7. Bố cục của nghiên cứu
2.1.2. Thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
2.1.2.1. Thành tựu
Thứ nhất, đóng góp lớn hơn vào nền kinh tế, doanh thu ngành du lịch và thu nhập của xã hội từ du lịch không ngừng tăng lên qua các năm.
Bảng 2.1: Doanh thu ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Đơn vị: tỷ đồng Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh thu 1.024 1.224 1.415 1.213 1.363 1.528 Tỉ lệ tăng hàng năm theo giá trị so sánh 2010 (%) 100 119,53 138,18 118,46 133,11 149,22
Nguồn: Niên giám thống kê Bà Rịa Vũng Tàu 2015
Thứ hai, tốc độ tăng trưởng về khách du lịch giai đoạn này cũng tăng hàng năm (tuy còn chậm), bình quân là 1,64 %.
Bảng 2.2: Số lượt khách du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Đơn vị: ngàn lượt
Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Khách trong nước 2.211 2.403 2.635 2.215 2.212 2.386
Khách quốc tế 205 232 263 291 309 328
Tổng 2.416 2.634 2.898 2.506 2.521 2.714
Nguồn: Niên giám thống kê Bà Rịa Vũng Tàu 2015
Thứ ba, du lịch phát triển đã tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng các giá trị văn hóa của tỉnh thông qua xúc tiến quảng bá tài nguyên
du lịch và thông qua nghiên cứu tìm hiểu của khách du lịch khi đến tham quan. Một số làng nghề của tỉnh cũng dần hồi phục để phục vụ khách du lịch.
2.1.2.2. Tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, phát triển du lịch nhiều khi diễn ra một cách tự phát, thiếu quy hoạch và chưa tính đến các quy luật của thị trường, quan hệ cung cầu, đầu tư công trình du lịch chạy theo mốt, sau một thời gian xây dựng trở nên không phù hợp dẫn đến phải cải tạo, phá đi rất tốn kém, điển hình là khu du lịch Paradise Vũng Tàu, xây dựng với quy mô rất lớn giống mô hình của Disneyland nhưng sau một thời gian không sử dụng, các thiết bị xuống cấp rất nhanh, mặt bằng bỏ hoang gây lãng phí nghiêm trọng nguồn lực tài chính và đất đai.
Thứ hai, phát triển du lịch còn đơn điệu, khả năng cạnh tranh thấp, thiếu các khu du lịch tầm cỡ quốc tế. Ngoại trừ dự án The Grand - Hồ Tràm Strip, Six Senses Con Dao, hầu hết các resort ở Bà Rịa Vũng Tàu ở cấp 4 sao trở xuống, loại hình du lịch hầu hết giống nhau, đều có bãi biển, nhà hàng và khu nhà nghỉ, gần như không có điểm nhấn, không có khu mua sắm hay giải trí nào lớn, không có dịch vụ lướt ván, không có thuyền buồn, không có khám phá đáy biển, không có tour ra đảo gần bờ, không có khám phá rừng ven biển (ngoại trừ Côn Đảo), không có khu thể thao bãi biển... Vì vậy dễ gây nhàm chán cho du khách.
Thứ ba, ý thức người dân Bà Rịa Vũng Tàu về phát triển du lịch chưa cao. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng và theo kịp được sự phát triển du lịch của tỉnh. Mặc dù trên địa bàn tỉnh có một trường cao đẳng nghề du lịch và một bộ môn du lịch đào tạo trình độ đại học ở Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, tuy nhiên với sự phát triển của các dự án mới mang tầm cỡ quốc tế thì hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt như những dự án như “The Grand _ Hồ Tràm Strip” hay Six Senses ở Côn Đảo, đây là những resort 5 sao theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ tư, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số lượng khách sạn, resort chất lượng cao ở Bà Rịa Vũng Tàu có ít, các phòng chủ yếu đạt tiêu chuẩn 2÷3 sao và tương đối cũ, trong khi đó số phòng mới, hiện đại được đầu tư xây dựng không nhiều.
Thứ năm, mức chi tiêu du lịch của du khách khá thấp.Năm 2016, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đón khoảng 17 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 600 ngàn lượt khách quốc tế, tổng doanh thu đạt gần 2.200 tỷ đồng. Những con số thống kê trên cho thấy, lượng khách đến Bà Rịa Vũng Tàuđông nhưng mức chi tiêu của khách quá thấp (chỉ khoảng 130.000 đồng/lượt khách). Nguyên nhân là do sản phẩm du lịch của tỉnh còn nghèo và khá đơn điệu nên hầu hết khách đi và về trong ngày nên không chi tiêu nhiều.