Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 70)

7. Bố cục của nghiên cứu

2.1.3. Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bảng 2.3.Thực trạng về nguồn nhân lực du lịch

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu/Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng số lao động 1.837 1.891 1.892 2.179 2.473

Phân theo trình độ đào tạo

+Trên đại học 4 7 7 7 7

+ Đại học, cao đẳng 403 438 439 495 551

+ Trung cấp 622 600 600 759 912

+ Sơ cấp 232 300 300 341 368

+ Chưa được đào tạo 576 546 546 577 635

Phân loại theo lao động

+ Đội ngũ QLNN về DL 49 75 76 102 145

+ LĐ QL tại các DN 201 209 209 229 242

Phân theo ngành nghề kinh doanh

+ Khách sạn, nhà hàng 1.454 1.470 1.470 1.689 1.821

+ Lữ hành 11 13 13 17 16

+ Khác 122 124 124 142 249

Theo số liệu của Bảng 2.3 ta thấy lao động trong ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu không ngừng tăng lên qua các năm nhưng so với tiềm năng du lịch của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thì số lao động trên là quá ít. Về trình độ đào tạo tính đến năm 2016, lao động có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất (36.8%) với 912; tiếp đến là chưa được đào tạo (25,6%) với 635 người; đại học, cao đẳng (22,3%)với 551 người; sơ cấp (14,9%) với 368 người; thấp nhất là trên đại học (0,4%) với 7 người.

2.1.3.1. Tình hình chung

Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, trong giai đoạn 2016 – 2020 tỉnh sẽ tập trung kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh phát triển vào 4 loại hình du lịch trọng điểm gồm: du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch lịch sử tâm linh và du lịch sinh thái chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, tổng doanh thu du lịch đạt 28.242 tỷ đồng, tố độ tăng doanh thu bình quân hàng năm là 14 %, đón khoảng 106 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 3,7 triệu lượt khách quốc tế. Để đạt được mục tiêu đề ra, trong thời gian tới tỉnh sẽ đặc biệt chú trọng tăng cường kết nối giữa các đơn vị kinh doanh du lịch, quan tâm đến chất lượng, tạo sản phẩm mới hấp dẫn cho du khách, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Trong những năm qua, chất lượng ngành du lịch không ngừng phát triển, để đẩy mạnh ngành “ công nghiệp không khói” một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, vì vậy trong những năm gần đây, Bà Rịa – Vũng Tàu đã xác định phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành, nguồn nhân lực du lịch từ đó cũng ngày càng tăng lên. Nguồn lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

- Lao động trực tiếp là số lao động làm việc trong các doanh nghiệp du lịch như: công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác.

-Lao động gián tiếp trong du lịch là những người làm việc trong các ngành kinh tế khác như: nông nghiệp, ngư nghiệp, chế tạo máy nhưng tham gia vào các hoạt động liên quan đến hoạt động du lịch.

Đến năm 2016 toàn tỉnh có 2.473 lao động làm việc trong các cơ quan quản lý du lịch, công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác...Số

hướng dẫn viên được cấp thẻ là 93 trong đó 23 hướng dẫn viên quốc tế và 70 hướng dẫn viên nội địa.

Bảng 2.4. Tình hình chung về nhân lực du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Đơn vị tính: Người

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng số 1837 1891 1892 2179 2.473

4.1. Lao động trực tiếp 1.453 1.551 1.625 1.691 1.911

4.2.Cán bộ quản lý 384 340 267 488 562

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

2.1.3.2. Đối với nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và đơn vị sự nghiệp du lịch

Toàn tỉnh hiện có 190 cán bộ công nhân viên làm việc tại các cơ quanuản lý du lịch và tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; trung tâm thông tin xúc tiến du lịch.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn CBCNV quản lý du lịch

Đơn vị tính: Người

Chuyên môn Trên đại

học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Du lịch 2 4 9 11 0 Ngoại ngữ 0 10 20 18 0 Khác 5 54 35 19 3 Tổng 7 68 64 48 3

