1.1 Cơ sở lý luận về quản lý khai thác các công trình thủy lợi
1.1.5 Nội dung của công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi
Công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi bao gồm các nội dung chính là: Quản lý nước, quản lý công trình và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Nội dung cụ thể của các công tác này như sau:
a) Quản lý nước
Điều hoà phân phối nước, tiêu nước công bằng, hợp lý trong hệ thống công trình thuỷ lợi, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh, môi trường và các ngành kinh tế quốc dân khác.
Các nội dung của quản lý nước bao gồm:
- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng quy trình vận hành công trình, quy trình điều tiết nước của hồ chứa, quy trình vận hành hệ thống, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Quan trắc, theo dõi thu thập các số liệu theo quy định; nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; lưu trữ hồ sơ khai thác công trình thủy lợi.
- Bảo vệ chất lượng nước; phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; phòng, chốnglũ, lụt và các tác hại khác donước gây ra.
- Đánh giá, dự báo nguồn nước; tổng hợp yêu cầu sử dụng nước; lập kế hoạch, phương án cung cấp nước cho các hộ dùng nước.
- Quan trắc, đo đạc lượng mưa, mực nước, lưu lượng nước, chất lượng nước theo quy định.
b) Quản lý công trình
Kiểm tra,theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố trong hệ thống công trình thuỷ lợi, đồng thời thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp công trình, máy móc, thiết bị; bảo vệ và vận hành công trình theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo công trình vận hành an toàn, hiệu quả và sử dụng lâu dài.
Các nội dung của quản lý công trình bao gồm: Thực hiện bảo trì công trình theo quy định.
Thực hiện việc vận hành công trình theo nhiệm vụ thiết kế.
Bảo vệ, phòng, chống các hành vi xâm hại hoặc phá hoại công trình;
Cắm biển báo tải trọng cho phép xe cơ giới đi trên công trình thủy lợi; biển cấm trong trường hợp xảy ra thiên tai hoặc công trình xảy ra sự cố.
Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống
thiên tai, bảo đảm an toàn công trình.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu quả khai thác công trình.
Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật liên quan đến quản lý công trình.
c) Tổ chức và quản lý kinh tế
Xây dựng mô hình tổ chức hợp lý để quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao nhằm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi, kinh doanh tổng hợp theo qui định của pháp luật.
Các nội dung của Tổ chức và quản lý kinh tế bao gồm:
- Mức lao động đảm bảo nguồn nhân lực cho công tác quản lý khai thác tưới, tiêu nước theo quy mô phục vụ trên hệ thống
- Trình độ của cán bộ quan lý của hệ thống
- Chất lượng công nhân vận hành của hệ thống
- Tỉtrọng chiphí cho quản lý khai thác so với doanh thu của hệ thống
- Tỉ suất chi phí vận hành và sửa chữa thường xuyên của hệ thống
- Ký kết, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
- Tổ chức lập, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ quản lý, vận hành công trình.
- Định kỳ đánh giá hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi; cải tiến tổ chức, áp dụng cơ chế quản lý tạo động lực thúc đẩy, nâng cao hiệu quả công trình thuỷ lợi.