó một chỗ đứng vững

chắc trong tâm trí khách hàng và luôn là thương hiệu được khách hàng nhớ đến đầu

tiên thì công ty phải nổ lực không ngừng trong việc phát triển thương hiệu cũng như khẳng định sức mạnh thương hiệu trước đối thủ.

Trong kết quả nghiên cứu đềtài thì tổng mức độ nhận biết của khách hàng về thương hiệu Đầu Trâu Lót – Thúc của công ty cổ phần Bình Điền Quảng Trị là 78,7%. Đây là kết quả cũng khá cao và cũng là dấu hiệu khả quan cho tình hình nhận biết thương hiệuĐầu Trâu Lót–Thúc vì đâylà sản phẩm mới được đưa ra thị trường từvào cuối năm 2014 nên việcđịnh vị được thương hiệu là rất khó. Mộtsố

khách hàng nhận biết được thương hiệu này phải nhờ sự trợ giúp. Hiện nay công ty

vẫn chưa có Website riêng mà chỉ dựa vào Website chung của Tổng công ty nên tình hình khách hàng biết đến thương hiệu này qua kênh thông tin web còn khá ít. Khách hàng chủ yếu biết đến qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân và sự giới

thiệu của người bán.

Mức độ nhận biết thương hiệu là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển thương hiệu. Trong 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự nhận biết thương hiệu Đầu Trâu Lót– Thúc thì nhân tố tên thương hiệu và bao bì sản phẩm là 2 nhân tố có sức ảnh hưởng mạnh nhất đến sự nhận biết của khách hàng. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu nhận

biết liên quan đến Logo và Quảng cáo lại được khách hàng đánh giá khá cao.

Chính vì vậy, trong tương lai công ty cần có chiến lược cụ thể trong công tác

quảng bá thương hiệu cũng như mở rộng hình thức quảng bá trên diện rộng nhằm tăng mức độ nhận biết thương hiệu. Công ty cần tiếp tục phát huy những mặt tích

cực, hạn chế các mặt yếu kém và chưa đạt được để trở thành một thương hiệu đứng

vững trên thị trường cũng như trong thời hội nhập kinh tế, xứng đáng là công ty phân bón mạnh nhất trên thị trường Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung

nói riêng.

Mặc dù đạt được một số kết quả nghiên cứu nhất định, các giải pháp đưa ra

phần nào giải quyết được vấn đề nhận biết thương hiệu đối với công ty cổ phần

BìnhĐiền Quảng Trị, nhưng đề tài vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Phương

pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thực địa và hạn chế về kích cỡ mẫu nên mức độ suy

rộng kết quả nghiên cứu cho tổng thể cũng chưa được cao; trong quá trình phỏng

vấn khách hàng không thể tránh khỏi các tác động khách quan từ ngoại cảnh và sự

bất hợp tác từ phía khách hàng. Bên cạnh đó, do vẫn chưa có mô hình nghiên cứu

chuẩn, được công nhận rộng rãi về đo lường mức độ nhận biết thương hiệu. Do vậy đề tài đãđi từ việc phân tích và tham khảo các nghiên cứu trước kết hợp với cơ sở

lý thuyết Quản trị thương hiệu hàng hóa nên thang đo lường này cần thiết phải được xem xét thêm và thực hiện trên nhiều nghiên cứu nữa thì mới khẳng định được độ tin cậy của thang đo.

2. Kiến nghị

Để giải quyết tốt những vướng mắc hiện tại, tạo điều kiện cho các giải pháp

khả thi, đòi hỏi các bên liên quan phải đồng quan điểm, có sự kết hợp đồng bộ,

hiệu quả.

- Hoàn thiện các yếu tố thuộc bộ nhận diện thương hiệu một cách đồng bộ,

chuyên nghiệp.

- Chính sách truyền thông phải nhất quán và truyền đạt tốt nhất các thông điệp đến với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần tăng cường truyền thông thương hiệu

trên Internet bởi hiện nay, đây là một kênh quảng bá rất hiệu quả với chi phí thấp

hơn nhiều so với các kênh truyền thống. Thông tin truyền tải cần đơn giản, chính

xác, có chiều sâu, phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

- Tăng cường các hoạt động cộng đồng cùng địa phương, tài trợ cácsự kiện để đưa thương hiệuĐầu Trâu Lót–Thúc gần hơn với các khách hàng.

- Cần phát triển đa dạng hơn nữa các phương tiện truyền thông cũng như

chiến lược truyền thông.

- Cải thiện chất lượng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của đội

ngũ PG, thực hiện các hoạt động quảng bá hình ảnh, các chiến dịch PR một cách

chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Minh An. 2007. Quản trị thương hiệu. Hà Nội: Học viện công nghệ bưu chính viễn thông.

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty CP Phân bón Bình Điền Quảng Trị năm 2014, 2015, 2016

3. Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Điều 785

4.Trương Đình Chiến. 2005.Quản trị thương hiệu hàng hóa lý thuyết và thực tiễn.

Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

5. Lê Anh Cường và cộng sự. 2003.Tạo dựng và quản trị thương hiệu Danhtiếng- Lợi nhuận.Hà Nội: Nhà xuất bản lao động - xã hội.

