Vai trò, chức năng của hoạt động quản lý khai thác các công trình thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi mỹ thành (Trang 25 - 29)

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý khai thác các công trình thủy lợi

1.1.4 Vai trò, chức năng của hoạt động quản lý khai thác các công trình thủy

1.1.4.1 Vai trò của hoạt động quản lý khai thác các công trình thủy lợi

Hiện nay vấn đề phát triển nông thôn đang là mối quan tâm hàng đầu ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cũng như thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học. Để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện, đáp ứng được yêu cầu trong đời sống của nhân dân, đòi hỏi nông thôn phải có một cơ sở hạ tầng đảm bảo, mà trước hết là thuỷ lợi - một lĩnh vực cơ bản có tính chất quyết định. Thuỷ lợi đáp ứng các yêu cầu về nước một trong những điều kện tiên quyết để tồn tại và phát triển cuộc sống cũng như các loại h́nh sản xuất. Đồng thời thuỷ lợi góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, không ngừng nâng cao đời sống cả về kinh tế và văn hoá - xã hội .

Các nguồn nước trong thiên nhiên (nước mặt, nước ngầm) và mưa phân bố không đều

theo thời gian, không gian. Mặt khác yêu cầu về nước giữa các vùng cũng rất khác

nhau, theo từng mùa, theo từng tháng, thậm chí theo giờ trong ngày.

Vậy thủy lợilà tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước.

Hệ thống công trình thủy lợi đã góp phần quan trọngtrong phòng chống thiên tai, như: phòng chống lũ, chống úng, ngập cho khu vực đô thị và nông thôn, chống hạn, xâm nhập mặn. Cả nước đã xây dựng được khoảng 6.150 km đê sông, 2500 km đê biển; hệ thống các hồ chứa trên toàn quốc.

Hệ thống thủy lợi đã góp phần đảm bảo nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho đô thị, khu công nghiệp, khu vực nông thôn trên cả nước. Các hệ thống công trình thủy lợi còn góp phần điều hòa dòng chảy cho các dòng sông, ổn định dòng chảy mùa kiệt, bảo vệmôi trường nước, phát triểndịch vụ, du lịch.

1.1.4.2 Ảnh hưởng của việc quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta

Trong những năm cuối của thế kỷ XX và nhưng năm đầu của thế kỷ XXI, loài người

trên trái đất cần phải quan tâm và giải quyết 5 vấn đề to lớn mang tính chất toàn cầu đó

là :

+ Vấn đề về hoà bình.

+ Vấn đề về lương thực thực phẩm.

+ Vấn đề về bùng nổ dân số.

+ Vấn đề về ô nhiễm môi trường .

Trong khuôn khổ của nền kinh tế quốc dân, thuỷ lợi là một ngành có đóng góp đáng kể để giải quyết các vấn đề nêu trên. Nghị quyết đại hội Đảng đã chỉ ra rằng nông nghiệp phải là mặt trận hàng đầu.Vì phát triển nông nghiệp là vấn đề giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm. Bên cạnh các biện pháp thâm canh tăng năng xuất cây trồng như cơ giơi hoá nông nghiệp, phân bón ,bảo vệ thực vật,...thì thuỷ lợi phải là biện pháp hàng đầu.

Khi công tác thuỷ lợi đã thực sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, mức độ sử dụng nguồn nước cao (tỷ trọng giữa nguồn nước tiêu dùng và lượng nước nguồn do thiên nhiên cung cấp) thì không những từng quốc gia mà phải tiến hành liên quốc gia để giải quyết vấn đề lợi dụng tổng hợp nguồn nước phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp ,công nghiệp ,thuỷ sản... Ngoài ra thuỷ lợi còn đóng góp to lơn trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường nước bị ô nhiễm.

Xuất phát từ vai trò của ngành thuỷ lợi trong hệ thông kinh tế quốc dân ngành thuỷ lợi có bốn nhiệm vụ chính sau đây:

Cung cấp nước cho dân sinh, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thuỷ với khối lượng và chất lượng cần thiết.

