Nghĩa của công tác đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 28)

7. Bố cục của nghiên cứu

1.1.2. nghĩa của công tác đào tạo nguồn nhân lực

1.1.2.1. Đối với các tổ chức sử dụng lao động

- Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ;

- Đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đó là một hoạt động sinh lợi đáng kể;

- Đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả ngày càng cao.

Nếu làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực sẽ đem lại nhiều tác dụng cho các tổ chức sử dụng lao động:

- Trình độ tay nghề nâng lên, năng suất lao động tăng;

- Nâng cao chất lượng thực hiện công việc, giảm tai nạn lao động, giảm bớt sự giám sát vì người lao động có khả năng tự giám sát mình, nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức.

1.1.2.2. Đối với bản thân người lao động

- Giúp người lao động nâng cao trình độ học vấn, nghiệp vụ chuyên môn để theo kịp với điều kiện khoa học và kỹ thuật mới;

- Đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động, là một trong những yếu tố tạo nên động cơ lao động tốt;

- Tăng động lực làm việc cũng như nâng cao niềm tự hào về nghề nghiệp của bản thân và gắn bó hơn với tổ chức.

1.1.2.3. Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội

- Là vấn đề sống còn của đất nước. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là những khoản đầu tư chiến lược và chủ chốt cho sự phồn vinh của đất nước;

- Nâng cao trình độ tay nghề, khả năng chuyên môn của nguồn nhân lực ngày càng cao thì càng làm cho nề kinh tế phát triển;

- Tăng sự hiểu biết về luật pháp, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhóm lợi ích, các dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)