7. Bố cục của nghiên cứu
1.2.1. Xác định mục tiêu đào tạo
Đào tạo, bồi dưỡng là một nhiệm vụ quan trọng, nó không chỉ nâng cao năng lực công tác cho CBNV hiện tại mà chính là đáp ứng các yêu cầu về nhân lực trong tương lai của doanh nghiệp đó. Để thực hiện được nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thì cần phải xây dựng qui trình đào tạo phù hợp, qua đó xác định từng bước theo đặc điểm cụ thể.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ qui trình đào tạo
Mục tiêu đào tạo là cơ sở để định hướng các nổ lực đào tạo, xác định các chương trình nội dung đào tạo, các hình thức tiến hành, thời gian và đối tượng tham gia. Mục tiêu đào tạo cũng phải xác định học viên phải tiếp thu học hỏi được gì về kiến thức và kỹ năng, thông qua đó họ sẽ có những hành vi và thái độ tích cực hơn với công việc hiện tại và đạt các kết quả tốt sau quá trình đào tạo.
Xác định mục tiêu đào tạo tức là phải xác định mục đích, yêu cầu của sản phẩm khi quá trình đào tạo kết thúc.
Xác định mục tiêu đào tạo giúp tìm ra sự sai khác giữa yêu cầu công việc và khả năng của người lao động nhằm hạn chế sự sai khác đó đến mức tối đa.
Việc xác định mục tiêu đào tạo trước hết phải xuất phát từ yêu cầu công việc, từ mục tiêu của tổ chức, từ chiến lược phát triển của đơn vị.
Các mục tiêu này là cơ sở để định hướng các nỗ lực đào tạo, là cơ sở để xác định các chương trình, nội dung đào tạo, các hình thức tiến hành, thời gian và đối tượng tham gia.
Đồng thời, mục tiêu cũng phải xác định học viên phải tiếp thu học hỏi được gì về kiến thức và kỹ năng, thông qua đó họ sẽ có những hành vi và thái độ tích cực hơn đối với công việc hiện tại và đạt các kết quả tốt sau quá trình đào tạo.
Khi thiết lập mục tiêu đào tạo cần phải tuân thủ các nguyên tắc về tính cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, có liên quan và hạn định thời gian hợp lý.
Đào tạo có thể được đánh giá ở bốn cấp độ: phản ứng, kiến thức sau đào tạo, hành vi trên công việc và kết quả. Tương tự, mục tiêu có thể được diễn giải, trình bày cho mỗi cấp độ này. Kết quả cuối cùng của đào tạo là kết quả đo lường được ở mức độ nhóm hoặc tổ chức.
Ngoài ra, các nhà tổ chức đào tạo chú ý các ưu điểm sau: - Tạo dễ dàng cho việc kiểm tra và chấm điểm công bằng;
- Mục đích đào tạo, nội dung đào tạo và quy trình đánh giá vừa nhất quán vừa quan hệ chặt chẽ với nhau;
- Mục tiêu đào tạo cho phép người phụ trách đào tạo xác định hoạt động và tài liệu đào tạo nào hiệu quả;
- Mô hình đào tạo hợp lý phải xác định được trình tự giữa mục tiêu và nội dung;
Cải tiến mối quan hệ giữa người phụ trách đào tạo và người cần đào tạo; Khuyến khích người cần đào tạo tự đánh giá vì họ biết họ cần phải đạt được cái gì;
Hỗ trợ hiệu quả việc đào tạo của người lao động và giảm bớt lo lắng vì có hướng dẫn và xác định các mục tiêu cụ thể.