Phân loại thuế và nguyên tắc đánh thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với chất lượng phục vụ của ngành thuế tỉnh vĩnh long (Trang 27 - 34)

2.5.3.1. Phân loại thuế

Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Có nhiều tiêu thức phân loại khác nhau, mỗi tiêu thức phân loại có nhiều loại thuế khác nhau:

+ Phân loại theo đối tƣợng chịu thuế.

Căn cứ vào đối tƣợng chịu thuế có thể chia thuế thành ba loại sau:

- Thuế thu nhập

Thuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có đối tƣợng chịu thuế là thu nhập nhận đƣợc, thu nhập này đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: thu nhập từ lao động dƣới dạng tiền lƣơng, tiền công, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dƣới dạng lợi nhuận, lợi tức cổ phần…

Do vậy thuế thu nhập cũng có nhiều hình thức khác nhau: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doạnh nghiệp.

- Thuế tiêu dùng

Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tƣợng chịu thuế là phần thu nhập đƣợc mang tiêu dùng trong hiện tạị Bao gồm: Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng…

- Thuế tài sản

Thuế tài sản là các loại thuế có đối tuợng chịu thuế là giá trị tài sản. Bao gồm, thuế bất động sản là thuế tài sản đánh trên giá trị của tài sản cố định, thuế động sản là thuế đánh trên tài sản chính.

+ Phân loại theo phƣơng thức đánh thuế

Theo phƣơng thức đánh thuế thì thuế gồm 2 loại sau:

- Thuế trực thu

Thuế trực thu là những loại thuế mà ngƣời nộp thuế chính là ngƣời chịu thuế nhƣ: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất….

- Thuế gián thu

Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của ngƣời nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế xuất khẩu và nhập khẩụ

+ Phân loại theo mối quan hệ đối với khả năng nộp thuế

Căn cứ vào khả năng nộp thuế có thể chia thuế thành 2 loại:

- Thuế thực: là loại thuế không dựa vào khả năng của ngƣời nộp thuế. Thuế thực bao gồm: Thuế đất nông nghiệp, thuế đất phi nông nghiệp, thuế tài sản.

- Thuế cá nhân

Thuế cá nhân là loại thuế dựa trên khả năng của ngƣời nộp thuế, là thuế đánh vào thu nhập của ngƣời nộp thuế và đƣợc thu ngay từ khâu phát sinh thu nhập hoặc do khai báọ Các loại thuế cá nhân bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân, thuế lợi tức, thuế thu nhập công ty, thuế doanh nghiệp, thuế lợi nhuận siêu ngạch…

+ Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế

Theo tiêu thức này thì thuế có thể đƣợc chia thành hai loại:

- Thuế trung ương: các hình thức thuế do các cơ quan đại diện chính quyền nhà nƣớc ở trung ƣơng ban hành.

- Thuế địa phương: Thực hiện các hình thức thuế do trung ƣơng ban hành và một sốhình thức thuế do chính quyền địa phƣơng ban hànhđƣợc trung ƣơng phân cấp.

2.5.3.2. Nguyên tắc đánh thuế

mức thunhập s phải nộp mức thuế khác nhau theo quy định

- Cân bằng lợi ích giữa nhà nƣớc và ngƣời nộp thuế: Mỗi đối tƣợng nộp thuế mặc dù không nhận loại hoàn toàn lợi ích về cho chính mình, nhƣng s đảm bảo lợi ích về các vấn đề xã hội, chất lƣợng cuộc sống, an ninh quốc phòng...

- Đảm bảo rõ ràng, hiệu quả: việc nộp thuế phải có thông báo cụ thể về mức thuế, thời hạn nộp và giấy tờ rõ ràng

- Mỗi đối tƣợng chịu thuế không phải chịu một loại thuế nhiều lần: khi đã nộp thuế với loại thuế này thì s không phải nộpthuế với cùng loại thuế đó nữa

2.5.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, KD cuối cùng của DN, nó đánh vào lợi nhuận của các DN.

Đối tƣợng nộp thuế TNDN là tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN. Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất thuế TNDN. Thu nhập chịu thuế trong kỳ bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.

+ Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thứ nhất, thuế thu nhập doanh nghiệp có đặc điểm là đối tượng nộp thuế theo luật quy định đồng nhất với đối tượng chịu thuế.

Ngƣời nộp thuế theo luật cũng là ngƣời chịu thuế cuối cùng trong một chu kì sản xuất kinh doanh. Nói một cách khác, thuế thu nhập doanh nghiệp làm cho khả năng và cơ hội chuyển dịch gánh nặng thuế cho ngƣời khác trở nên khó khăn hơn.

Thứ hai, việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp không mang tính chất hoàn trả trực tiếp.

Đặc điểm này, một mặt thể hiện tính pháp lý cao của thuế thu nhập doanh nghiệp, mặt khác phản ánh sự chuyển giao thu nhập này không mang tính tùy tiện mà dựa trên những cơ sở pháp luật nhất định và đã đƣợc xác định trƣớc.

+ Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hộị

Nhà nƣớc sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập

của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nƣớc đƣợc công bằng, hợp lý.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của NSNN.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hƣớng kế hoạch, chiến lƣợc, phát triển toàn diện của nhà nƣớc.

Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nƣớc trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định.