6. Dương Ngọc Dũng, Phan Đình Quyền (2005), Định vị thương hiệu. NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Khánh Duy. 2007. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) bằng SPSS. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

8. GS.TS Hồ Đức Hùng (2004), Quản trị marketing. Trường Đại học Kinh tế

Tp.HCM, Viện nghiên cứu kinh tếphát triển.

9. Đào Hoài Nam. 2011. Phân tích dữ liệu bằng SPSS. Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Đạihọc Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Niên Giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huếtừ năm 2012 đến 2016.

11. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang. 2002.Nghiên cứu các thành phần giá trị của thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam, B2002-22-33. Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Đại học Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung. 2003. Thương hiệu với nhà quản lý . Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

13. Lê Xuân Tùng (2005), Xây dựng và phát triển thương hiệu. NXB Lao động. 14. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. 2008.Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS,tập 1 và 2. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.

Tiếng Anh

15. Aaker, David.A, (1996), Building Strong Branch, The Free Press

16. Amber & Styles, (1996), Brands and brand equity: definition and management, CiteSeerX

17. Hankinson và Cowking, (1996), Marketing Communications, John Egan

18. Kotler, Phillip, (2000). Marketing Management. 10th Edition, Prentice Hall, New jersey.

19. Keller, (1998), Strategic Branch Management, Prentice Hall.

20. New jersey Aaker, DA, 1991, Managing Brand Equity, NewYork, The Free Press.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Tôi là học viên cao học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế Huế. Hiện nay, tôi đang nghiên cứu đề tài "Nhận biết của khách hàng Thừa Thiên Huế đối với thương hiệu Đầu Trâu Lót – Thúc của công ty cổ phần BìnhĐiền Quảng Trị" cho luận văn cao học của mình. Những ý kiến của Ông/Bà sẽ đóng góp rất nhiều trong việc hoànthành đề tài này; là cơ sở quan trọng giúp tôi có

căn cứtrong việc đề xuất các chính sách để thương hiệu Đầu Trâu Lót - Thúc ngày càng phát triển. Kính mong Ông/Bà dành chút thời gian của mình đểtrả lời các câu hỏi sau đây. Tôi xin chân thành cảm ơn!

---

PHẦN A: THÔNG TIN VỀVẤN ĐỀNGHIÊN CỨU

Câu 1:Khi nói đến phân bón NPK, Ông/bà nghĩ đến thương hiệu nào đầu tiên? ... Câu 2: Ngoàithương hiệu trên, Ông/bà còn nhớ tới thương hiệu phân bón NPK nào

khác ? (có thểtrảlời nhiềuloại phân bón NPK mà Ông/bà biết)

Đầu Trâu Con Ngựa

Bông Lúa Năm Lá

Việt Nhật Ba Lá

Phú Mỹ Sao Việt

Câu 3: Dựa vào những hình ảnh và một số thông tin sản phẩm gợi ý dưới đây,

Ông/bà có nhận biết đây làthương hiệu Đầu Trâu Lót – Thúc không? (Đưa một số hìnhảnh về Logo, các loại sản phẩm về phân bón Đầu TrâuLót - Thúc)

Có nhận biết Không nhận biết

(Nếu vẫn không biết đến thương hiệu Đầu Trâu Lót Thúc xin chuyển đến trả lời câu 13)

Câu 4: Ông/Bà đã từngdùng phân bón NPK Đầu Trâu Lót–Thúcchưa?

Đã dùng rồi Chưa từng dùng

Câu 5: Ông/Bà có quan tâm lựa chọn thương hiệu khi mua phân bón không?

Không Thỉnh thoảng

Câu 6: Ông/Bà biếtđến thương hiệu Đầu Trâu Lót–Thúc qua nguồnthông tin nào?

(có thểchọnnhiềuphương án)

Truyền hình, báo chí Qua bạnbè, ngườithân

Ngườibán giớithiệu Panô quảngcáo

Internet Khác...

Câu 7: Khi nhắc tới thương hiệu Đầu Trâu Lót – Thúc Ông/Bà nghĩ tới nhữngđặc điểm nổibậtgì mà Ông/Bà nhớ? (có thểchọnnhiềuphương án)

Cứng cây, chắc hạt Màu sắc hạt đẹp

Giá cao Kích thước hạt đều

Độ tan tốt Đã có thương hiệu

Khác...

Câu 8: Ông/bà có thể phân biệt được thương hiệu Đầu Trâu Lót – Thúc và thương

hiệu khác thông qua ? (có thểchọn nhiều phương án)

Tên thương hiệu của Công ty Logo của công ty

Câu khẩu hiểu (Slogan) Đặc điểm bao bì sản phẩm

Quảng cáo truyền thông Khác ………

Câu 9: Theo Ông/bà, biểu tượng (logo) của thương hiệu Đầu Trâu Lót – Thúc có hình dạng như thếnào?

  

Câu 10: Ông/Bà vui lòng cho biết câu khẩu hiệu (slogan) hiện nay của thương hiệu

Đầu Trâu Lót–Thúc?

