Đánh giá kết quả đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46 - 48)

7. Bố cục của nghiên cứu

1.2.5. Đánh giá kết quả đào tạo

Giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ đào tạo là giai đoạn đánh giá. Đánh giá là việc xác định mức độ các hoạt động đào tạo đáp ứng mục tiêu. Đánh giá kết quả đào tạo là để xác định chương trình đào tạo có đáp ứng được mục tiêu đào tạo đưa ra hay không và những thay đổi về hiệu quả đó của học viên có thể kết luận là do chương trình đào tạo mang lại hay không. Tuy nhiên, đánh giá thường được hoàn tất một cách nghèo nàn hoặc hoàn toàn bỏ qua. Một lý do cho việc này là nhà quản trị đơn giản quá mức tiến trình đào tạo. Lý do khác là những nhà quản trị đã chiến thắng trong chương trình đào tạo để có thể cảm thấy bị đe dọa bởi viễn cảnh đánh giá bất lợi.

Việc đánh giá được thực hiện để tìm hiểu xem chương trình đào tạo đảm bảo: lượng kiến thức, kỹ năng học viên tiếp thu và đặc biệt khả năng và mức độ ứng dụng của các kỹ năng và kiến thức đó vào trong công việc thực tiễn. Theo Worthen và Senders, đánh giá là sự xác định chính thức về chất lượng, hiệu quả của một chương trình đào tạo. Còn Bruce Tuckman cho rằng, đánh giá là phương tiện xác định xem chương trình đào tạo có đáp ứng các mục đích của nó.

Muốn đánh giá chính xác hiệu quả đào tạo của một mô hình đào tạo phải được xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá.

Hệ thống Kirkpatrick gồm 4 cấp độ:

Cấp độ 1: Phản ứng học viên hài lòng với khóa học họ tham dự không? + Tìm hiểu phản ứng của học viên đối với khóa học họ tham dự;

+ Sau khi kết thúc khóa học, thông qua các phiếu thăm dò được phát cuối khóa để thu thập các ý kiến của học viên về những khía cạnh của khóa học.

+ Kết quả học tập được xác định dựa trên lượng kiến thức, kỹ năng,thái độ mà học viên tiếp thu được từ khóa học;

+ Xác định mức độ mà học viên có thể cải thiện, nâng cao mở rộng kiến thức và kỹ năng của họ sau khi tham dự khóa học thông qua bảng câu hỏi thăm dò ý kiến, khảo sát, kiểm tra lý thuyết trên giấy, kiểm tra thực hành, đánh giá theo nhóm, tự đánh giá;

+ Học viên tham gia trước khi khóa học bắt đầu và kỳ thi sau khóa học kết thúc để xác định một cách tương đối ảnh hưởng của việc đào tạo đối với họ.

Cấp độ 3: Ứng dụng: Học viên có ứng dụng được những gì họ tiếp thu từ khóa học vào công việc của họ không hoặc sau sưu khóa học họ có nâng cao được hiệu quả công việc của mình không?

+ Khả năng và mức độ ứng dụng của kiến thức và kỹ năng học viên đạy được từ khóa học vào công việc của họ;

+ Việc đánh giá này tốt nhất nên thực hiện ba hay sáu tháng sau khóa học. + Kết hợp so sánh hai kết quả đánh giá: kết quả của test trước và sau đào tạo với kết quả sau ba hoặc sáu tháng;

+ Công tác đánh giá cấp độ này cần được thực hiện nhiều lần trong năm. Cấp độ 4: Chương trình đào tạo được ảnh hưởng thế nào đối với tổ chức? + Đánh giá hiệu quả thông qua ảnh hưởng của nó với kết quả kinh doanh; + Điểm khác biệt cấp độ này với cấp độ 3 là việc đánh giá được thực hiện ở cấp độ tổ chức nói chung, nghĩa là nó phản ánh mục tiêu cao nhất của chương trình đào tạo, đó là lợi nhuận của tổ chức thu được từ kinh phí đầu tư đào tạo;

+ Có hồ sơ theo dỏi biểu hiện công tác của nhân viên, các dữ liệu về chi phí, năng suất, thu nhập, thời gian cần thực hiện một công việc cần được thu thập trước và sau khi học viên tham dự chương trình đào tạo, sau đó so sánh với kết quả để định lượng kết quả của đào tạo.

Phương pháp định lượng: Được tính gián tiếp thông qua các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức du lịch trước khi đào tạo.

- Tổng doanh thu - Tổng lợi nhuận - Tỷ suất lợi nhuận - Thu nhập bình quân,…

Tất cả những phương pháp đánh giá trên thích ứng với người sử dụng nhân lực sau khi đào tạo nhưng với các cơ quan quản lý nhà nướcvề đào tạo thì việc đánh giá kết quả đào tạo sẽ khác hơn.

Thường chất lượng đào tạo tốt thì thì tỷ lệ học viên không kiếm được việc làm đúng nghề nghiệp sẽ thấp do vậy tiến hành điều tra mẫu với đối tượng này sẽ có kết quả để phân tích hữu ích.

Nhưng biện pháp cơ bản nhất và có tính lâu dài là phải xây dựng bộ tiêu chuẩn và thực hiện đánh giá chất lượng đào tạo với các tổ chức tham gia đào tạo nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)