2.5.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về thuế

2.5.5.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về thuế

Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế nhà nƣớc đƣợc tổ chức thống nhất từ trung ƣơng đến cơsở, cùng thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện các Luật thuế trong cả nƣớc.

Hệ thống thu thuế nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý thống nhất trong cả nƣớc về công tác thu thuế và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nƣớc đối với tất cả các thành phần kinh tế; không một tổ chức hay cá nhân nào đƣợc đứng ra tổ chức thu thuế nếu không đƣợc sự ủy quyền của cơ quan thuế.

Các nghiệp vụ thu thuế và các khoản thu khác đối với các đối tƣợng nộp thuế đƣợc chỉ đạo và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế nhằm đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế và các chế độ thu khác.

Cơ quan thuế các cấp đƣợc tổ chức theo một mô hình thống nhất. Việc quản lý biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu, thực hiện các chính sách đối với cán bộ cũng nhƣ tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ thuế đƣợc thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế.

Cơ quan thuế địa phƣơng chịu sự lãnh đạo song trùng của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Các cơ quan thuế từ trung ƣơng đến địa phƣơng nằm trong hệ thống các cơ quan Nhà nƣớc, có tƣ cách pháp nhân.

2.5.5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thuế.

Tổng cục Thuế là cơ quan cao nhất trong hệ thống thu thuế nhà nƣớc cùng với Tổng cục Hải quan.

Tổng cục Thuế có nhiệm vụ tƣ vấn soạn thảo các văn bản pháp luật về thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành các Luật thuế. Xây dựng và điều hành kế hoạch thu trong cả nƣớc và từng địa phƣơng; tổ chức phổ biến, hƣớng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thực hiện các Luật thuế trong cả nƣớc; nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nƣớc về thuế và sử dụng cán bộ; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra qúa trình chấp hành các Luật thuế để việc thực hiện các Luật thuế đạt đƣợc kết qủa cao; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế...

+ Các Cục Thuế địa phương.

Cục thuế là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế đƣợc tổ chức tại tất cả các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ƣơng. Cơ cấu bộ máy của Cục Thuế bao gồm một số phòng chức năng và một số phòng nghiệp vụ, phòng thu thuế đƣợc tổ chức theo đối tƣợng thuthuế.

Cục Thuế có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau:

Phổ biến, hƣớng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thi hành các Luật thuế; xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch thu trong toàn địa bàn và từng Chi cục Thuế trực thuộc; hƣớng dẫn kiểm tra các Chi cục thực hiện các nghiệp vụ quản lý, giải quyết các khiếu nại về thuế; trực tiếp thực hiện việc thu thuế và thu khác đối với các đối tƣợng thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.

+ Các Chi cục Thuế.

Chi cục Thuế là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, đƣợc tổ chức tại tất cả các

quận, huyện. Cơ cấu bộ máy Chi cục Thuế gồm các tổ chuyên môn, nghiệp vụ và các đội trực tiếp quản lý việc thu thuế.

Chi cục Thuế có nhiệm vu, quyền hạn sau:

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu chi tiết đối với từng Luật thuế phát sinh trên địa bàn huyện; tổ chức thực hiện các nghiệp vụ quản lý các đối tƣợng nộp thuế; đôn đốc, kiểm tra các đối tƣợng nộp thuế trong việc chấp hành Luật thuế.

Từng cơ quan thuế thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình s tạo nên sự phối hợp đồng bộ trong việc thực hiện mục tiêu hoàn thành kế hoạch thu của Nhà nƣớc.

Nhƣng để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, pháp luật thuế có quy định cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ thu thuế có một số quyền hạn nhất định.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về dịch vụ, đặc điểm của dịch vụ và chất lƣợng dịch vụ. Đồng thời phân tích tổng quan dịch vụ công và chất lƣợng dịch vụ công; trình bày khái niệm về sự hài lòng và mối quan hệ giữa sự hài lòng và chất lƣợng dịch vụ.

Trong chƣơng này cũng trình bày tổng quan về thuế và những vấn đề liên

quan đến thuế nhƣ: Đặc điểm và vai trò của thuế, chức năng và vai trò của thuế, phân loại thuế và nguyên tắc đánh thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp và tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về thuế.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊNCỨU

Nội dung chƣơng 3 trình bày các phƣơng pháp nghiên cứu, các mô hình khoảng cách và thang đo, đề xuất mô hình nghiên cứucủa đề tàị Đồng thời, chƣơng này cũng nêu sơ lƣợc một số dịch vụ mà ngành thuế Vĩnh Long đang thực hiện.

3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu s đƣợc tiến hành qua 2 bƣớc: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp định tính với kỹ thuật phỏng vấn chi tiết một số DN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Các cá nhân phỏng vấn s trả lời bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn. Kết quả nghiên cứu sơ bộ đƣợc dùng để hoàn chỉnh bảng câu hỏi nghiên cứu và mô hình nghiên cứụ

Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Giai đoạn nghiên cứu định lƣợng s tiến hành thu thập dữ liệu qua phỏng vấn thƣ tín với bảng câu hỏi, sau đó việc phân tích dữ liệu s đƣợc thực hiện. Kết quả phân tích s là cơ sở để đƣa ra những kiến nghị cải tiến. Khung nghiên cứu đƣợc thiết lập nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với chất lượng phục vụ của ngành thuế tỉnh vĩnh long (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)