7. Bố cục của nghiên cứu
1.2.3. Xác định chương trình đào tạo phù hợp
Việc lựa chọn chương trình đào tạo phải dựa vào nhu cầu mục tiêu đào tạo cũng như chi phí để đào tạo. Ngoài ra nó còn tùy thuộc vào phương tiện đào tạo và đội ngũ giáo viên trong hệ thống đào tạo.
Từ nhu cầu và mục tiêu đào tạo cũng như các điều kiện hiện có của địa phương như đã nêu ra ở phần trên, các cơ quan quản lý sẽ định hướng và điều chỉnh các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo đang hoạt động ở địa phương mình.
Chương trình đào tạo nhân lực chia thành 2 loại:
(1) Chương trình chung sẽ giúp cho người học hình thành những năng lực cơ bản chẳng hạn những thuộc tính về thể lực, về trí tuệ (quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ,…) là những điều kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả. Với những năng lực này người học có thể làm được công việc ở nhiều bộ phận khác nhau.
(2) Các chương trình chuyên sâu giúp cho người học có được những năng lực chuyên sâu (năng lực chuyên biệt, chuyên môn) là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao, chẳng hạn như: hoạch định chính sách phát triển , khai thác phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường và quảng bá xúc tiến, quản lý nguồn lực, quản trị kinh doanh ….
Hiện nay có rất nhiều trường và cơ sở đào tạo nghề cũng như đại học trong tỉnh và ngoài tỉnh đã có nhiều chương trình đào tạo cho từng đối tượng khác nhau và chất lượng cũng khác nhau và họ mời gọi để cung cấp dịch vụ đào tạo cho các cơ sở ở tỉnh. Điều đó cũng có nghĩa mức độ phù hợp của các chương trình cũng khác nhau khi các chương trình này được xem xét trong điều kiện của các địa phương.
Để có thể lựa chọn được những chương trình đào tạo cho mỗi địa phương trên thực tế những địa phương đã làm tốt công tác đào tạo cho thấy việc lựa chọn chương trình đào tạo rất quan trọng. Cách làm ở đây được sử dụng chính là cơ quan quản lý nhà nước chỉ làm vai trò trung gian, định hướng lựa chọn các chương trình đào tạo và kiểm soát việc cung cấp các chương trình đó.
(1) Điều tra và xây dựng cơ sở thông tin về các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo như các ngành nghề đào tạo, các kỹ năng cơ bản và chuyên sâu. Ngoài ra thông tin về khả năng đào tạo của họ như cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng của lực lượng giảng viên cơ hữu cũng cần thiết.
(2) Họ làm tốt việc điều tra cơ bản ngành nghề kinh doanh của các cơ sở kinh doanh cũng như nhu cầu kỹ năng công việc cần đào tạo và khả năng tài chính cho phép.
Trên cơ sở thông tin hai chiều đó các cơ quan quản lý thông báo cho các cơ sở có nhu cầu đào tạo những thông tin về các chương trình đào tạo của cơ sở cung cấp đào tạo để họ lựa chọn, tránh ký kết phải chương trình đào tạo chất lượng kém.
Các thông tin về nhu cầu chương trình đào tạo cũng được cung cấp cho các cơ sở đào tạo có liên quan để điều chỉnh bổ sung những khiếm khuyết của chương trình đào tạo.
Khi chương trình đào tạo được lựa chọn thì để được hoàn tất nó bằng cách lựa chọn các phương pháp đào tạo và phát triển các tài liệu đào tạo mà truyền tải kiến thức vàkỹ năngđược xác định trong các mục tiêu thuộc về hành vi. Điều không kém phần quan trọng là làm thế nào để những người học hiểu được nguyên tắc học. Các nguyên tắc này là cơ sở để thiết kế một chương trình đào tạo hiệu quả. Những ghi nhận trong giai đoạn này sẽ rất có giá trị trong giai đoạn đánh giá.