Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi mỹ thành (Trang 76 - 86)

2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại Công ty

2.3.3 Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.3.1 Những tồn tại

Công tác quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi được tỉnh Nam Địnhrất

quan tâm. Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách

tạo điều kiện thuận lợi để quản lý (Nghị định số 115/2008/NĐ-CP); hỗ trợ kinh phí để sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn, hiệu quả các công trình thủy lợi. Tuy nhiên sau khi có kết quả tính toán một số chỉ số đánh giá quản lý khai thác hệ thống công trình

thủy lợi trên địa bàn đã cho thấy một số tồn tại cụ thể như sau:

Có thể nói, trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định nói chung và huyện Mỹ Lộc và TP Nam Định nói riêng, lĩnh vực thuỷ nông nói chung và công tác quản lý nói riêng từ nhiều năm nay luôn luôn là lĩnh vực có nhiều “ điểm nóng”. Hiệu quả khai thác công trình thủy nông thấp, bất cập kéo dài nhiều năm nhưng vẫn chưa được tháo gỡ một cách triệt để, cho dù đây là lĩnh vực được ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cũng như Huyện và chính quyền các cấp quan tâm đầu tư.

a. Về quản lý nước

Hiệu quả tưới so với thiết kế :Tuy đã giảm được lượng nước tưới dư thừa tại các kênh đầu mối, đưa ra mức tưới cụ thể được cho từng vùng trên các kênh chính, hạn chế được việc nơi thì thừa nước, nơi thì thiếu nước tưới nhưng vẫn còn một số điểm tồn tại lượng nước tưới dư thừa lớn gây lãng phí nguồn nước. Chưa tận dụng hết năng lực phục vụ sản xuất so với năng lực thiết kếmới đạt được 75% gây lãng phí nguồn nước, tốnkém về kinh tế.

Chưa tận dụng được tối đa năng lựccủa các công trình phụcvụ sản xuất

Bảng 2.17 Số lượng công trình thủy lợi do Công ty TNHH Một thành viên KTCTL Mỹ Thành quản lý đến năm 2017

TT Tên công trình Số lượng Năng lực Tỷ lệ

Thiết kế Thực tế

1 Kênh cấp I 35.300 m 3.701 ha 2.859 ha 77%

TT Tên công trình Số lượng Năng lực Tỷ lệ

3 Trạm bơm điện 67 trạm 107.880m3/h 85.225m3/h 79% 4 Cống tưới cấp II 29 cái 4.844 ha 3.035 ha 62,7% 5 Cống tiêu cấp II 27 cái 6.480 ha 6.058 ha 93,5%

6 Đập điều tiết trên kênh tưới

cấp I 3 cái 2.350 ha 1.750 ha 74,5%

7 Đập điều tiết trên kênh tiêu cấp

I 1 cái 900 ha 650 ha 72.2%

8 Cầu máng trên kênh tưới cấp I 8 cái 3.342 ha 2.015 ha 60,3% 9 Cống luồn qua kênh tiêu 2 cái 420 ha 240 ha 57%

Nguồn: Công ty tNHH MTV KTCTTL Mỹ Thành – năm 2017

Qua bảng 2.16 trên ta thấy năng lực thực tế để phục vụ sản xuất trên các công trình chưa được sử dụng triệt để như kênh cấp I mới phục vụ được 77% so với thiết kế, kênh câp I chỉ đạt 64%, các trạm bơm điện mới đạt 79%. Như vậy năng lực phục vụ của hệ thống còn rất cao mà công ty chưa nâng cao hết hiệu quả sử dụng của các công trình.

Hiệu quả tiêu nông nghiệp :Tuy đã hạn chế, giảm được nhiều diện tích bị ngập úng, mất năng suất cây trồng nhưng chưa triệt để vẫn còn hiện tượng bị ngập úng, mất năng xuất. Tình trạng úng ngập hàng năm vẫn thường xảy ra, diện tích úng sâu thường tập trung ở các vùng Mỹ Hà, Mỹ Xá, Mỹ Thắng, Bắc Hùng, Mỹ Thành, Mỹ Hưng, Lộc Hòa, Lộc Vượng, năm 2016 diện tích úng ngập trên toàn hệ thống là 556 ha trong đó diện tích mất trắng là 106 ha. Tình trạng hạn vẫn còn xảy ra. Năm 2015, diện tích hạn toàn hệ thống là 457 ha tập trung ở các xã Mỹ Hà, Mỹ Tiến, Mỹ Thịnh, Mỹ Thuận, Mỹ Thắng, Mỹ Hưng, Mỹ Thành, Mỹ Tân, Mỹ Trung, Mỹ Phúc và Lộc Hòa, Lộc Vượng, Mỹ Xá, Lộc An.