Phân bón Đầu Trâu, bạnđồng hành của nhà nông

Phân bón Đầu Trâu, cùng nông dân ra đồng

Phân bón Đầu Trâu, xanh cây tốt lá

Khác...

Câu 11: Ông/Bà thường muaPhân bón Đầu Trâu Lót - Thúcở đâu?

Cửa hàng vật tư nông nghiệp Hợp tác xã

Công ty Cổ phần BìnhĐiền Quảng Trị Khác...

Câu 12: Ông/bà hãy cho biết mức độ đánh giá của mình đối với các phát biểu liên

quan đếnthương hiệu Đầu Trâu Lót –Thúcsau đây:

(Xin hãyđánh dấu X vào ô thích hợp cho từng phát biểu)

1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Trung lập/Không có ý kiến

4: Đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý

TT Tiêu chí 1 2 3 4 5

Tên thương hiệu“Đầu Trâu Lót–Thúc”

1 Tên thương hiệu dễ đọc 2 Tên thươnghiệu dễnhớ

3 Tên thương hiệu có ý nghĩa

4 Tên thương hiệu tạo khả năng liên tưởng

5 Tên thương hiệu gây ấn tượng

Hìnhảnh Logo

6 Logo dễ nhận biết

7 Logo có sự khác biệt

8 Logo có ý nghĩa

9 Logo có tính mỹ thuậtcao 10 Logo tạo được ấn tượng

Câu khẩu hiệu (Slogan)

11 Câu khẩu hiệu dễ hiểu

12 Câu khẩu hiệu ngắn gọn

13 Câu khẩu hiệu dễ nhớ

14 Câu khẩu hiệu có tính hấp dẫn

15 Câu khẩu hiệu mang cảm xúc tích cực

Quảng cáo thương hiệu

16 Quảng cáo có nội dung dễ hiểu

17 Quảng cáo ở thời điểm phù hợp

18 Hình thức quảng cáo đa dạng

19 Quảng cáo cung cấp rõ ràng thông tin về sản phẩm

Bao bì sản phẩm

20 Bao bì sản phẩm có tính thẩm mỹ cao

21 Bao bì cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm và điều kiện tiêu dùng

22 Bao bì sản phẩm có tính kỹ thuật cao

23 Hìnhảnh trên bao bì có nội dung phong phú

Đánh giá chung

24 Ông/ bà có thểdễdàng nhận biết được thương hiệu phân

bón NPK Đầu Trâu thông qua các tiêu chí nêu trên

Câu 13: Ông/Bà chưa biết đến thương hiệu Đầu Trâu Lót–Thúc vì:

□ Chưa bao giờ nghe đến thương hiệu Đầu Trâu Lót–Thúc

□ Đã từng nghe nhưng không ấn tượng nên không nhớ

□Không thấy Phân bón Đầu Trâu tại các cửa hàng trên thị trường □ Khác...

Câu 14: Trong tương lai nếu có nhu cầu Ông/Bà có muaPhân bón Đầu Trâukhông?

Chắc chắn không Có thể mua Chắc chắn có

PHẦN B: THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Giới tính

Nam Nữ

2.Độ tuổi

Dưới 30tuổi Từ 30- 40 tuổi

Từ 40- 50 tuổi Trên 50 tuổi

3. Nghề nghiệp

Cán bộ công nhân viên chức Cửa hàng Vật tư nông nghiệp

Nông dân Kinh doanh, buôn bán

□ Khác...

4. Thu nhập

□ Dưới3 triệu □Từ 3- 5 triệu □Từ 5- 10 triệu □Trên 10 triệu

Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Ông/Bà!

Phụ lục 2: Hình ảnh bao bì sản phẩm

(Nguồn: công ty Cổphần BìnhĐiền Quảng Trị)

Phụ lục 3: Kết quả phân tích, xử lý sốliệu

Thống kê mô tả

Statistics

Biet qua Truyen hinh

Biet qua Ban be, nguoi than

Biet qua nguoi ban

Biet qua pano

quang cao Biet qua Internet

N Valid 185 185 185 185 185 Missing 50 50 50 50 50 Mean .55 .61 .70 .58 .51 Std. Error of Mean .037 .036 .034 .036 .037 Median 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 Mode 1 1 1 1 1 Std. Deviation .499 .490 .458 .494 .501 Sum 102 112 130 108 95

Biet qua Truyen hinh

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid Khong 83 35.3 44.9 44.9 Co 102 43.4 55.1 100.0 Total 185 78.7 100.0 Missing System 50 21.3 Total 235 100.0

Biet qua Ban be, nguoi than

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid Khong 73 31.1 39.5 39.5 Co 112 47.7 60.5 100.0 Total 185 78.7 100.0 Missing System 50 21.3 Total 235 100.0

Biet qua nguoi ban

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid Khong 55 23.4 29.7 29.7 Co 130 55.3 70.3 100.0 Total 185 78.7 100.0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ sự NHẬN BIẾT của KHÁCH HÀNG đối với sản PHẨM PHÂN bón đầu TRÂU lót – THÚC của CÔNG TY cổ PHẦN BÌNH điền QUẢNG TRỊ min (Trang 103 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)