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Qua bảng trên cho thấy, trong tổng số cán bộ quản lý, trình độ đại học chiếm tỉ trọng cao nhất với 68 người (chiếm tỷ lệ 35,6%), trên đại học 7 người (chiếm tỷ lệ 4,2%), cao đẳng 64 người (chiếm tỷ lệ 33,5%), trung cấp 48 người (chiếm tỷ lệ

25,1%), còn lại sơ cấp 3 người (chiếm tỷ lệ 1,2%). Bà Rịa Vũng Tàu là tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch, tuy nhiên trong cơ cấu hành chính của nước ta vẫn chưa có cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại các cấp huyện và xã, cán bộ quản lý nhà nước về du lịch chủ yếu tập trung ở các đơn vị cấp tỉnh. Điều này gây khó khăn trong công tác tham mưu, quản lý, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch ở các cấp địa phương.

Ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, đòi hỏi cao về hiểu biết cũng như trình độ ngoại ngữ. Nhưng qua bảng số liệu ta có thể thấy, số lượng người đào tạo chính thức về du lịch còn rất hạn chế mà chủ yếu là ngoại ngữ và các ngành khác....Điều này cho thấy nguồn nhân lực trong các cấp quản lý du lịch không chỉ thiếu về số lượng mà còn thiếu trầm trọng về đội ngũ có trình độ chuyên ngành du lịch.

- Về trình độ lý luận chính trị, + Cử nhân chính trị: 01 người + Cao cấp chính trị: 01 người + Con lại là trung cấp và sơ cấp

2.1.3.3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Hiện nay, trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có 2.282 người được phân loại theo các nội dung như sau:

- Theo trình độ đào tạo;

+ Đại học, cao đẳng: 419 người + Trung cấp: 864 người

+ Sơ cấp: 365 người + Dưới sơ cấp: 635 người - Theo hình thức đào tạo;

Tổng số người được đào tạo trong nước là 2.282 người, chiếm 100% trong tổng số lao động trong các doanh nghiệp du lịch. Đây là một hạn chế rất lớn khi ngành du lịch của tỉnh hội nhập sâu hơn vào hoạt động của khu vực và thế giới.

Bảng 2.6. Nguồn nhân lực được đào tạo nghiệp vụ

Đơn vị tính: Người

TT Nghiệp vụ Tổng

1837

Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Bồi dưởng Tự đào tạo

SL % SL % SL % SL % SL %

I. Khách sạn: 1821

1 Nghiệp vụ lễ tân 240 8 3,33 80 33,33 50 20,83 22 9,16 80 33,33

2 Nghiệp vụ buồng 516 4 0,77 74 14,34 123 23,83 50 9,68 265 51,35

3 Nghiệp vụnhà hàng 434 4 0,92 60 13,82 98 22,58 74 17,05 198 45,62

4 Nghiệp vụ an ninh khách sạn 240 1 0,41 8 3,33 50 20,83 21 8,75 160 66,66 5 Kỹ thuật chế biến món ăn 342 10 2,92 114 33,33 171 50 20 5,84 27 7,91 6 Nghiệp vụ đặt giửchổ khách sạn 31 2 6,45 5 16,12 5 16,12 9 29,03 10 32,25 7 Quảnlý khách sạn 18 2 11,11 4 22,22 5 27,77 1 5,55 6 33,33 II. Lữ hành : 16 8 Nghiệpvụđại lý lữ hành 2 1 50 1 50 9 Nghiệpvụhướng dẫn du lịch 10 3 30 2 20 1 10 1 10 3 30 10 Nghiệpvụđiềuhànhtour 3 1 33,3 1 33,3 1 33,4 11 Nghiệpvụđặtchổlữhành 1 1 100

Tổng số người được đào tạo nghiệp vụ là 2.079 người, chiếm 84% trong tổng số lao động trong các doanh nghiệp du lịch. Lao động các ngành: Khách sạn 1.821 người chiếm 87,3%; lữ hành 16 người chiếm 0,7%; khác 249 người chiếm 12%.