b. Về quản lý công trình

Mức kiên cố hóa kênh mương :Còn nhiều kênh tưới quan trọng phục vụ sản xuất chưa được kiên cố, chưa đồng bộ làm giảm năng lực tưới trên hệ thống. Tỉ lệ kênh được kiên cố hóa trên hệ thống tuy đã tăng trong các năm nhưng vẫn còn quá thấp (Đến năm

2017 mới đạt 28,1%). Kênh cấp I được kiên cố hóa 25.000m/35.300m mới đạt 70,8%, kênh cấp II đươc kiên có hóa 52.500m/95.000m mới đạt 55,3%

An toàn công trình :Còn nhiều công trình cũ đã xuống cấp làm mất an toàn trong sản xuất dễ xảy ra sự cố trongphục vụ sản xuất. Nhiều công trình đã qua sử dụng lâu năm hiện đang xuống cấp cần phải sửa chữa và nâng cấp với nguồn kinh phí lớn nhưng chưa đáp ứng được. Hàng năm vẫn mất hàngtỷ đồng để sửa chữa và khắc phục sự cố đột xuất, chi phí còn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí cho bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tại công ty (Năm 2017 chiếm 11%)

Suất chi phí bảo dưỡng, vận hành và sửa chữa thường xuyên: Chi phí cho vận hành, sửa chữa thường xuyên còn cao. Năm 2017 chi phí cho vận hành sửa chữa thường

xuyên mất tới 9.455 triệu đồng ( 0.84 triệu/ha)

c. Về quản lý kinh tế

Mức lao động quản lý khai thác của hệ thống : Hiện nay một lao động vẫn phải phụ trách tới 127ha diện tích phục vụ sản suất, mức này vẫn còn quá cao làm công tác quản

lý, khai thác các công trình khống được đảm bảo khó có thể đạt được kết quả cao.

Trình độ cán bộ quản lý của hệ thống: Chất lượng cán bộ và công nhân vận hành hệ thống tuy đã phần nào đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất nhưng vẫn còn yếu và thiếu, nhiều người chưa đủ trình độ và chưa qua đào tạo về chuyên môn cần thiết.Số cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng và trên cao đăngcòn thấp mới đạt 56%cán bộ và

công nhân làm trái ngành còn cao (chiếm 22%) qua đó làm giảm khả năng quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, kết quả sẽ không được cao.

Tỉ suất chi phí chi phí vận hành và sửa chữa thường xuyên của hệ thốngvẫn còn cao, chưa thực sự tiết kiệm được chi phí, còn chiếm tỷ lệ cao trong chi phí của toàn hệ thống, năm 2017 vẫn chiếm 43% chi phí

Năm 2010 UBND tỉnh Nam Định đã ký Quyết định . Quyết định số 13/QĐ-UBND

ngày 21/7/2010 của UBND Tỉnh Nam Định V/v Phân cấp quản lý khai thác, bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Tuy nhiên cho đến nay việc quản lý hệ thống tưới tiêu chưa tuân theo nguyên tắc quản lý hệ thống, quản lý theo ranh giới thủy lực mà vẫn còn đang quản lý theo ranh giới hành chính, khó cho công tác theo dõi đánh giá hiệu quả quan lý khai thác hệ thống. Việc phân cấp quản lý đầu tư, chủ đầu tư ở cấp huyện, xã được phân cấp phê duyệt và quản lý đầu tư nhưng do năng lực cán bộ thực hiện dự án ở cấp huyện, xã không có

đầy đủ kinh nghiệm vềcông trình thủy lợi dẫn tới chất lượng công trình tưới tiêu được đầu tư nâng cấp, làm mới do địa phương quản lý không đảm bảo chất lượng, nhanh xuống cấp.

Các công trình tưới tiêu do cho địa phương quản lý (kênh cấp 3, kênh nội đồng) đều nhanh xuống cấp, hiệu quả sử dụng và chất lượng phục vụ tưới tiêu không cao do lực lượng cán bộ quản lý công trình ở cấp huyện, xã còn thiếu cụ thể: Cấp huyện,xã các

cán bộ đa phầnđều làm kiêm nhiệmkhông có chuyên môn vềthủy lợi.

Các địa phương do điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, tập quán canh tác, đồng ruộng nhỏ hẹp, phân tán, nên việc áp dụng tiêu chí quy mô công trình, quy mô diện tích cống đầu kênh phụ trách để phân cấp quản lý cho địa phương sẽ khó thực hiện, vì thực tếmột khu tưới ở các địa bàn này thường có diện tích nhỏ từ vài ha đến vài chục ha. Ngoài ra, ở nhiều địa phương tổ chức hợp tác dùng nước chưa được củng cố, kiện toàn nâng cao

năng lực.

