1.2 Tổng quan thực tiễn công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi tại Việt
1.2.2 Trên thế giới
Tại Hội thảo quốc tế lần thứ 6 về PIM – Bắc Kinh – Trung Quốc, 4/2002 đã nêu:
Phát triển nông nghiệp toàn diện là một trong những biện pháp chiến lược cơ bản để hỗ trợ và bảo vệ quá trình phát triển nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi là một cấu phần quan trọng, là biện pháp chính trong phát triển nông nghiệp toàn diện.
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, hệ thống quản lý thủy lợi tự thấy cần phải cải cách để phù hợp và phát triển.
Một số điển hình về công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên thế giới và ở khu vực như sau:
a) Thái Lan
Từ năm 1984 đến năm 1989 Thái Lan thực hiện dự án “Can thiệp của Nhà nước vào các hệ thống tưới tiêu do nông dân quản lý” nhằm mục đíchhướng sự hỗ trợ của chính phủvào các hệ thống tưới tiêu quy mô nhỏ donhững người nông dân đang vận hành
quản lý. Giaiđoạn này người nông dân được khuyến khích thành lập các tổ chức tưới
tiêu công cộng như các nhóm dùng nước và các hội dùng nước. Một lần nữa vào năm
2000, PIM lại được áp dụng dưới điều kiện để ADB cho Thái Lan vay vốn nhằm cải
cách nông nghiệp.
Sau 3 năm thử nghiệm trên một số khu vực với diện tích thử nghiệm bằng 5% tổng diện tích tướitiêu toàn quốc, kết quả đạt được là:
Nông dân trồng nhiềunông sản mùa khô hơn. Giảm số nhân viênvận hành và duy tu
Những lợi ích xã hộinhư khả năng giao dịch và đàm phán của các ICO với RID và với thị trường tănglên rõ rệt.
b) Trung Quốc
Trung Quốc đã tiến hành cuộc cải cáchquản lý tưới trên diện rộng bao gồm 11 tỉnh và 6 khu tự trị và thu được kết quả cũng như bài học kinh nghiệm ở một tỉnh điển hình như:
Tỉnh Quảng Đông: Có tổng diện tích đất canh tác là 634.919 ha trong đó gồm 757 khu tưới có diệntích trên 667 ha và 65 khu tưới lớn có diện tích tưới thiết kế trên 2.000 ha. Việc thử nghiệm xây dựng các tổ chức dùng nước (WUA) đã được tiến hành từ năm 1998 trên nhiều quận huyện và thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông. Các tiêu chí lựa chọn khi thử nghiệm được quan tâm đầu tiên đó là:
Những khu được chính quyền các cấp quan tâm, hiểu được tầm quan trọng và vai trò
của WUAtừ đó họ tích cực ủng hộviệc thành lậpcác tổ chức này.
Những vùng có nguồn nước đầy đủ, đảm bảo hệ số tưới cao, chất lượng nước đáp ứng nhu cầu tưới.
Các vùng có tổ chức quần chúng tốt, người nông dân ủng hộ công tác cải cách và là vùng đã có ít nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong công tác huy động cộng đồng tham gia quản lýtưới.
Những nơi mà người dân có độ tin cậy cao và các công trình tưới tiêu trong các khu tưới.
Các khu tưới đã cómột số kinh nghiệm trong việc quản lý và thu chi thủy lợi phí.
Những nơi có đặc điểm nguồn nước, loại hình công trình, quy mô khu tưới, điều kiện kinh tế xãhội và môi trường tương đối điển hình.
Từ 6 tiêu chí trên, việc thử nghiệm WUA làm công tác quản lý tưới tiêu và tự chủ về tài chính được thực hiện ở khu Chenggai thuộc hạt Liangshan. Hệ thống thủy lợi trước
khi thử nghiệm đượcđánh giá là rất kém, nguồn tưới là các trạm bơm cấp hai lấy nước từmột hệ thống kênh chính.
Sau khi thử nghiệm Lãnh đạo các cấp của tỉnh Quảng Đông đã nhận định rằng việc cải cách hệ thống quản lý công trình tưới bằng biện pháp: Kết hợp kỹ năng quản lý của các nhà chuyên môn với quản lý của cộng đồng; củng cố quản lý tổng thể nguồnnước,
đặt trọng tâm của cuộc cải cách vào việc mở rộng quyền ra quyết địnhtrong việc phân phối nước, thuchi thủy lợi phí, quản lý công trình được coi là biện pháp tích cực nhất. So với các hình thức đấu giá hay cho thuê công trìnhthủy lợi thì WUAthì WUA hơn hẳn về tínhdân chủ, tính pháp lý, tính thị trường và ngoài ra WUA có thể còn thể hiện đượcsự pháttriển bền vững trong công tác bảo vệ nguồn nước.
c) Indonexia
Báo cáo nghiên cứu điểnhình của Indonexia tại hội thảo quốc tế lần thứ 6 – 4/2006.
