7. Bố cục của nghiên cứu
2.2.4. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Ngoài các chương trình đào tạo ở trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, và các trường Cao Đẳng, Trung cấp, các cơ sở đào tạo nghề, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu còn tổ chức một số khóa đào tạo khác. Các khóa đào tạo này chủ yếu là các đợt tập huấn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp cùng với các đơn vị tại Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức. Những năm qua, Sở đã tổ chức các đợt đào tạo:
- Lớp thuyết minh viên cho đội ngũ nhân viên tại làm việc tại các khu du lịch Rịa Vũng Tàu.
- Tập huấn nghiệp vụ du lịch cho đội ngủ Poster.
- Tập huấn nghiệp vụ du lịch cho đội ngủ lái xe và nhân viên phục vụ trên xe. - Tập huấn nghiệp vụ bàn, buồng, lễ tân cho các cơ sở lưu trú trên địa bàn toàn tỉnh. Những đợt tập huấn này đã phần nào đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân lực du lịch cho địa bàn toàn tỉnh. Góp phần giải quyết nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh nhà.
2.2.4.1. Công tác quản lý nguồn nhân lực và công tác quản lý đào tạo
Trước hết về công tác quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch trong tỉnh vẫn chưa có một cơ quan thống nhất quản lý. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ quản lý các lao động trong các cơ quan hành chính như tại Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch, phòng văn hóa thông tin các huyện và các doanh nghiệp nhà nước (nếu có). Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ nắm đượcsố lượng nguồn nhân lực tại các
doanh nghiệp thông qua một số cuộc điều tra được tiến hành hàng năm,còn việc quản lý vẫn thuộc về các doanh nghiệp.
Công tác quản lý đào tạo đang được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau như sở Giáo dục và đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội… nên chưa có sự thống nhất trong chương trình, quy mô tuyển sinh, đào tạo. Điều này đã ảnh hưởng đến định hướng đào tạo nguồn nhân lực du lịch phục vụ cho mục đích phát triển ngành du lịch Bà Rịa Vũng Tàu.
2.2.4.2. Tình hình cơ sở vật chất đào tạo
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch phục vụ cho các trình độ khác nhau. Đó là trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, các trường Cao Đẳng, Trung cấp và các Trung tâm đào tạo nghề. Nhưng cơ sở vật chất đào tạo còn yếu và thiếu, hạn chế về nhiều mặt, người học không có điều kiện thực hành nên nên không tích lũy và rèn được kỹ năng khiến chất lượng các chương trình đào tạo không cao.
Việc đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo thực hành đối với các cơ sở đào tạo này là một khó khăn rất lớn, không thể giải quyết trong thời điểm hiện tại. Đã vậy đầu tư lớn, nhưng quy mô đào tạo lại nhỏ, vì vậy các cơ sở chưa muốn đầu tư. Chính vì vậy, nguồn nhân lực du lịch chỉ được đầu tư vào phần lý thuyết, còn phân thực hành còn yếu.
Đặc biệt, hiện tại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu một cơ sở đào tạo về các ngành nghề bàn, buồng, lễ tân...là trường Cao Đẳng nghề du lịch Vũng Tàu, nguồn nhân lực làm việc trong các ngành nghề này chủ yếu được đào tạo từ các trường ở các tỉnh khác hoặc một số khác làm việc theo kiểu “trăm hay không bằng tay quen” chưa qua trường lớp nào. Điều này chứng tỏ nguồn nhân lực của tỉnh còn thiếu trầm trọng về trình độ chuyên môn.
Mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành,…nơi sử dụng học viên được đào tạo lỏng lẻo và không hỗ trợ nhiều cho đào tạo. Trong thực tế cũng có nhiều cơ sở kinh doanh du lịch không thiết
tha với công tác đào tạo. Họ cho rằng việc đào tạo là của các trường họ chỉ là người sử dụng nên nếu cần họ sẽ trả lương cao để thu hút lao động cần thiết.
