Định hướng phát triển công trình Thủy lợi của công ty TNHHMTV KTCTTL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi mỹ thành (Trang 86 - 90)

KTCTTL Mỹ Thành

3.1.1 Quan điểm

Đã khẳng định các công trình thủy nông có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành nghề khác và đời sống dân sinh. Để thúc đẩy kinh tế phát triển nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đảng ủy lần thứ VI nhiệm kỳ 2015 - 2020 về việc phát triển thủy nông. Có một số quan điểm để làm cơ sở cho việc định hướng phát triển và nâng cao

việc quản lý vận hành, khai thác bảo vệ hệ thống thủy nông tại công ty:

Đảm bảo cung cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bao gồm diện tích đất trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây vụ đông, diện tích nuôi trồng thủy sản, cũng như các ngành kinh tế khác và đời sống dân sinh.

Đảm bảo tiêu úng cho diện tích đất phía trong đê của huyện và thành phố, tập trung giải quyết tiêu cho các vùng thấp, khó tiêu thường úng, ngập hàng năm và hỗ trợ tiêu cho một phần diện tích ngoài đê.

Đẩy mạnh phong trào kiên cố hóa kênh mương nhất là những xã thường xẩy ra úng lụt vào mùa mưa và hạn hán thiếu nước phục vụ sản xuất vào mùa khô, coi phát triển thủy nụng là phương tiện xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh lương thực.

Tập trung quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy nông một cách đồng bộ hợp lý từ công trình đầu mối đến mặt ruộng đáp ứng nhu cầu tưới tiêu và chủ động phòng chống lũ lụt xẩy ra. Bên cạnh đó, chống hạn kịp thời để phục vụ sản xuất nông nghiệp, các ngành sản xuất khác và dân sinh một cách có hiệu quả nhất.

Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, chuyển giao quản lý và sử dụng công trình cho cộng đồng, nhấtlà công trình thủy nông nhỏ và kết hợp thực hiện các quy chế dân chủ cơ sở nông thôn. Bên cạnh đó, cần huy động sự tham gia của cộng đồng trong tất các

các giai đoạn của quá trình phát triển thủy nông.

Sửa chữa, tu bổ, thay mới các trạm bơm điện đã bị xuống cấp

Đổi mới, hoàn thiện thể chế trong quản lý khai thác công trình thủy lợi phù hợp với cơ chế thị trường, tạo động lực để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác, bảo đảm bền vững về tài chính, kỹ thuật và môi trường. Thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân và các

thành phần kinh tế khác vào công tác thủy lợi.

Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống thủy lợi, trọng tâm là thủy lợi nội đồng đáp ứng yêu cầu canh tác tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp. Củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở đảm bảo hoạt động hiệu quả, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Nâng cao nhận thức, phát huy nội lực và vai trò chủ thể của người dân trong công tác thủy lợi cơ sở. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi bảo đảm đáp ứng yêu cầu nền nông nghiệp tiên tiến đồng thời đẩy mạnh khai thác tổng hợp, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế và năng lực của các công trình thủy lợi.

3.1.2 Một số mục tiêu, định hướng

3.1.2.1 Mục tiêu, định hướng chung

Qua 10 năm đổi mới đã nâng cao tầm quan trọng của công tác thủy nông đến sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, trước hết đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn. Từ quy hoạch tổng thể, tiến đến quy hoạch vùng, tiểu vùng và từ những quan điểm về phát triển thủy nụng, đưa ra một số định hướng cho phát triển thủy nông

tại công ty:

Thực hiện các quy định về quản lý các công trình thủy nông như khai thác sử dụng và phát triển tổng hợp các dòng sông trên địa bàn Huyện theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ đạo kiểm tra, bảo vệ đê điều và tổ chức thực hiện việc phòng, chống lụt, hạn hán, sạt lở bờ sông trên địa bàn. Đảm bảo tưới tiêu vững chắc cho các xã chuyên canh lúa nước.

Các công trình thủy nông có bộ máy quản lý cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, cần kiểm tra củng cố lại theo hướng gọn nhẹ nhưng có đủ năng lực quản lý, khai thác và sử dụng.

Công trình thủy nông nào xét thấy có đủ điều kiện tổ chức đấu thầu quản lý, khai thác thì địa phương đó xem xét có thể tổ chức thực hiện mô hình đấy. Trước khi thực hiện phải làm phương án thông qua hội đồng nhân dân và những cộng đồng hưởng lợi để thống nhất.

Chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc Nghị định 140/2005/NĐ - CP ngày 11/11/2005 của thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy nông. Những công trình thủy nông bị phá hoại lớn có thể chỉ đạo điều tra và truy tố điển hình một vài vụ để giáo dục.

Thực hiện chuyển giao quản lý các công trình thủy nông nhất là công trình thủy nông

nhỏ cho cộng đồng, tạo điều kiện khai thác hết năng lực công suất của công trình, đề cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ công trình của cộng đồng.

Cần đẩy nhanh quá trình kiên cố hóa kênh mương từ kênh chính đến kênh nội đồng và nâng cấp các công trình còn có khả năng mở rộng. Bên cạnh đó cần ưu tiên đầu tưvốn để xây dựng mới các công trình thủy nông có quy mô phù hợp với từng vùng, từng xã đảm bảo tưới tiêu cho 100% diện tích. Huy động cộng đồng tham gia tất cả các giai đoạn trong quá trình thực hiện xây dựng công trình từ khảo sát đến nghiệm thu công

trình.

