Kết quả công tác kiểm tra thuế giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 55)

2.4.1. Đăng ký thuế

Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu quy định cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước theo các quy định của Pháp Luật.

Như vậy việc kiểm tra đăng ký kê khai thuế giúp cơ quan thuế nắm được tổng số các đối tượng đang kinh doanh trên địa bàn. Đồng thời quản lý chặt chẽ người nộp thuế ngay từ khâu ban đầu.

Công tác kiểm tra tra việc đăng ký thuế cần phải phối hợp với cơ quan cấp phép đăng ký kinh doanh và chính quyền địa phương để rà soát, kiểm tra số người có kinh doanh nhưng không đăng ký thuế, không nộp thuế từ đó có kế hoạch, biện pháp xử lý theo quy định.

Mặc dù các doanh nghiệp ngành nghề kinh doanh trên địa bàn thành phó tương đối phức tạp, địa bàn quản lý rộng, song do quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế nên qua kiểm tra trong 3 năm từ năm 2017 - 2019, Chi cục Thuế đã không bỏ sót đối tượng nộp thuế, bỏ sót nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.

Nhìn chung tình hình các trường hợp vi phạm về có hoạt động kinh doanh, được cấp phép kinh doanh nhưng không chấp hành kê khai, nộp thuế, qua kiểm tra đã có xu hướng giảm, điều đó cho thấy thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra, mức độ vi phạm chế độ, chính sách thuế có bước chuyển biến, người dân đã dần nâng cao được ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh.

46

2.4.2. Chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hoá đơn tính thuế:

Xác định được tầm quan trọng của việc chấp hành chế độ ghi chép sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, nên công tác kiểm tra đã tập trung mọi mặt để tăng cường công tác này, cụ thể là:

- Tập trung lực lượng kiểm tra việc lập và sử dụng các loại chứng từ hóa đơn có liên quan đến việc tính thuế, xác định tính hợp pháp của chứng từ, kiểm tra việc lập và gửi các bảng kê khai, thanh quyết toán thuế.

- Kiểm tra việc mở sổ sách kế toán tại doanh nghiệp, số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị sẽ phản ánh thực trạng tình hình kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, do vậy số liệu ghi chép, hạch toán trên sổ sách kế toán phải trung thực, khách quan, đúng với tình hình hoạt động của đơn vị.

Nhìn chung, qua thực tế kiểm tra tại các DN, phần lớn các đơn vị đã thực hiện tương đối tốt chế độ kế toán, tương đối đầy đủ chế độ ghi chép sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, phản ánh trung thực, khách quan đúng với tình hình SXKD của đơn vị.

Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị vi phạm ở lĩnh vực này, do năng lực, trình độ và ý thức chấp hành pháp luật đội ngũ cán bộ tài chính kế toán trong các DN chưa cao, chưa được đào tạo cơ bản: Hạch toán gộp cả tiền thuế GTGT đầu vào trong giá nhập hàng hóa, nguyên vật liệu, không hạch toán vào khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, từ đó phản ánh không đúng thu nhập chịu thuế. Mở và ghi chép, luận chuyển chứng từ gốc không đúng quy định, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vòng vo, thiếu chính xác, thiếu rõ ràng và chưa khoa học, gây khó khăn cho việc kiểm tra thuế.

Căn cứ và phương thức kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán phải căn cứ vào Luật kế toán và các chuẩn mực kế toán đã được ban hành. Từ đó

47

đối chiếu với các quy định nhằm phát hiện các hành vi gian lận trong quá trình hạch toán kế toán, sử dụng chứng từ kế toán bất hợp phát để làm tăng chi phí nhằm mực đích trốn lậu thuế hoặc đề nghị hoàn thuế.

Việc kiểm tra chấp hành chế độ kế toán đặc biệt là kiểm tra sử dụng chứng từ kế toán cần phải lưu ý các quy định về chứng từ, hóa đơn. Các hóa đơn có nghi vấn phải phối hợp xác minh tính hợp pháp để có biện pháp xử lý theo quy định.

Nhờ kiểm tra chặt chẽ ở lĩnh vực này đã chấn chỉnh các doanh nghiệp trong việc ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng và luân chuyển chứng từ hợp lý, hợp pháp, ngăn chặn được những hành vi tiêu cực, góp phần tăng thu cho Ngân sách nhà nước.

2.4.3. Chế độ quản lý và sử dụng hóa đơn

Quản lý, sử dụng hóa đơn bán hàng là một yêu cầu cần thiết trong hoạt động SXKD của đơn vị có tác động trực tiếp đến việc kê khai, khấu trừ, hoàn thuế và tính chi phí khi xác định thuế TNDN để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cho NSNN. Tuy nhiên, nhiều đơn vị coi nhẹ và đơn giản hóa, chưa có những biện pháp thiết thực trong quản lý, sử dụng hóa đơn bán hàng theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010; Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014; Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính. Qua kiểm tra đã phát hiện một số hành vi vi phạm như sau:

+ Viết hóa đơn không đầy đủ các yếu tố theo quy định như: ngày, tháng, tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán, người mua, thậm chí có đơn vị còn không ghi cụ thể tiền hàng, thuế GTGT mà chỉ ghi tổng giá thanh toán. Hành vi này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xác minh, đối chiếu giữa các đơn vị trong trường hợp có nghi vấn về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

48

+ Sửa chữa, tẩy xóa các chỉ tiêu trên hóa đơn đầu vào nhằm nâng khống giá hàng hóa mua vào, qua đó hạch toán tăng chi phí và thuế GTGT đầu vào để khấu trừ thuế.

+ Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn.

Qua công tác kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý và sử dụng hóa đơn bán hàng của các DN đã chấn chỉnh được các vi phạm, nhất là đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại, hạn chế được việc lợi dụng hóa đơn để khai man, trốn lậu thuế.

2.4.4. Kê khai, tính thuế phải nộp và quyết toán thuế

Kiểm tra việc kê khai, tính thuế phải nộp là bộ phận thứ ba trong quy trình quản lý thu thuế theo cách tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế. Công tác kiểm tra việc kê khai, tính thuế của DN đã được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Qua kiểm tra đã rà soát, xác định đúng đối tượng chịu thuế, thuế suất đối với từng mặt hàng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đã hạn chế việc bỏ sót nguồn thu.

Việc kiểm tra Quyết toán thuế được tiến hành theo 2 bước: + Bước 1 kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế:

Căn cứ báo cáo quyết toán thuế và báo cáo Tài chính của đơn vị gửi cơ quan thuế theo quy định là sau 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính đơn vị phải nộp hồ sơ quyết toán thuế và báo cáo tài chính đến cơ quan thuế. Trên cơ sở đó cơ quan thuế (Đội Kiểm tra) thực hiện kiểm tra, phân tích trên hệ thống phần mềm ứng dụng (TTR; TPR, BCTC, iHTKK, QLAC, TMS) để phân tích báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán là cơ sở để xác định, đánh giá độ chính xác, độ tin cậy và chất lượng của báo cáo. Đồng thời xác định mức độ tuân thủ Pháp Luật thuế của đơn vị. Từ đó tiến hành thu nhập thông tin

49

trong và ngoài ngành để phân loại mức độ vi phạm làm cơ sở để lập kế hoạch kiểm tra.

+ Bước 2 tiến hành kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế:

Căn cứ các quy định của luật thuế, chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn để kiểm tra, đối chiếu xác định hành vi mức độ vi phạm từ đó lập biên bản kiểm tra thuế làm căn cứ tiến hành xử lý các vi phạm qua công tác kiểm tra theo quy định.

2.4.5. Chấp hành thu nộp NSNN

Kiểm tra còn tập trung vào việc kiểm tra tình hình nộp NSNN của các đơn vị, đôn đốc thu hồi nợ đọng tiền thuế. Qua kiểm tra cho thấy một trong những sai phạm có tính phổ biến ở các doanh nghiệp là tình trạng dây dưa, chậm nộp tiền thuế, nhằm chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước, phổ biến là các DN thuộc lĩnh vực xây dựng, sản xuất.