Khoảng cách từ cơ sở đào tạo đến những điểm du lịch có khoảng cách xa nên việc đưa sinh viên tới đó sẽ rất tốn kém khiến các cơ sở đào tạo cũng không muốn đưa sinh viên đi thực tập, về nhận thức của các cơ sở đào tạo cũng là vấn đề vì hiện nay họ cũng chưa mặn mà với đào tạo nhân lực cho du lịch. Thực tế việc khắc phục thình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất có thể được giãi quyết khi việc bắt tay đào tạo giữa trường và doanh nghiệp được thực hiện tốt.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có một số cơ sở lưu trú đạt 3 sao và 4 sao, đây là những địa điểm thực hành rất tốt cho đội ngũ nguồn nhân lực sau này bởi họ không phải là những nhà giáo nhưng họ có kinh nghiệp làm việc, trình độ chuyên môn cao. Nhưng cần phải có một chế độ phối hợp và được điều hành bởi cơ quan quản lý nhà nước thì điều này mới có thể thực hiện được. Cho đến nay trong các văn bản hay điều kiện đầu tư của các cơ sở du lịch chưa có điều kiện ưu đãi khi họ tham gia đào tạo nhân lực du lịch.
2.2.4.3. Tình hình đội ngủ cán bộ giảng dạy
Bảng 2.9. Đội ngủ cán bộ giảng dạy ngành du lịch đến năm 2016
Đơn vị tính: Người Trình độ Số lượng Thạc sỹ 10 Cử nhân 21 Cao đẵng 3 Tổng cộng 34
Nguồn: Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu và các trường Cao Đẳng, Trung cấp nghề
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch dù được quan tâm rất nhiều, phục vụ cho quá trình phát triển du lịch của tỉnh. Nhưng nhìn chung quá trình này còn nhiều hạn chế như đã nêu ở trên. Một trong những nguyên nhân chính đó là đội ngũ cán bộ giảng viên còn rất ít. Tổng số cán bộ giáo viên làm công tác đào tạo nguồn nhân lực du
lịch cho tới năm 2016 chưa đến 40 người bao gồm cả cán bộ và chuyên viên của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch, như vậy số lượng là quá ít.
Phần lớn, số lượng cán bộ giảng viên chủ yếu tại các trường và cán bộ, chuyên viên tại Sở Giáo dục, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch. Do vậy, việc giảng dạy lý thuyết thuận lợi hơn việc đào tạo kỹ năng thực hành, nhất là trong điều kiện ngành du lịch luôn có sự thay đổi theo sự phát triển của thế giới khi mà nhu cầu số lượng và chất lượng dịch vụ ngày càng tăng.
Trong thời gian qua, việc tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu và cập nhật kiến thức cũng như tổ chức các đợt đào tạo ngắn hạn cho giáo viên rất hạn chế vì thiếu kinh phí. Việc mời các chuyên gia báo cáo và tham gia đào tạo hay tập huấn cũng rất ít.
2.2.5. Đánh giá kết quả đào tạo
Việc đánh giá kết quả đào tạo được thực hiện để tìm hiểu xem chương trình đào tạo đảm bảo: Lượng kiến thức, kỹ năng học viên tiếp thu và đặc biệt khả năng và mức độ ứng dụng của các kỹ năng và kiến thức đó vào công việc thực tiển.
Hiện nay, việc đánh giá kết quả đào tạo có nhiều vấn đề:
• Cơ chế đánh giá kết quả đào tạo không hợp lý
Việc đánh giá chất lượng đào tạo hiện tải chủ yếu do ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện dựa vào các chương trình đào tạo. Do đó, khi muốn đánh giá về nội dung kiến thức kỹ năng của các chương trình đào tạo thì cơ quan này rất khó khăn và lúc đó họ phải nhờ tới cơ quan quản lý du lịch.
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có chức năng kiểm tra chất lượng dịch vụ du lịch chỉ tham gia quá trình đánh giá kết quả đào tạo với tư cách thành viên khi được mời.Nghĩa là sự phối hợp chưa chặt chẽ và hạn chế hiệu quả của đánh giá kết quả.