2.1.3.4. Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Bảng 2.7. Mức độ đáp ứng nhu cầu công việc của nguồn nhân lực

Đơn vị tính: Người

TT Số lượng cần đào tạo,bồi dưởng(người)

Mức độ đáp ứng yêu cầu hiệntại Mức độ quan trọng (ưu tiên) Kém Yếu TB Khá Tốt Không cần Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất Quan trọng 1.Năng lực cơ bản 370

1.1 Kỹ năng giao tiếp, chủ tọa, đàm phán 20 x x

1.2 Kiếnthức quản lý, lãnh đạo 150 x x

1.3 Ngoại ngữ 200 x x 1.Tiếng Anh 100 x x 2.Tiếng Pháp 20 x x 3.Tiếng Trung 30 x x 4.Tiếng Nhật 30 x x 5. Khác 20 x x 1.4 Tin học 100 x x

2.1 Hoạch định chính sách 10 x x

2.2 Quy hoạch, kế hoạch phát triển Du lịch 10 x x

2.3 Thống kê Du lịch 120 x x

2.4 Quản trị thông tin Du lịch 20 x x

2.5 Nghiên cứu thị trường, Makerting, xúc tiến, quảng bá Du lịch

30 x x

2.6 Quản lý phát triểncác loại hình du lịch sinh thái, văn hóa,sự kiện

30 x x

2.7 Quản lý phát triểnnguồn nhân lực du lịch 50 x x

2.8 Quản lý khu, điểm du lịch, đô thị du lịch 30 x x

2.9 Khai thác, phát triển sản phẩm du lịch 50 x x

2.10 Quản lý bảo vệ môitrường du lịch và phát triển bền vững

30 x x

2.11 Quản lý du lịch 50 x x

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Chú thích:

Mức độ đáp ứng nhu cầu hiện tại: Kém =1, yếu=2, trung bình =3, khá =4, tốt=5

Nhận thức được tầm quan trọng cần ưu tiên, phần lớn ý kiến đánh giá tập trung cao vào các lĩnh vực chuyên sâu trong kinh doanh là chính, mức điểm chủ yếu là 5. Điểm yếu nhất của lực lượng lao động ngành du lịch hiện nay là các kỹ năng và ngoại ngữ, trong các kỹ năng đặc biệt quan trọng là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm. Riêng với một số lĩnh vực chỉ được đánh giá quan trọngnhư thống kê du lịch, quản trị thông tin du lịch. Điều này cũng cần phải xem xét cách lập bảng hỏi khi tỷ trọng phiếu hỏi tập trung vào nhân viên chứ không phải nhà quản trị nên kết quả như vậy.

Đối với nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch ở trong các cơ quan hành chính đang thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn. Một tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo cũng như có hoạt động du lịch sôi động vào loại bậc nhất ở nước ta nhưng số cán bộ quản lý du lịch trong các cơ quan còn quá ít. Nhiều địa phương không có cán bộ quản lý hoạt động du lịch. Chuyên ngành đào tạo du lịch của đội ngũ này còn rất ít chỉ có 26 người chiếm tỷ lệ 13, 68% trong tổng số lao động làm công tác quản lý du lịch. Trình độ lý luận chính trị, kiến thức và nghiệp vụ quản lý còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Như vậy với thực trạng về số lượng và chất lượng của đội ngũ nhân lực quản lý ngành du lịch là chưa đáp ứng được thực trạng phát triển của hoạt động du lịch trong hiện tại và tương lai. Trong thời gian tới cần có chiến lược quy hoạch đào tạo, bổ sung kịp thời cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, tình trạng đào tạo theo kiểu thừa thầy thiếu thợ trở nên phổ biến làm giảm chất nguồn nhân lực, nhất là ngành du lịch nên tác giả đưa ra yếu tố quản lý ở hạng quan trọng.

Tương tự như trong các cơ quan quản lý nhà nước, trong các doanh nghiệp du lịch số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế. Phần lớn lao động trong các doanh nghiệp du lịch kể cả chuyên môn và nghiệp vụ đều có trình độ thấp. Trong tổng số lực lượng lao động, trình độ chủ yếu là trung cấp, sơ cấp, tự bồi dưỡng, tự đào tạo (luôn chiếm trên 50%) tổng số lao động đã qua đào tạo).