Chú trọng hơn nữa đến công tác quản lý, sử dụng và duy tu bảo dưỡng các công trình: từ sửa chữa nhỏ đến sửa chữa lớn, duy tu bảo dưỡng thường xuyên đến định kỳ nhằm tăng tuổi thọ và phát huy tối đa công suất thiết kế của các công trình thủy nụng trên địa bàn.

Công tác quản lý công trình cần được quan tâm hơn nữa theo hướng phân cấp cho các địa phương, cộng đồng hưởng lợi cùng tham gia quản lý.

Rà soát điều chỉnh, bổ sung, các công trình thủy lợi như: Kênh tưới, kênh tiêu, trạm bơm,…và nạo vét hệ thống kênh mương tưới tiêu, kết hợp có hiệu quả với hệ thống thoát nước của hạ tầng. Thực hiện nâng cấp, sửa chữa trạm bơm, hệ thống kênh mương đối với vùng phát triển nông nghiệp ổn định.

đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng. Tính toán lại hệ số tưới, tiêu cho phù hợp với nhu cầu sản xuất.

Kiên cố hóa, cải tạo sửa chữa, nâng cấp, xây mới một số công trình đầu mối và công trình nội đồng đảm bảo đạt được hệ số tưới tiêu theo thiết kế. Bổ sung một số trạm bơm tưới, tiêu cho các vùng cao cục bộ nằm rải rác trong khu tưới, tiêu.

Hiện nay việc sử dụng các giống cây trồng ngắn ngày, với canh tác kỹ thuật cao hơn, đòi hỏi nhu cầu cấp và thoát nước trong thời gian ngắn hơn, do đó cần có quy hoạch thủy lợi hợp lý, khoa học. Trước tình hình mực nước sôngngày càng cạn kiệt, các giải pháp công trình (xây mới, sửa chữa, nâng cấp) là cần thiết để nâng cao năng lực tưới tiêu của hệ thống.

Tính toán Quy hoạch Thủy lợi đến năm 2022 cần gắn với quy hoạch hạ tầng cơ sở như đường bộ, khu công nghiệp, đô thị, và các cơ sở hạ tầng khác…Chính vì vậy cần rà soát lại việc phân vùng thủy lợi trên cơ sở sự thay đổi về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, định hướng phát triển kinh tế chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp, đặc biệt gắn với điều kiện Biến đổi khí hậu theo kịch bản của Bộ tài nguyên môi trường công bố năm 2012.

Rà soát, củng cố, tổ chức quản lý thủy nông cơ sở, thành lập trên cơ sở tự nguyện, hợp tác, bình đẳng, đồng sở hữu, tươngtrợ lẫn nhau giữa các thành viên nhằm mang lại lợi ích cho thành viên; đồng thời, tổ chức quản lý thủy nông cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ để hỗ trợ, củng cố tổ chức, năng lực quản lý, khả năng tham gia cung cấp các dịch vụ khác nhau nhằm phát triển bền vững thủy nông cơ sở.

Ưu tiên đầu tư các trang thiết bị công nghệ để nâng cao năng lực dự báo hạn, , úng ngập,.. trong hệ thống, nâng cao năng lực quản lý vận hành hệ thống.

Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống công trình thủy lợi: chuyển đổi căn bản cơ chế hoạt động của công tác quản lý khai thác từ cơ chế giao kế hoạch sang cơ chế đặt hàng quản lý khai thác; khuyến khích mở rộng các hoạt động cung cấp các dịch vụ có thu, ưu tiên cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công

nghệ cao; áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn công trình thủy lợiđảm bảo quản lý chặt chẽ từ quy hoạch, khảo sát, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành.

3.1.2.2 Mục tiêu, định hướng cụ thể

Tiếp tục cải tạo và nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có nhằm phát huy tối đa công suất xây dựng, hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi, nâng cao hệ số sử dụng công trình, đáp ứng nguồnnước cho sản xuất. Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trên cơ sở đánh giá xác định rõ hiệu quả; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước, đảm bảo đáp ứng tưới tiêu ổn định cho khoảng trên 80% diện tích lúa và hoa màu. Chú trọng quy hoạch mạng lưới thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng.

Tăng cường sát sao trong công tác quản lý nước và quản lý công trình nhằm tăng khả năng phục vụ sản xuất của các công trình trên hệ thống

Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý và công nhân vận hành

Ưu tiên đầu tư các dự án giai đoạn đến năm 2022 và tầm nhìn đến năm 2030 cụ thể: + Xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn.

+ Các dự án xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, đảm bảo an

toàn và hiệu quả.

+ Xây dựng hệ thốngtrạm bơm Cống Mý. + Kiên cố hóahoàn thiệnkênh tưới KNA.

+ Kiên cố hóa hoàn thiên kênh tưới KNB2 và các kênh nhánh.

+ Kiên cố hóa hoàn thiện kênh tưới KC0-1

3.2 Nguyên tắc đề xuất giải pháp tăng cường quản lý khai thác công trình Thủy lợi tại công ty TNHH MTV KTCTTL Mỹ Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi mỹ thành (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)