• Phương pháp đánh giá kết quả chưa phù hợp
Hiện tại việc đánh giá chất lượng đào tạo do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì và thực hiện dựa vào các chương trình đào tạo và các báo cáo từ cơ quan quản lý Giáo dục đào tạo từ cấp huyện và thành phố.
Cách đánh giá này chỉ mang tính chất định tính và thiếu cụ thể vì các cơ quan cấp dưới này quản lý quá nhiều đối tượng và chương trình giáo dục và đào tạo.Khi cần họ lại yêu cầu các cơ sở đào tạo và các trường có liên quan báo cáo. Do vậy kết quả thiếu khách quan.
Vì vậy muốn đánh giá kết quả đào tạo phải có sự tham gia của người sử dụng học viên sau đào tạo – kết quả của đào tạo và của học viên – là những người thụ hưởng các chương trình đào tạo.
• Thiếu kinh phí cho việc đánh giá
Hiện tại chưa có một khoản kinh phí nào để tiến hành các đánh giá kết quả đào tạo. Vì hiện tại việc đánh giá như nêu trên chỉ phục vụ tổng kết của ngành Giáo dục và Đào tạo phục vụ cho định hướng chung. Ngành du lịch muốn thực hiện thì không phải phạm vi quản lý nên không có kinh phí cho thực hiện chương trình này.
• Thiếu tính chuyên nghiệp của cơ sở đào tạo du lịch
Như đã đề cập tới những lý do liên quan tới việc xác định nhu cầu tới chương trình và đội ngũ cán bộ giảng dạy cho đào tạo du lịch, đã thể hiện việc đào tạo nhân lực du lịch chưa chú trọng và mang tính chất thực hiện nhiệm vụ chính trị là chính, chưa thực sự có cơ sở chuyên sâu về đào tạo nhân lực du lịch nên họ cũng không có bộ phận kiểm định cho chính mình.
2.3. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
2.3.1. Những thành công
Trong những năm qua, đội ngũ lao động trong ngành du lịch tăng lên khá nhanh về số lượng, bước đầu đáp ứng được hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn.
Người lao động trong ngành du lịch, trình độ lao động là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Chính vì thế trong những năm qua công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ đã được coi trọng. Bằng các nguồn kinh phí từ ngân sách, hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch đã phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Du Lịch
Sài Gòn, Trường Trung cấp Du lịch & Khách sạn Saigontourist, khoa du lịch Đại học Tài chính – Marketing tổ chức nhiều khóa đào tạo bồi dưỡng về quản lý du lịch, Luật du lịch, môi trường du lịch, tiếng Anh chuyên ngành du lịch, quy trình đón khách, kỹ năng giao tiếp, nghiệp vụ hướng dẫn cho hướng dẫn viên du lịch, kiến thức nghiệp vụ lễ tân, bàn buồng, bếp cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ của các khách sạn nhà hàng trên địa bàn tỉnh.
Nhiều đơn vị trong ngành đã tích cực, chủ động tổ chức các lớp học, bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức đi tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm hoạt động kinh doanh du lịch trong nước và nước ngoài cho đội ngũ cán bộ quản lý và lao động như Công ty Saigontourist, Công ty Cổ phần khách sạn Tháng Mười, Khu du lịch Hồ Mây, Khu Nghỉ Dưỡng Suối Nước Nóng Bình Châu, Khu nghỉ dưỡng The Grand Hồ Tràm Strip ….
Các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong sắp xếp, bố trí lại độ ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ phù hợp với khả năng của mỗi người. Việc giao dục phong cách phục vụ tận tình chu đáo, văn minh, lịch sự, hiếu khách đã được chú trọng. Thu nhập của người lao động đã được cải thiện đáng kể.
Ngành Du lịch tỉnh chủ trương đa dạng hóa các chương trình đào tạo, đào tạo lại với nhiều nguồn kinh phí khác nhau; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo. Có chính sách thu hút các chuyên gia, thợ lành nghề, cán bộ quản lý giỏi trong lĩnh vực du lịch đến công tác và làm việc tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giảng dạy cho đào tạo du lịch đã thể hiện việc đào tạo nhân lực du lịch chưa chú trọng và mang tính chất thực hiện nhiệm vụ chính trị là chính, chưa thực sự có cơ sở chuyên sâu về đào tạo nhân lực du lịch, nên họ cũng không có bộ phận kiểm định cho chính mình.