2.3.3.2 Những nguyên nhân a. Nguyên nhân khách quan

Công tác thủy lợi hiện nay đang phải đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến thời tiết, khí hậu. Việc quản lý khai thác công trình thủy lợi có thể chịu tác động lớn bởi hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây ra.

Tác động của biến đổi khí hậu, các tác động bất lợi của quá trình phát triển, những hiện tượng cực đoan về thời tiết, khí hậu đe dọa an toàn của đập chứa và tăng nguy cơ lũ cho vùng hạ du, hạn hán và xâm nhập mặn sẽ diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Sự phân phối dòng chảy trong năm là bất lợi, mực nước các xông có xu hướng cạn dần trong mùa khô, nhưng lại dâng cao vào mùa mưa lũ gây khó khăn cho công tác tưới tiêu. Các thiên tai nghiêm trọng như lũ lụt, lũ quét, xụt lở đất thường xảy ra gây phá hoại các công trình thủy lợi.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hôi, công nghiệp hóa, đô thị hóa đòi hỏi yêu cầu cao hơn về thủy lợi, yêu cầu tiêu thoat nước của khu vực tăng lên nhiều so với trước đây, nhu cầu nước cho sinh hoạt, công nghiệp từ hệ thống công trình thủy lợi tăng, mức đảm bảo an toàn tăng. Các công trình thủy lợi còn thiếu dẫn đến việc điều tiết giữa mùa mưa và mùa khô còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu dùng nướccủa các hộ dùng nước.

Số công trình thủy lợi nhiều lại nằm rải rác, phân tán nên công tác quản lý và khai thác

còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp.

Do hệ thống nằm trên 2 địa bàn hành chính khác nhau nên gặp nhiều khó khăn trong công tác điều hành và quản lý công trình.

b. Nguyên nhân chủ quan

Khả năng đầu tư ban đầu hạn chế, hầu hết các công trình thủy nông xây dựng chưa đồng bộ, chưa được trang bị kỹ thuật mới, mức đảm bảo thấp. Trong những năm của thời kỳ bao cấp những xã có công trình thủy lợi mức đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cũng như yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

Do công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn còn manh mún, nên cánh đồng có nơi cao, nơi thấp, còn manh mún gây khó khăn trong công tác phục vụ thủy lợi.

Cơ chế chính sách đầu tư chưa hợp lý, thiếu đồng bộ; còn chú trọng đầu tư xây dựng mới, đầu tư công trình đầu mối mà chưa quan tâm nhiều đến đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa, hoàn chỉnh hệ thống nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cụ thể.

Do cơ cấu giống thay đổi so với trước đây, giống lúa ngắn ngày, cây thấp chịu ngập

kém.

Do các công trình đầu mối thiết kế với chỉ tiêu thấp, xây dựng từ lâu nên quy mô, năng lực và chất lượng đến nay không đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu, phục vụ sản suất. Ngập úng liên tục và ngày càng nặng nề do tình trạng đô thị hóa nhanh, các ô chứa tự nhiên bị lấp làm nhà ở, khu công nghiệp, hệ thống tiêu xuống cấp. Kinh phí cho duy

tu, sửa chữa và bảo dưỡng không được đầu tư đầy đủ nên nhiều công trình bị xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm an toàn.

Nhiều công trình đã khai thác sử dụng lâu từ 30-40 năm được nhận lạitừ các HTX NN nên các công trình bị xuống cấp là khó tránh khỏi.

Trên địa bàn công ty quản lý một số kênh tiêu chính như: Kênh T3; T5; Chính Tây;

T3-10; T3-12B…, các kênh tiêu này bị bồi lắng rất lớn, bờ mái kênh sạt lở, mặt cắt co hẹp, hệ thống công trình trên kênh xuống cấp nghiêm trọng. Bên cạnh đó tình trạng vi phạm, lấn chiếm vẫn đang diễn ra. đồng bộ với các hệ thống đầu mối do vậy việc phát huy hiệu quả của hệ thống chưa cao.