Tóm lại, mục đích chủ yếu của các DN là lợi nhuận, luôn tìm mọi cách để đạt lợi nhuận cao nhất, kể cả vi phạm chính sách pháp luật thuế. Do đó đòi hỏi công tác kiểm tra về thuế đối với các doanh nghiệp cần được tăng cường hơn nữa để tìm cách ngăn chặn, xử lý những sai phạm, chống thất thu về thuế cho NSNN.

2.5. Thực trạng công tác kiểm tra thuế giai đoạn 2017-2019

Kể từ ngày 01/7/2007 Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành ngành thuế đã xoá bỏ chế độ chuyên quản việc nộp hồ sơ khai thuế, nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước được giao quyền chủ động cho người nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp số tiền thuế vào Ngân sách và tự chịu trách nhiệm trước Pháp Luật. Do vậy công tác kiểm tra thuế thực hiện theo mô hình chức năng dựa trên hồ sơ khai thuế của Người nộp thuế và cơ sở dữ liệu về thuế của người nộp thuế để tiến hành kiểm tra theo các bước sau.

50

Theo quy định tại Điều 77 và Điều 78 Luật Quản lý thuế, hồ sơ thuế gửi đến CQT đều được kiểm tra, đối chiếu tính đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu trong hồ sơ khai thuế nhằm mục đích đánh giá sự tuân thủ Pháp Luật về thuế của NNT.

2.5.1. Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế

Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra luôn là công tác quan trọng được Chi cục Thuế thành phố Nha Trang quan tâm hàng đầu, bởi việc lựa chọn đối tượng kiểm tra có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của công tác kiểm tra thuế. Một kế hoạch đúng đắn và hợp lý mới đảm bảo công tác kiểm tra luôn đi đúng hướng và đạt được hiệu quả mong muốn. Chính vì vậy, tại Chi cục Thuế, công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra tại cơ quan thuế luôn được chú trọng. Trong 03 năm qua, việc thực hiện công tác này ngày càng khoa học hơn, phù hợp với thực tiễn hơn. Việc đánh giá phân tích thông tin liên quan đến tình hình SXKD của DN mang tính chuyên sâu đã nâng cao hiệu qủa công tác kiểm tra. Trên cơ sở đó, Chi cục Thuế cũng chú trọng đến việc phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý để thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra.

Quá trình xây dựng kế hoạch kiểm tra tại bàn luôn được thực hiện theo đúng quy định. Kế hoạch kiểm tra hàng năm đã được xây dựng từ tháng 12 của năm trước. Từ đầu tháng 12 cho đến ngày 20/12 hàng năm, Đội kiểm tra thuế trình thủ trưởng cơ quan danh sách NNT phải kiểm tra hồ sơ khai thuế theo đánh giá rủi ro.

Việc phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh sách phải kiểm tra hồ sơ thuế được tiến hành dựa vào việc theo dõi quá trình kê khai nộp thuế của người nộp thuế từ thời điểm hiện tại trở về trước đây. Ngoài ra, còn đưa vào kế hoạch kiểm tra một số cơ sở kinh doanh

51

tuân theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Cục Thuế hoặc tuân theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục Thuế.

Khi lập danh sách số lượng NNT thuộc kế hoạch kiểm tra trong năm, Chi cục Thuế phải cân đối nguồn nhân lực hiện có, đảm bảo kiểm tra được tất cả các loại hồ sơ khai thuế của NNT đã được lập theo danh sách. Bộ phận được giao kiểm tra các loại hồ sơ khai thuế tự bố trí công chức kiểm tra thực hiện việc kiểm tra hồ sơ khai thuế theo kế hoạch được giao.

Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra tại ở Chi cục Thuế thành phố Nha Trang là một công việc luôn được đánh giá cao, được các công chức kiểm tra thực hiện nghiêm túc, đã có bước tiến bộ so với các năm trước, song còn thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu để phân tích đánh giá mức độ rủi ro về thuế, cho nên việc lực chọn DN để đưa vào kế hoạch kiểm tra còn mang tính thủ công, theo nhận xét chủ quan của công chức kiểm tra. Mặc dù có ứng dụng kỹ thuật, sử dụng phần mềm phân tích rủi ro nhưng phần lớn vẫn còn cảm tính và dựa trên kinh nghiệm của người làm kế hoạch; hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT chưa hoàn thiện, thiếu dữ liệu, chưa cập nhập kịp thời theo thực tế.

2.5.2. Đánh giá công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế

Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở CQT luôn là công tác được Chi cục Thuế thành phố Nha Trang đặc biệt chú trọng và quan tâm, bởi thông qua công tác kiểm tra thuế tại trụ sở CQT mà các hành vi vi phạm của NNT được phát hiện và ngăn chặn tại khâu nộp hồ sơ khai thuế, nhờ vậy mà công tác quản lý thuế đạt được hiệu quả.

Khi kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT, công chức thuế kiểm tra nội dung NNT đã kê khai trong hồ sơ thuế, đối chiếu với cơ sở dữ liệu của NNT và tài liệu có liên quan về NNT, so sánh với dữ liệu của người nộp thuế có cùng quy mô, ngành nghề, mặt hàng kinh doanh trên cùng địa bàn để so sánh, phân

52

tích, đánh giá tính tuân thủ đồng thời có thể phát hiện các trường hợp khai chưa đúng, chưa đầy đủ dẫn tới việc thiếu thuế hoặc trốn thuế, gian lận thuế.

Thực hiện theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế, người nộp thuế có nghĩa vụ căn cứ vào các quy định của pháp luật thuế, tự tính thuế đúng và đủ, khai thuế kịp thời và nộp thuế đầy đủ, đúng hạn vào NSNN và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số thuế đã kê khai. Do đó, tính tuân thủ, tự giác của NNT cũng được nâng cao. Việc tính thuế và kê khai thuế dựa trên chứng từ, số liệu, sổ sách thực tế của đơn vị bằng việc áp dụng kê khai thuế qua mạng (HTKK, iHTKK), nộp thuế qua Web nộp thuế điện tử thay cho việc nhập bằng thủ công đã làm giảm đáng kể khối lượng công việc cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ khai thuế; số liệu chính xác hơn; người nộp thuế đã ý thức hơn được trách nhiệm trong việc kê khai và nộp tờ khai thuế.

Hiện nay, tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang đang áp dụng phần mềm “Hỗ trợ kê khai thuế - HTKK” của Tổng cục Thuế cho DN đang hoạt động trên địa bàn Chi cục thuế quản lý. Đây là phần mềm ứng dụng nhằm hỗ trợ DN trong việc xử lý tính toán lập các tờ khai thuế theo quy định của pháp luật.Khi kê khai xong các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, hệ thống sẽ kiểm tra xem xét tất cả các thủ tục bắt buộc phải nhập đã nhập thông tin chưa, đồng thời đối chiếu kiểm tra giữa các chỉ tiêu có đúng quy định kê khai không. Do đó, khi DN nộp hồ sơ thuế qua mạng (TOKKEN - Chữ ký số), tờ khai đã được kiểm tra tính liên hoàn của số liệu. Phần mềm này giúp công chức thuế giảm bớt được rất nhiều thời gian, nhân lực, sai sót trong quá trình nhập thông tin dữ liệu của NNT cũng như kiểm tra ban đầu về hình thức, thủ tục khai thuế.

Những năm qua cùng với sự phát triển các DN thì số lượng hồ sơ khai thuế của DN ngày càng tăng lên (Bảng 2), đòi hỏi trách nhiệm của cán bộ kiểm tra trong công tác quản lý, giám sát, đôn đốc DN nộp hồ sơ khai thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)