Cho đến nay vấn đề tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, đánh giá. Một số công trình có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn như sau:
ThS. Nguyễn Thị Vòngđã thực hiện đề tài luận văn vào năm 2012 với tên đề tài: “Giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định”. Luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp khả thi, có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định.
ThS Vũ Thị Phương đã thực hiện đề tài luận văn vào năm 2014 với tên đề tài “Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác các hệ thống công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định”. Luận văn nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác các hệ thống công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định.
ThS Lê Cao Sơn đã thực hiện đề tài luận văn vào năm 2005 với tên đề tài “Thực trạng và một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thủy lợi nhỏ trên địa bàn huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương”. Luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi và sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Chí Linh, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khả thi tăng cường thực hiện quản lýkhai thác công trình thủy lợi.
Kết luận chương 1
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã đánh giá khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợiở nước ta, đồng thời đưa ra được khái niệm cơbản về hoạt động quản lý, những đóng góp quan trọng của ngành thủy lợi đốivới nền kinh tế quốc dân và việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi là đòi hỏi tất yếucủa đất nước, của cộng đồng.
Tác giả cũng đã nêu ra được thực trạng hệ thống tổ chức quản lý công trình thủy lợiở nước ta hiện nay để có cái nhìn tổng quan về công tác quản lý khaithác hệ thống công trình thủy lợi sau khi được đưa vào sử dụng và để đánh giá được hiệu quả mà những
công trình đó mang lại tác giả cũng chỉ ra chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác công
trình thủy lợi đó. Song song đó, chương 1 luận văn cũng đưa ra được các dẫn chứng một số mô hình quản lý khai thác công trình thủy lợi có hiệu quả cao ở các nước và một số địa phương ở nước ta, thấy được vai trò của người hưởng lợi trong quản lý các hệ thống thủy lợi nếu chỉ để các tổ chức Nhà nước quản lý thì hiệu quả sẽ không cao
và sẽ là gánh nặng cho Nhà nước trong việc hàng năm phải cấp kinh phí hoạt động. Từ đó tạo cơ sở áp dụng tìm ra các giải pháp tăng cường công tác quản lý khai thác các hệ thống công trình thủy lợitại công ty TNHH MTV KTCTTL Mỹ Thành.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI CỦA CÔNG TY TNHH MTVKTCTTL MỸ THÀNH
2.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định nói chung và Huyện Mỹ Lộc, TP Nam Định nói riêng