Nhiều trạm bơm điện cố định đã xuống cấp không đảm bảo yêu cầu phục vụ sản suất và tốn kém điện năng. (Năng lực phục vụ mới đạt 79%)

Quản lý khai thác công trình thủy lợi chủ yếu vẫn thực hiện theo cơ chế bao cấp, với hình thức giao kế hoạch, theo cơ chế cấp phát – thanh toán không gắn với số lượng, chất lượng sản phẩm nên việc hạch toán kinh tế chỉ mang tính hình thức, gây nên sự trì trệ, yếu kém trong quản lý khai thác công trình thủy lợi

Thiếu cơ chế chính sách tạo động lực để người dân tham gia xây dựng, quản lý khai thác công trình thủy lợi nội đồng.

Các địa phương chưa có sự rà soát lại kế hoạch sản xuất, phương án chuyển đổi cơ cấu

cây trồng cho phù hợp với khả năng cung cấp nước đảm bảo canh tác hết diện tích, chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết về giống, phân bón, vật tư…chuẩn bị công cụ bơm tát dã chiến, thủ công để hỗ trợ cấp nước đảm bảo cho gieo cấy.

Nước thải từ các khu công nghiệp An Xá, Hòa Xá, Mỹ Trung và nước thải sinh hoạt từ các xã ngoại thành hiện nay đổ trực tiếp ra các kênh T3-19, T3-7, T3-11 và sau đó chảy ra kênh T3 mà chưa được xử gây ô nhiễm môi trường nước dẫn tới việc lấy nước tưới gặp rất nhiều khó khăn.

Trạm bơm Quán Chuột thuộc quản lý của công ty thoát nước thành phố từ năm 2007 song tới nay chưa có quy trình vận hành cụ thể nên hiệu quả tiêu nước thải của công trình chưa cao đang góp phần gia tăng áp lực lên hệ thống thủy nông Mỹ Thành trong công tác phục vụ tưới tiêu.

Công trình được đầu tư không đồng bộ từ công trình đầu mối đến kênh nội đồng, nhiều công trình đã xuống cấp nghiêm trọng do sử dụng lâu năm nhưng việc đầu tư sửa chữa hàng năm còn hạn chế. Còn có nhiều bất cập trong việc định biên lao động.

Trang thiết bị quản lý không đầy đủ, lạc hậu. Hầu hết việcquan trắc mưa, mực nước, thấm, độ chuyển dịch đập bằng thủ công.

Trình độ quản lý và điều hành công trình của cán bộ nông nghiệp Huyện và cán bộ

HTX dịch vụ nông nghiệp còn nhiều hạn chế và bất cập, cán bộ của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệphầu như có rất ít chuyên môn về lĩnh vực thuỷ lợi, còn làm kiêm

nhiệm thậm chí không có chuyên môn.

Trong những năm vừa qua, thu thuỷ lợi phí tuy đạt tỷ lệ cao nhưng vẫn để xẩy ra tình trạng nợ đọng một khoản tiền rất lớn, một tình trạng nữa là chỉ có hơn 80% diện tích đất nông nghiệp có ký kết hợp đồng dùng nước thu được thuỷ lợi phí, phần còn lại bị thất thu.

Trong quản lý, điều hành hợp tác xã dịch vụ nông nghiệpdùng nước còn lỏng lẻo, việc lấy nước, tháo nước trong hệ thống điều hành khó khăn hơn. Vẫn còn hiện tượng tự tiện đặt cống, máy bơm, xẻ kênh lấy nước khá phổ biến gây lãng phí nước tưới, làm tăng chi phí quản lý. Công tác bảo vệ giữ gìn các công trình thủy nông chưa được cộng đồng và các cấp chính quyền quan tâm đầy đủ, mặc dù Nhà nước đã ban hành Nghị định số 140/2005/NĐ- CP ngày 11/11/2005 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Các hoạt động san lấp lấn chiếm làm bãi vật liệu, cắm thả đăng đó, vó bè vẫn thường xảy ra gây ảnh hưởng lớn tới năng lực công trình.

Một số dự án: BOT; BT xây dựng tuyến đường bộ Nam Định – Phủ Lý có cầu qua kênh tiêu T3 (Tại điểm nghĩa trang Cánh Phượng- Lộc Hoà), qua kênh tiêu T3-10;

T5…Dự án văn hoá Đền Trần do BQLDA trọng điểm tỉnh triển khai đã và đang có nhiều ảnh hưởng tới mặt thoáng dòng chảy của tuyến kênh T3.

Công tác quản lý kỹ thuật chưa chặt chẽ nên chất lượng thiết kế, đặc biệt là chất lượng

thi công công trình kém.

Công tác quản lý các công trình thủy lợi phân cấp cho địa phương quản lý không được quan tâm thích đáng. Sự thiếu và yếu về quản lý kỹ thuật, ý thức bảo vệ công trình của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi mỹ thành (Trang 76 - 86)