Tổng diện tích tưới ởIndonexia là 8,2 triệu ha. Các công trình thủy lợi công cộng tưới tiêu cho gần 5,3 triệu ha, trong đó có 3,4 triệu ha tưới tiêu kỹ thuật, trên 1,1 triệu ha bán kỹ thuật và 770.069 ha được tưới bằng hệ thống thủy lợi giản đơn.
Từ năm 1987 chính phủđã công bố một chính sách mà theo đó các công trình phục vụ tưới có quy mô từ 500 ha trở xuống lần lượt được chuyển giao cho các tổ chức của người dùng nước.
Đến cuối tháng 12 năm 2000, tình hình chung của hội dùng nước thu được kết quả như
sau :
Khoảng 5.217 hội dùng nước đã được thành lập và phát triển với tổng diện tích tưới
tiêu là 561.365 ha, trong đó 1.044 hội dùng nước đã có tư cách pháp nhân; 4.124 đang
trong quá trình xem xét để công nhận.
Nhóm thứ 2 “Vẫn đang phát triển gồm 17.266 hội dùng nước phụ tráchtổng diện tích tưới tiêu là 1.772.181 ha.
Nhóm thứ 3 “Phát triển kém” gồm11.621 hội dùng nước trong đó có 233 hội đã có tư cách pháp nhân đầy đủ còn 9.235 hội đang trong quá trình xem xét. Tổng diện tích tưới tiêu do nhóm thứ 3này phụ trách là 1.071.989 ha.
d) Kinh nghiệm ở Australia:
Tại lưu vực miền nam Murray - Darling năm 1992 thủy lợi phí nông nghiệp thu đáp ứng được 80% chi phí vận hành và bảo dưỡng và đến năm 1996 thu được 100% chi phí vận hành và bảo dưỡng. Giá cả cũng khác nhau giữa các vùng. ở bang Victoria mức thu gần đảm bảo chi phí vận hành và bảo dưỡng (năm 1995). ở New South walles
thu trong nội bang thu khoảng 0,92 USD/1000m3 (năm 1995), trong khi đó nếu nước được đưa sang bang Victoria thì giá nước tăng hơn 3,6 lần giá nước trong nội bang New South Wales. Tương tự như vậy ở bang Quuensland giá thu trong nội bộ bang khoảng 1,5 USD/1000m3 trong khi đó giá nước chuyển ra ngoài bang tăng hơn 4,2 lần, cuối cùng đối với vùng miền nam, lưu vực Muray – Darlinl năm 1991 – 1992 mức thu đồng đều hơn 7,8 USD/1000m3 (tương đương với 80% chi phí vận hành và bảo dưỡng), từ năm 1992 trở đi giá cao hơn giá thành 11% để thu hẹp khoảng cách giữa chi phí đầu tư và thu hồi vốn.
e) Kinh nghiệm ở Mỹ và một số quốc gia khác
- Mỹ là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước phong phú.
Trước kia thủy nông địa phương thu thủy lợi phí dựa trên cơ sở chi phí vận hành và bảo dưỡng cho các vùng đất canh tác khác nhau.
Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Nhà nước đã xây dựng luật mà nó bao hàm cả việc bảo vệ tài nguyên nước. Thủy lợi phí đã được thu tăng lên đáng kể. Năm 1988 thủy nông huyện Broadview đã tăng mức thu từ 40USD/ha lên 100USD/ha.
- Kinh nghiệm của ấn Độ: mức thu dao động từ 6 - 1000Rs/ha. Mức thu thủy lợi phí cũng tính theo diện tích và loại cây trồng. Cũng trong thời gian từ 1979 -1990, mức thu đối với lúa nước từ 40 -220 Rs/ha tùy theo vùng lãnh thổ, mức thu đối với lúa mỳ từ 29 - 143 Rs/ha và mức thu đối với mía từ 62 - 830 Rs/ha.
- Kinh nghiệm của Đài Loan: Trước năm 1991, mức thu dao động từ 20 - 300 kg thóc/ha - năm tùy theo vùng, điều kiện nước. Mức thu thu đó nhìn chung tương đương 2% tổng chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp . Đến năm 1991 Chính phủ trợ cấp 1,43 tỷ nhân dân tệ (tương đương 52 triệu USD) và thủy lợi phí thu được ở mức đồng đều là 20 kg/ha/năm. Đến năm 1992 tổng trợ cấp thủy lợi phí từ Nhà nước và địa phương là 1,87 tỷ nhân dân tệ trong đó ngân sách trung ương chiếm 74% và ngân sách địa phương 26%. Mức trợ cấp như vậy tương đương với mức hỗ trợ hàng năm là 183 USD/ha đất canh tác.
1.2.3 Kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện Mỹ Lộc và TP Nam Định thuộc quản lý của công ty TNHH MTV