Sự pháttriển của ngành du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 50)

7. Bố cục của nghiên cứu

1.3.1. Sự pháttriển của ngành du lịch

Sự phát triển của ngành du lịch được phản ánh bằng: (1) Sự gia tăng qui mô của ngành theo chiều hướng đi lên; (2) Chất lượng các dịch vụ được nâng cao;

(3) Các nguồn lực sử dụng trong du lịch được khai thác phân bố hiệu quả (Nguyễn Đình Hòe- Vũ Quang Hiếu và Bùi Quang Bình(2010)).

Quá trình phát triển đòi hỏi nhiều hơn các yếu tố nguồn lực được huy động vào quá trình phát triển trong đó có nguồn nhân lực. Không chỉ về số lượng để đáp ứng quy mô mở rộng các cơ sở du lịch, phát triển sản phẩm du lịch mà còn do nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Do tính chất đặc thù của sản phẩm du lịch là dịch vụ. Sản phẩm này cả số lượng và chất lượng của nó phụ thuộc vào cả số lượng và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Cảm giác hài lòng của khách du lịch với bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào của du lịch như phòng nghỉ, tham quan, nghỉ dưỡng,… phụ thuộc rất

nhiều vào thái độ hành vi ứng xử của nhân viên trong công việc cũng như những kỹ năng hay tính chuyên nghiệp của nhân viên du lịch. Nhiều khi chỉ là một nụ cười, thái độ niềm nở của lễ tân khi đón tiếp khách cũng đem tới ấn tượng ban đầu như trở về với nơi thân quen của mình. Hay cách giải quyết những tình huống phát sinh trên những chuyến tham quan của nhân viên hướng dẫn, giúp khách du lịch giải quyết những khó khăn cũng tạo được ấn tượng tốt. Sự hiểu biết về nền văn hóa hay phong tục tập quán và cách truyền thông những thông tin này tới khách du lịch cũng gây ấn tượng mạnh cho khách.

Những kỹ năng kiến thức của nhân viên du lịch phải đáp ứng cho công việc do vậy mà những kỹ năng kiến thức này của nhân viên du lịch cũng sẽ tăng lên theo yêu cầu của việc mở rộng danh mục cũng như tăng sản phẩm du lịch mới.

Sự phát triển du lịch đòi hỏi mở rộng quy mô hoạt động du lịch sẽ tăng nhu cầu lao động du lịch để khai thác và sử dụng các nguồn lực khi mở rộng nó. Ngoài ra mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ đòi hỏi nhiều lao động hơn vì đặc thù của du lịch khó có thể sử dụng máy móc thay thế mà vẫn phải sử dụng lao động con người nên phải tăng thêm nhu cầu lao động. Để chất lượng dịch vụ tốt hơn thì nhân viên cũng phải được đào tạo tốt hơn.

Nhu cầu về dịch vụ cũng rất phong phú và luôn luôn thay đổi do vậy kỹ năng, kiến thức của nhân viên du lịch cũng luôn phải được bổ sung và cập nhật cũng như được trang bị mới. Nghĩa là nhu cầu được đào tạo và đào tạo lại luôn song hành cùng với quá trình phát triển của ngành du lịch.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy những địa phương có ngành du lịch phát triển luôn là những nơi có hệ thống đào tạo nguồn nhân lực du lịch phát triển và ngành này đã trở thành ngành dịch vụ phát triển tốt. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống này cũng đi liền với môi trường vĩ mô thuận lợi khác nữa.

Như vậy, sự phát triển du lịch yêu cầu phải có nguồn nhân lực đủ về sốlượng và đảm bảo chất lượng và qua đó cũng đặt ra yêu cầu với đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho địa phương có ngành du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)