Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV quản lý và kinh doanh dịch vụ SDU thuộc công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị sông đà – tổng công ty sông đà (Trang 38 - 41)

Harold Koontz, Cyril O’donnell, Heinr Weihrich “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”. Masaaki Imai – Kaizen - Chìa khóa thành công về quản lý của Nhật Bản.

Đề tài Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Đềtài cấp Nhà nước, Mã số: KX.04.16/06-10, thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước: “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006 - 2010”. Đề tài là

thức Việt Nam; về phương pháp tiếp cận nghiên cứu trí thức, các khái niệm, quan niệm về trí thức, những nhận định, đánh giá ưu điểm, hạn chế, nhược điểm, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức qua các thời kỳ cách mạng và những năm qua; luận giải yêu cầu, nhiệm vụ mới của sự nghiệp đổi mới đất nước trong điều kiện mới; chỉ ra và phân tích những vấn đề cấp thiết và cơ bản về xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

Phạm Minh Hạc (1994): “Con người – Mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội”,

Chương trình KH-CN Nhà nước KX-07, Hà Nội. Đề tài đề cập đến đội ngũ trí thức giáo dục đại học; Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng và đãi ngộ ở nước ta; Những khía cạnh khácnhau của đội ngũ trí thức giáo dục đại học, với tư cách là một bộ phận của trí thức Việt Nam, lực lượng giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học góp phần quyết định chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nguyễn Duy Bắc, (2013):“Đặc điểm của con người Việt Nam với việc quản lý nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay”, Đề tài cấp Bộ, Học Viện Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội. Đề tài đã phân tích những đặc điểm cơ bản của con người Việt Nam, những ưu điểm và nhược điểm từ đặc điểm đó; đưa ra và luận giải một số vấn đề phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay từ thực tiễn đặc điểm của con người Việt Nam và yêu cầu của thời kỳ mới.

Tô Ngọc Trâm (2015): "Phát triển nguồn nhân lực tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Lao động. Từ những vấn đề lý luận chung, luận văn đã chỉ ra được hiện trạng nguồn nhân lực, các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp

phát triển nguồnnhân lực của trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới.

Nguyễn Anh Đức (2016): “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Sinh thái và Bảo vệ công trình đến năm 2020”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Thủy lợi. Vận dụng lý luận về nguồn nhânlực và chất lượng nguồn nhân lực, tác giả đã đánh

giá thực trạng trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty, chỉ ra những ưu nhược điểm và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượngnguồn nhân lực tại đơn vị.

nguồn nhân lực, tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu trên là những công trình nghiên cứu với qui mô sâu rộng trong những lĩnh vực sản xuất kinh doanh trọng yếu, do đó

chưa có nhiều đề tài nghiên cứu đề cập đến lĩnh vực quản lý nhà và bất động sản. Với điều kiện thực tế của đơn vị nói riêng cũng như xem xét đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung tác giả đã đưa ra những phân tích để có được một số đánh giá và giải pháp phù hợp để quản lý nguồn nhân lực hiệu quả. Hơn nữa với tốc độ đô thị hóa ở

Việt Nam nhanh như hiện nay, số lượng nhà chung cư gia tăng ngày càng lớn, việc nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực tại các công ty kinh doanh trong lĩnh vực nhà và bất động sản là hết sức cấp thiết. Bởi vậy, việc nghiên cứu các giải phápnhằm hoàn thiện công tác Quản lý nguồn nhân lựctại Công ty TNHH MTV Quản lý và kinh doanh dịch vụ SDU có ý nghĩa thực tiễn quan trọng cho Công ty nói riêng và các doanh nghiệp hoạtđộng trong cùng lĩnh vực nói chung.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã hệ thống hóa những lý thuyết cơ bản nhất về Quản lý nguồn nhân lực,

bao gồm: Thứ nhất là khái niệm và vai trò của Quản lý nguồn nhân lực; thứ hai là các nội dung chính của công tác Quản lý nguồn nhân lực(hoạch định, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá năng lực nhân viên và thù lao), thứ ba là các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này. Bên cạnh đó, luận văn còn trình bày một số kinh nghiệm về Quản lý nguồn nhân lựctrên thế giới và tại Việt Nam, để từ đó xây dựng nên cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng quản trị nhân lực tại đơn vị nghiên cứu trong chương 2 tiếp sau đây.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN

LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MTV QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH DỊCH

VỤ SDU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV quản lý và kinh doanh dịch vụ SDU thuộc công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị sông đà – tổng công ty sông đà (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)