Bên cạnh đó, đào tạo chuyên ngành du lịch rất thấp, còn lại là được đào tạo ở các chuyên ngành khác qua làm việc trong các doanh nghiệp du lịch. Trong từngloại hình dịch vụ, dịch vụ khách sạn chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm 99,12 % dịch vụ lữ hành chỉ chiếm 0,88%. Sự chênh lệch về tỷ lệ cho thấy đang mất cân đối giữa các loại hình dịch vụ du lịch ở Bà Rịa Vũng Tàu.

Qua phân tích trên cho thấy, nguồn nhân lực du lịch Bà Rịa Vũng Tàu đang thiếu hụt một số lượng rất lớn (chưa tính nhu cầu số lượng tăng thêm hàng năm), trình độ nguồn nhân lực chủ yếu ở trình độ trung cấp và sơ cấp, thiếu đội ngũ chuyên gia, có trình độ cao, quản lý có kinh nghiệm, cơ cấu ngành nghề nguồn nhân lực chưa thật sự hợp lý, khả năng đáp ứng sự phát triển của ngành du lịch của lực lượng lao động ở Bà Rịa Vũng Tàu trong lĩnh vực quản lý cũng như kinh doanh là tương đối thấp. Do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch cũng như tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

2.2.Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế:

2.2.1. Xác định mục tiêu đào tạo

Xác định mục tiêu đào tạo là bước quan trọng trong tiến trình đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Vì vậy trong thời gian qua ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã xây dựng các chương trình nội dung đào tạo, xác định các hình thức tiến hành đào tạo thông qua các trường lớp chính quy và tại nơi làm việc. Do đó thông qua các chương trình đào tạo và các lớp đào tạo đã đạt kết quả tốt sau quá trình đào tạo.

Đào tạo thay đổi kỹ năng và thái độ giao tiếp:

Các phương pháp phù hợp với chương trình đào tạo thay đổi kỹ năng và thái độ giao tiếp bao gồm các hội nghị, thảo luận, đóng vai, xây dựng hành vi và huấn luyện nhạy cảm. Huấn luyện khả năng ra quyết định và giải quyết vấn đề:

Các phương pháp phù hợp bao gồm: phương pháp phân tích, giải quyết tình huống, trò chơi kinh doanh.

Sơ đồ 2.1.Mục tiêu về kiến thức

Sơ đồ 2.3.Mục tiêu thái độ

2.2.2. Xác định nhu cầu đào tạo

Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo – phát triển như sau

Việc xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch không giống nhau giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh du lịch.Trong khi doanh nghiệp xác định nhu cầu đào tạo trực tiếp từ yêu cầu kinh doanh thì các cơ quan quản lý chỉ có thể gián tiếp xác định. Việc xác định nhu cầu đào tạo ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang được thực hiện theo cách tự nhiên với mức độ kiểm soát rất thấp. Cụ thể việc xác định nhu cầu như sau:

Phía cơ quan quản lý nhà nước

Hiện tại các cơ quan quản lý du lịch ở Bà Rịa Vũng Tàu chỉ xác định nhu cầu đào tạo bằng các biện pháp gián tiếp và mang nặng tính hành chính. Hàng năm, nhu cầu đào taọ của các doanh nghiệp và tổ chức du lịch sẽ được tổng hợp thông tin từ báo cáo nhu cầu của các cơ quản quản lý nhà nước các cấp.

Cách thức xác định nhu cầu này khá đơn giản nên kết quả tổng hợp chỉ biết được một cách tổng quát các ngành nghề du lịch cần đào tạo. Không thể cung cấp đầy đủ những thông tin về năng lực chuyên môn cần đào tạo, khả năng tài chính của người học.

Mặt khác các cơ quan quản lý nhà nước du lịch cũng không thế biết được mức độ đáp ứng của các cơ sở đào tạo như thế nào.Vì thực chất việc quản lý các cơ sở đào tạo thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý chuyên ngành về giáo dục và đào tạo các cấp.

Từ đó, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong đào tạo nhân lực du lịch rất hạn chế, không chặt chẽ, thiếu thông tin, quyết định chậm trể và hiệu quả thấp.

Phía doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thường làm rất chi tiết và cụ thể trong việc các định nhu cầu đào tạo. Tuy nhiên ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu các doanh nghiệp và tổ chức du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)