Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 38 - 43)

Nghiên cứu các văn bản pháp luật chính sách liên quan đến công tác kiểm tra thuế như nghiên cứu hồ sơ kiểm tra, hồ sơ quản lý DN. Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp lý thuyết nền tảng để làm rõ hơn đề tài nghiên cứu, từ đó có phương pháp luận và luận cứ chặt chẽ hơn cũng như có thêm kiếm thức sâu rộng về lĩnh vực kiểm tra thuế.

* Kiểm tra việc đăng ký thuế:

Đăng ký kê khai thuế giúp cơ quan thuế nắm được tổng số các đối tượng đang kinh doanh trên địa bàn. Đồng thời quản lý chặt chẽ người nộp thuế ngay từ khâu ban đầu.

Công tác kiểm tra việc đăng ký thuế cần phải phối hợp với cơ quan cấp phép đăng ký kinh doanh và chính quyền địa phương để rà soát, kiểm tra số người có kinh doanh nhưng không đăng ký thuế, không nộp thuế từ đó có kế hoạch, biện pháp xử lý theo quy định.

Nhìn chung tình hình các trường hợp vi phạm về có hoạt động kinh doanh, được cấp phép kinh doanh nhưng không chấp hành kê khai, nộp thuế, qua kiểm tra đã có xu hướng giảm, điều đó cho thấy thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra, mức độ vi phạm chế độ, chính sách thuế có bước

29

chuyển biến, người dân đã dần nâng cao được ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh.

* Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hoá đơn tính thuế:

Xác định được tầm quan trọng của việc chấp hành chế độ ghi chép sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, nên công tác kiểm tra đã tập trung mọi mặt để tăng cường công tác này, cụ thể là:

+ Tập trung lực lượng kiểm tra việc lập và sử dụng các loại chứng từ hóa đơn có liên quan đến việc tính thuế, xác định tính hợp pháp của chứng từ, kiểm tra việc lập và gửi các bảng kê khai, thanh quyết toán thuế.

+ Kiểm tra việc mở sổ sách kế toán tại doanh nghiệp, số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị sẽ phản ánh thực trạng tình hình kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, do vậy số liệu ghi chép, hạch toán trên sổ sách kế toán phải trung thực, khách quan, đúng với tình hình hoạt động của đơn vị.

Việc kiểm tra chấp hành chế độ kế toán, sổ sách chứng từ hóa đơn được thực hiện cùng với Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế.

Nhìn chung, qua thực tế kiểm tra tại các DN, phần lớn các đơn vị đã thực hiện tương đối tốt chế độ kế toán, tương đối đầy đủ chế độ ghi chép sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, phản ánh trung thực, khách quan đúng với tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị vi phạm ở lĩnh vực này, do năng lực, trình độ và ý thức chấp hành pháp luật đội ngũ cán bộ tài chính kế toán trong các DN chưa cao, chưa được đào tạo cơ bản: Hạch toán gộp cả tiền thuế GTGT đầu vào trong giá nhập hàng hóa, nguyên vật liệu, không hạch toán

30

vào khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, từ đó phản ánh không đúng thu nhập chịu thuế. Mở và ghi chép, luận chuyển chứng từ gốc không đúng quy định, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vòng vo, thiếu chính xác, thiếu rõ ràng và chưa khoa học, gây khó khăn cho việc kiểm tra thuế.

Căn cứ và phương thức kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán phải căn cứ vào Luật kế toán và các chuẩn mực kế toán đã được ban hành. Quá trình kiểm tra phải tuân thủ các quy định của Nhà nước trong quá trình kiểm tra. Từ đó đối chiếu với các quy định nhằm phát hiện các hành vi gian lận trong quá trình hạch toán kế toán, sử dụng chứng từ kế toán bất hợp phát để làm tăng chi phí nhằm mực đích trốn lậu thuế hoặc đề nghị hoàn thuế.

Việc kiểm tra chấp hành chế độ kế toán đặc biệt là kiểm tra sử dụng chứng từ kế toán cần phải lưu ý các quy định về chứng từ, hóa đơn. Các hóa đơn có nghi vấn phải phối hợp xác minh tính hợp pháp để có biện pháp xử lý theo quy định.

Nhờ kiểm tra chặt chẽ ở lĩnh vực này đã chấn chỉnh các doanh nghiệp trong việc ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng và luân chuyển chứng từ hợp lý, hợp pháp, ngăn chặn được những hành vi tiêu cực, góp phần tăng thu cho Ngân sách nhà nước.

* Kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý và sử dụng hóa đơn

Quản lý, sử dụng hóa đơn bán hàng là một yêu cầu cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị có tác động trực tiếp đến việc kê khai, khấu trừ, hoàn thuế và tính chi phí khi xác định thuế TNDN để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cho NSNN. Tuy nhiên, nhiều đơn vị coi nhẹ và đơn giản hóa, chưa có những biện pháp thiết thực trong quản lý, sử dụng hóa đơn bán hàng theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010; Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014; Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày

31

31/3/2014 của Bộ Tài chính. Qua kiểm tra đã phát hiện một số hành vi vi phạm như sau:

+ Viết hóa đơn không đầy đủ các yếu tố theo quy định như: ngày, tháng, tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán, người mua, thậm chí có đơn vị còn không ghi cụ thể tiền hàng, thuế GTGT mà chỉ ghi tổng giá thanh toán. Hành vi này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xác minh, đối chiếu giữa các đơn vị trong trường hợp có nghi vấn về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

+ Sửa chữa, tẩy xóa các chỉ tiêu trên hóa đơn đầu vào nhằm nâng khống giá hàng hóa mua vào, qua đó hạch toán tăng chi phí và thuế GTGT đầu vào để khấu trừ thuế.

+ Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn. + Lập hóa đơn khống số lượng hàng hóa.

Qua công tác kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý và sử dụng hóa đơn bán hàng của các DN đã chấn chỉnh được các vi phạm, nhất là đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại, xây dựng hạn chế được việc lợi dụng hóa đơn để khai man, trốn lậu thuế.

* Kiểm tra việc kê khai, tính thuế phải nộp và quyết toán thuế

Kiểm tra việc kê khai, tính thuế phải nộp là bộ phận thứ ba trong quy trình quản lý thu thuế theo cách tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế. Công tác kiểm tra việc kê khai, tính thuế của DN đã được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Qua kiểm tra đã rà soát, xác định đúng đối tượng chịu thuế, thuế suất đối với từng mặt hàng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đã hạn chế việc bỏ sót nguồn thu.

32

+ Bước 1 kiểm tra quyết toán tại cơ quan thuế:

Căn cứ báo cáo quyết toán thuế và báo cáo Tài chính của đơn vị gửi cơ quan thuế theo quy định là sau 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính đơn vị phải nộp hồ sơ quyết toán thuế và báo cáo tài chính đến cơ quan thuế. Trên cơ sở đó cơ quan thuế (Đội Kiểm tra) thực hiện kiểm tra, phân tích trên hệ thống phần mềm ứng dụng (TTR; TPR, BCTC, iHTKK, QLAC, TMS) để phân tích báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán là cơ sở để xác định, đánh giá độ chính xác, độ tin cậy và chất lượng của báo cáo. Đồng thời xác định mức độ tuân thủ Pháp Luật thuế của đơn vị. Từ đó tiến hành thu nhập thông tin trong và ngoài ngành để phân loại mức độ vi phạm làm cơ sở để lập kế hoạch thanh tra hay kiểm tra.

+ Bước 2 tiến hành kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế:

Căn cứ các quy định của luật thuế, chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn để kiểm tra, đối chiếu xác định hành vi mức độ vi phạm từ đó lập biên bản xử lý theo quy định.

* Kiểm tra việc chấp hành thu nộp NSNN

Kiểm tra còn tập trung vào việc kiểm tra tình hình nộp NSNN của các đơn vị, đôn đốc thu hồi nợ đọng tiền thuế. Qua kiểm tra cho thấy một trong những sai phạm có tính phổ biến ở các doanh nghiệp là tình trạng dây dưa, chậm nộp tiền thuế, nhằm chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước, phổ biến là các DN thuộc lĩnh vực xây dựng, du lịch và thương mại.

Tóm lại, mục đích chủ yếu của các DN là lợi nhuận, luôn tìm mọi cách để đạt lợi nhuận cao nhất, kể cả vi phạm chính sách pháp luật thuế. Do đó đòi hỏi công tác kiểm tra về thuế đối với các doanh nghiệp cần được tăng cường hơn nữa để tìm cách ngăn chặn, xử lý những sai phạm, chống thất thu về thuế cho NSNN.

33

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)