Kết quả khảo sát 100 cán bộ quản lý tại các đơn vị du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về đánh giá kỹ năng của nhân lực trong ngành du lịch, kết quả cho thấy kỹ năng giao tiếp của nhân lực trong ngành du lịch tại Bà Rịa Vũng Tàu được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3.59. Kĩ năng tiếng anh cũng được đánh giá khá cao với điểm trung bình chung là 3.35. Tuy nhiên kỹ năng lập kế hoạch của nhân
lực ngành du lịch tại địa phương được đánh giá thấp nhất trong các tiêu chí với điểm trung bình là 2.5.
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát đánh giá kỹ năng của nhân lực trong ngành du lịch
Rất yếu Yếu Trung bình Tốt Rất tốt Trung bình Tiếng Anh 0 13 39 48 0 3.3500 Kĩ năng dịch vụ khách hàng 0 11 46 43 0 3.3200
Kĩ năng giao tiếp 0 9 41 32 18 3.5900
Kĩ năng ngôn ngữ 11 21 31 26 11 3.0500
Kĩ năng làm việc nhóm 8 33 27 24 8 2.9100
Kĩ năng quản lý 20 46 8 16 10 3.0000
Kĩ năng lãnh đạo 17 27 14 29 13 3.3200
Kĩ năng lập kế hoạch 8 27 25 14 26 2.5000
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2017
Về đánh giá tiêu chuẩn tuyển dụng nhân lực trong ngành du lịch tại Bà Rịa Vũng Tàu thì nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất về ngoại hình/Ấn tượng ban đầu khi ra quyết định tuyển dụng nhân lực với điểm trung bình là 3.55 . Chứng chỉ và bằng cấp là yếu tố được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình chung của yếu tố này là 2.4. Lý do nguồn nhân lực có trình độ được đào tạo với số lượng hạn chế, thậm chí nguồn nhân lực du lịch còn nhảy sang ngành nghề khác do nhiều yếu tố, lương, công việc phải làm ca, nên phải tuyển dụng trái ngành nghề sau đó đào tạo ngắn hạn hoặc đào tạo tại chỗ. Trình độ ngoại ngữ cũng không được đánh giá cao với thang điểm 3.1, như vậy rất khó trong quá trình hội nhập nếu có nhu cầu phải đào tạo lại. Trong khi đó tuổi nghề trong ngành thấp, ở những vị trí giao tiếp cần sự trẻ trung và năng động.
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát đánh giá tiêu chuẩn tuyển nhân lực của nhân lực trong ngành du lịch Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Trung bình Cá tính và sự nhiệt huyết 8 20 29 23 20 3.2700 Sự thể hiện trong buổi phỏng
vấn 17 27 14 29 13 2.9400
Kĩ năng giao tiếp 8 27 25 14 26 3.2300
Chứng chỉ/Bằng cấp 23 36 27 6 8 2.4000
Kinh nghiệm làm việc 11 37 9 20 23 3.0700
Kĩ năng ngoại ngữ 20 29 4 20 27 3.0500
Ngoại hình/Ấn tượng ban đầu 11 12 20 23 34 3.5700
Sự chuyên nghiệp của CV 3 0 68 27 2 3.2500
Hình 2.2.Đánh giá tiêu chuẩn tuyển nhân lực của nhân lực trong ngành du lịch 2.3.2. Những hạn chế
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch còn nghèo nàn, hạn chế, chắp vá; chỉ có phòng học lý thuyết là chủ yếu, có ít các cơ sở thực hành – một trong những cơ sở quan trọng để thực hành các kỹ năng cần thiết.
+ Năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Các cơ sở đào tạo du lịch trong tỉnh chỉ đáp ứng không đủ nhu cầu lao động, số còn lại các doanh nghiệp du lịch, cơ sở sử dụng lao động du lịch phải thu hút từ các cơ sở đào tạo du lịch của các tỉnh, thành phố khác như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng