Phương hướng của Chi cục Thuế TP.Nha Trang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 79 - 83)

Về chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước: Trong giai đoạn các năm từ 2020 đến 2021 phấn đấu mỗi năm chỉ tiêu tổng thu NSNN tăng hơn so với năm liền trước đó là 16% - 25%, chỉ tiêu tăng thu NSNN này không bao gồm chỉ tiêu tiền sử dụng đất. Tuy nhiên trong năm 2020 nền kinh tế chịu tác động lớn của dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp suy giảm. Cùng với đó, việc triển khai thực hiện các gói giải pháp hỗ trợ gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất cho doanh nghiệp và người dân càng khiến số thu ngân sách sụt giảm mạnh so với cùng kỳ và đến nay chưa hồi phục được.

Về phát triển kinh tế: Nâng cao chất lượng các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh, nhằm thu hút và thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển trên địa bàn.

Về lĩnh vực dịch vụ, các chợ trên địa bàn thì từ năm 2017 chuyển từ chính sách phí sang cơ chế giá, phấn đấu đến năm 2021 các chợ trên địa bàn thành phố đều đổi mô hình tổ chức quản lý và đầu tư xây dựng mới. Bên cạnh đó khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống nhằm tạo thêm nhiều việc làm và tăng nguồn thu cho ngân sách.

Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Chủ trương của thành phố là một mặt tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xây dựng phát triển, mặt khác tăng cường quản lý chặt chẽ việc thu thuế ở lĩnh vực này.

70

Đối với các hộ, cá nhân kinh doanh: UBND TP chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành tạo điều kiện cho các hộ, cá nhân được kinh doanh bình đẳng, đúng pháp luật, mọi thủ tục hành chính phải giải quyết cho người dân một cách nhanh chóng, gọn gàng, không được gây phiền hà, nhũng nhiễu cho hoạt động kinh doanh của người dân.

* Để thực hiện hoàn thành chỉ tiêu tăng thu ngân sách nhà nước theo mục tiêu đã đề ra, quan điểm chỉ đạo của ngành Thuế cũng như UBND TP Nha Trang là:

Một là: UBND TP Nha Trang luôn coi việc tăng cường quản lý thu thuế là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong công tác quản lý thu NSNN của TP Nha Trang, đồng thời cũng giao nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho Chi cục Thuế, chỉ đạo các cơ quan chức năng khác, các phòng ban liên quan, UBND các xã phối hợp với Chi cục Thuế TP Nha Trang trong công tác quản lý thu thuế.

Hai là: UBND TP Nha Trang và các cơ quan chức năng có liên quan phải thực hiện quản lý thu NSNN từ thuế một cách công khai, minh bạch, bình đẳng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

Ba là: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế, UBND cùng các cơ quan chức năng, cơ quan thuế phải luôn luôn thực hiện theo quan điểm: Thu đúng, thu đủ, thu nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm tham gia quản lý và giám sát quá trình thu nộp thuế.

Bốn là: Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tăng cường kiểm tra giám sát việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ công chức.

Năm là: Thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các luật thuế, các chính sách pháp luật về thuế, tiếp tục tuyên truyền chiến

71

lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2015 – 2020, các văn bản pháp luật về thuế, Chỉ thị, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính.

Sáu là: Nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, niêm yết công khai thủ tục hành chính thuế.

Bảy là: Đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hóa ngành thuế giai đoạn 2011 – 2020. Thực hiện khai thác, sử dụng tốt các ứng dụng của ngành, nâng cấp kịp thời các ứng dụng khi có sự chỉ đạo từ cơ quan thuế cấp trên.

Tám là: Tập trung quản lý thuế đối với các doanh nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế và trụ sở người nộp thuế để phát hiện kịp thời, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, kiểm tra việc quản lý và sử dụng hóa đơn để phát hiện kịp thời, xử lý những hành vi vi phạm về in ấn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Thường xuyên đôn đốc người nộp thuế nộp các loại hồ sơ khai thuế theo thời hạn quy định và đôn đốc nộp các khoản thuế phát sinh, các khoản nợ thuế sau kiểm tra thuế, kiểm toán.

Chín là: Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, các Đội Thuế, phân tích xử lý triệt để các khoản nợ chờ xử lý. Tập trung các biện pháp đôn đốc thu nợ, cưỡng chế các đối tượng chây ì nợ thuế kéo dài.

Mười là: Tăng cường phối hợp với các phòng ban liên quan để thực hiện việc đấu giá đất, cấp đất giãn dân, đất xen kẹt và đôn đốc kịp thời các khoản thu từ đất vào NSNN.

Mười một là: Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong nội bộ Chi cục, đổi mới phương thức, tư duy làm việc, củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ, phân

72

cán bộ lãnh đạo trong công tác xử lý công việc tạo bước chuyển biến về kỷ luật, kỷ cương trong toàn Chi cục Thuế.

Mười hai là: Tranh thủ sự chỉ đạo của cấp Ủy, chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, Hội đồng tư vấn thuế xã, phường để tăng cường các biện pháp đôn đốc các khoản thu từ phí, lệ phí, thu cố định tại xã, các khoản thu từ đất. Chú trọng công tác quản lý hộ, cá nhân kinh doanh, đảm bảo mức khoán thuế sát với thực tế kinh doanh của người nộp thuế, tạo sự công bằng giữa các hộ kinh doanh với nhau trong thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Mười ba là: Chú trọng quan tâm tạo điều kiện để cán bộ được học tập nâng cao trình độ về mọi mặt. Thực hiện luân phiên luân chuyển, bố trí công chức phù hợp với trình độ năng lực ở các vị trí công tác, từ đó phát huy được mặt tích cực, hạn chế được mặt tiêu cực của cán bộ, công chức.

Mười bốn là: Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng theo định kỳ, từ đó kích thích được tính tích cực của cán bộ, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Xuất phát từ định hướng tầm nhìn và quan điểm theo xu hướng hiện đại hóa ngành Thuế, để công tác quản lý thu thuế đạt hiệu quả và khoa học, tác giả nhận thấy: Cần thiết hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với Doanh nghiệp, Bởi vì:

Tổ chức quản lý thuế theo mô hình chức năng thực hiện theo cơ chế tự khai, tự nộp là mô hình được áp dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế phát triển. Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước thì tầm quan trọng của công tác kiểm tra thuế ngày càng thể hiện rõ ràng hơn. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi cùng với sự phát triển của đất nước là sự mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới và sự phát triển đa dạng và rất nhanh chóng của các loại

73

hình doanh nghiệp thì kiểm tra thuế càng cần phải chú trọng và tăng cường hơn nữa. Nó không chỉ góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mà còn thiết lập được trật tự kỷ cương, tạo sự bình đẳng giữa những người nộp thuế, tạo sự công bằng trong xã hội, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, đồng thời góp phần làm trong sạch đội ngũ công chứcngành thuế, giữ vững và nâng cao uy tín cho ngành.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác kiểm tra thuế vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục và tăng cường hơn nữa để đưa việc thực hiện luật quản lý thuế dần dần vào nề nếp, tăng cường được hiệu quả công tác kiểm tra thuế trong giai đoạn hiện nay. Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với DN là cần thiết nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế đối với DN, đồng thời nâng cao được hiệu quả công tác quản lý thuế cũng như Nha Trang.

Trên cơ sở phân tích thực trạng và những đánh giá về ưu, nhược điểm của công tác kiểm tra tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang, tôi đưa ra một số đề xuất về giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các DN tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)