Các chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70 - 73)

7. Bố cục của nghiên cứu

2.2.3. Các chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Chương trình đào tạo sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ đào tạo với những năng lực và chức năng cho người học. Hiện tại hệ thống cơ sở đào tạo ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại

chỗ cho ngành Du lịch tỉnh nhà. Theo Sở Văn hoá, Thể thao và du lịch tỉnh BR- VT, từ năm 2011 đến nay, tốc độ tăng trưởng khách du lịch của tỉnh là 12, 6 % năm, doanh thu ngành du lịch tăng ổn định khoảng 15, 3 %. Toàn tỉnh có trên 150 dự án du lịch còn hiệu lực, trong đó có 18 dự án đầu tư nước ngoài và 138 dự án trong nước. Khi những dự án nói trên đi vào hoạt động từ nay đến năm 2020, trong vòng 5 năm tới, ngành du lịch tỉnh BR – VT sẽ cần khoảng 14.000 lao động đã qua đào tạo để phục vụ. Trước nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực mũi nhọn , nhu cầu đào tạo là nhu cấp cấp thiết. Năm 2017 trường đại học Bà Rịa Vũng Tàu chính thức đào tạo ngành Quản trị dịch vụ và lữ hành. Đồng thời đã đào tạo chuyên ngành Quản trị Du lịch – Nhà hàng – khách sạn được 10 khoá. Đặc biệt có sự đầu tư của tập đoàn Nguyễn Hoàng sẽ thúc đẩy BVU cất cánh trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, giải quyết tình trạng khan hiếm trong lĩnh vực kinh tế mũi nhọn và đóng góp vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Các trường trung cấp nghề và các trung tâm đào tạo nghề đào tạo ở trình độ trung cấp và sơ cấp nghề với các ngành nghề như: Kỹ thuật chế biến món ăn, dịch vụ nhà hàng, nghiệp vụ lưu trú, quản trị khách sạn. Nhìn chung cơ cầu ngành nghề đào tạo còn ít, các chương trình đào tạo không nhiều, chương trình đào tạo chưa đa dạng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, quy mô đào tạo (tuyển sinh chuyên ngành du lịch) còn rất nhỏ. Các ngành nghề đào tạo về du lịch chỉ tập trung ở hệ cao đẳng hay đào tạo từ xa, quy mô đào tạo còn rất nhỏ, mỗi năm chỉ tuyển sinh khoảng vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh nhà.

Bảng 2.8. Các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo ở Bà Rịa Vũng Tàu

Cơ sở đào tạo Chương trình Trình độ Quy mô

( học viên)

Đại học Bà Rịa Vũng Tàu

Việt Nam học, nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, tin học… Cử nhân 100- 150 Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu Kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ lưu trú, quảntrị khách sạn, dịch vụ nhà hàng. Cao đẳng và trung cấp 450-500 Trường trung cấp nghề Vũng Tàu Kỹ thuật chế biến món ăn Trungcấpvà Sơ cấp 100- 150

Trường trung cấp kinh tế Vũng Tàu

Hướng dẫn du lịch

Trung cấp 50

Các trung tâm dạy nghề có đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch

Kỹ thuật chế biến món ăn

Sơ cấp 100-150

Nguồn: Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Từ bảng 2.18 cho thấy trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã có một số cơ sở đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến ngành du lịch ở các trình độ khác nhau. Tuy nhiên các mã ngành đào tạo còn ít hay chính là các chương trình đào tạo không nhiều. Đã vậy cơ cấu các ngành nghề đào tạo giữa các cơ sở gần như giống nhau trong khi nhu cầu ngành nghề du lịch rất nhiều và đa dạng. Đó là chưa kể tới chất lượng của các chương trình đào tạo như thế nào liệu có đáp ứng được các yêu cầu của thực tế hay không. Nói tóm lại, chương trình đào tạo cưa đa dạng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Quy mô đào tạo (tuyển sinh chuyên ngành du lịch) còn rất nhỏ, trung bình hàng năm các cơ sở đào tạo tuyển sinh khoảng 200- 300 sinh viên liên quan đến ngành du lịch Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học. Số lượng ra trường cũng ở mức tương tự. Với quy mô tuyển sinh và ra trường cũng ở mức tương tự. Với quy

mô tuyển sinh và ra trường như vậy là chưa đáp ứng được về mặt số lượng chứ chưa đề cập đến cơ cấu và chất lượng.

Ngoài ra công tác bồi dưỡng kiến thức và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên cũng như người dân tham gia trực tiếp và gián tiếp vào ngành du lịch cũng rất quan trọng, nhưng hầu như các chương trình này rất ít. Số lượng các lớp tập huấn quá ít, chỉ lại tập trung vào một số đối tượng, bộ phận, khu vực. Bên cạnh đó, chất lượng của các lớp bồi dưỡng cũng còn rất nhiều hạn chế do chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)