Dẫn và xử lý nước thải để bảo vệ nguồn nước tránh bị ô nhiễm. Hồi phục và bổ sung nguồn nước để lợi dụng theo kế hoạnh

Phòng chống lũ lụt, bảo vệ bờ biển, tránh những thiệt hại về người, tài sản của nhân dân và tài sản xã hội chủ nghĩa.

Thuỷ lợi phục vụ nhiều mục đích như : yêu cầu tưới tiêu, phát điện, cung cấp nước cho đời sống, phát triển giao thông thuỷ, chống lũ lụt bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân

dân...

Xây dựng thuỷ lợi là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, nó sản xuất trực tiếp ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Ngành thuỷ lợi góp phần trực tiếp cải thiện đời sống của nhân dân thông qua các công trình,tạo ra tích luỹ cho xã hội từ lợi nhuận của

Ngành thuỷ lợi góp phần thực hiện đường lối kinh tế, chính trị, văn hoá, quốc phòng của Đảng đồng thời thuỷ lợi quản lý một khối lượng lớn vốn đầu tư nhà nước, thường chiếm khoảng 8-10% vốn đầu tư xây dựng của các ngành trong nền kinh tế quốc dân.Thuỷ lợi đã tạo ra một giá trị sản phẩm xã hội bằng 11%-12% Tổng sản phẩm quốc dân cả nước và tiêu phí từ 14-16% tổng số lao động.

”Theo bài "Hiện trạng hệ thống thủy lợi ở Việt Nam - của ban chỉ đạo Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu ngành NN&PT nông thôn" http://occa.mard.gov.vn ” Trong thời gian qua công tác thủylợi đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất và dân sinh, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai. Các hệ thống công trình thủy lợi đã hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển đa dạng hóacây trồng, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp. Sản lượng lúa cả năm 2016 ước tính đạt 43,6 triệu tấn, giảm 1,5 triệu tấn so với năm 2015 do diện tích gieo cấy đạt 7,8 triệu ha, giảm 40 nghìn ha; năng suất đạt 56 tạ/ha, giảm 1,6 tạ/ha. Nếu tính thêm 5,2 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm nay ước tính đạt 48,8 triệu tấn, giảm 1,5 triệu tấn so với năm 2015.

Trong sản xuất lúa, diện tích gieo cấy lúa đông xuân năm nay đạt 3,1 triệu ha, giảm 30 nghìn ha so với vụ đông xuân trước; năng suất đạt 63 tạ/ha, giảm 3,5 tạ/ha nên sản lượng đạt 19,4 triệu tấn, giảm 1,3 triệu tấn. Diện tích gieo cấy lúa hè thu và thu đông đạt 2,8 triệu ha, tăng 23,9 nghìn ha so với năm trước; năng suất đạt 53,5 tạ/ha, giảm 0,6%; sản lượng đạt 15 triệu tấn, tăng 34 nghìn tấn. Diện tích gieo cấy lúa mùa của cả nước đạt 1,9 triệu ha, giảm 33,5 nghìn ha so với vụ mùa năm trước; năng suất ước tính đạt 48,4 tạ/ha, giảm 0,4 tạ/ha; sản lượng đạt 9,2 triệu tấn, giảm 243 nghìn tấn.

Đến nay cả nước có 75 hệ thống thủy lợi lớn, 800 hồ đập loại lớn và vừa, hơn 3.500 hồ có dung tích trên 1 triệu m3 nước và đập cao trên 10m, hơn 5.000 cống tưới - tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa với tổng công suất bơm 24,8 triệu m3/h, hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Các hệ thống có tổng năng lực tưới trực tiếp cho 3,45 triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho 1,13 triệu ha, tiêu cho 1,4 triệu ha, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn cho 1,6 triệu ha đất canh tác nông nghiệp. Diện tích lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày được tưới không ngừng tăng lên qua từng thời kì.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi mỹ thành (Trang 25 - 29)