3.3.4.1 Kết quả hoạt độngcủa ngành thuế quản lý thực hiện giai đoạn 2011-2015
Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo trực tiếp về nghiệp vụ chính sách của
BTC, Tổng cục Thuế, sự chỉ đạo thƣờng xuyên của HĐND, UBND tỉnh ngành thuế Vĩnh Long đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể trong việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn tỉnh.
Bảng 3.4. So sánh kết quả số thu của ngành thuế Vĩnh Long qua các năm.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm Dự toán thu đƣợc giao
Số thu hoạt động sản xuất kinh doanh ngành thuế quản lý Tỉ lệ đạt dự toán đƣợc giao % Tỷ lệ đạt năm sau so với năm trƣớc % 2011 1.372 1.552 113,1% 100,6% 2012 1.651 1.764 106,8% 113,7% 2013 1.751 1.954 111,6% 110,8% 2014 2.061 2.394 116,2% 122,5% 2015 2.451 2.560 104,4% 106,9%
(Nguồn: Số liệu báo cáo của Cục Thuế)
Với Bảng kết quả trên, cho thấy giai đoạn từ năm 2011 – 2015 mỗi năm số
thu ngân sách của Cục Thuế Vĩnh Long đã đạt mục tiêu kế hoạch dự toán đƣợc HĐND, UBND tỉnh, Tổng cục Thuếgiao tƣơng đối qua các năm. Riêng năm 2012, 2015 số thu so với chỉ tiêu dự toán đƣợc giao ở một con số, dƣới sự chỉ đạo tăng cƣờng các cấp ngân sách về ổn định kinh tế xã hội trong tình hình kinh tế khó khăn chung cả nƣớc. Các năm còn lại, số thu ngành thuế quản lý tỉ lệ luôn đạt vƣợt dự
toán đƣợc giao ở mức hai con số. Từ đó, nguồn góp phần thu ngân sách ổn định nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu một phần chi ngân sách của ngân sách tỉnh.
3.3.4.2 Thực trạng chất lƣợng phục vụ của ngành thuế
Ngành thuế tỉnh Vĩnh Long đã phát huy và tiếp tục triển khai thực hiện cải cách TTHC về thuế, từng bƣớc hiện đại hóa quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ,
TTHC về thuế của NNT thông qua các chƣơng trình ứng dụng, tích hợp dữ liệu tự động hóa nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý thuế, nâng cao mức độ thuận lợi cho NNT.
- Từ năm 2010, ngành thuế Vĩnh Long đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 [10] vào hoạt động của cơ quan quản lý thuế; Thƣờng xuyên tuyền truyền pháp luật về thuế đến NNT; Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chế độ chính sách thuế mới và đối thoại nhằm tháo gỡ các khó khăn vƣớng mắc với các DN trên địa bàn. Hàng năm, ngành thuế đã tổ chức Tuyên dƣơng khen thƣởng các DN hoàn thành tốt nghĩa vụ với NSNN.
- Triển khai công tác kê khai thuế điện tử và nộp thuế điện tử tính đến
31/12/2015: tổng số DN kê khai thuế điện tử với cơ quan thuế trên địa bàn tỉnh đạt 100% trên tổng số DN phải kê khaị DN đăng ký nộp thuế điện tử với Ngân hàng thƣơng mại và thực hiện nộp thuế điện tử với cơ quan thuế đạt 96,15% so với chỉ tiêu của Tổng cục Thuế giaọ
- Kết nối thông tin 04 ngành Thuế - Kho bạc nhà nƣớc - Hải quan - Tài chính: Thống nhất dữ liệu số thu về thuế và các khoản thu khác của từng NNT giữa
các cơ quan trên, giúp cơ quan thuế không mất thời gian nhập lại chứng từ thông qua việc nhận chứng từ điện tử.Cục Thuế đã phối hợp với các ngành trong hệ thống tài chính tại địa phƣơng thực hiện triển khai Dự án Hiện đại hoá thu NSNN giữa Thuế - Hải quan –Kho bạc nhà nƣớc–Tài chính đáp ứng kế hoạch triển khai của dự án Tabmis trong năm 2010,việc kết nối thông tin cũng đƣợc triển khai hỗ trợ công tác kế toán thu ngân sách nhanh chóng, chính xác;
- Đến 16/11/2015, ngành thuế đãtriển khai ứng dụng Quản lýthuế tập trung.
Cục Thuế đƣợc Tổng cục Thuế triển khai ứng dụng Quản lý thuế tập trung (TMS) và (TMS) chính thức đƣợc đƣa vào vận hành. Hệ thống TMS đã thay thế 16 ứng
dụng hỗ trợ công tác quản lý thuế đang triển khai phân tán tại Cục Thuế và CCT,
đáp ứng đƣợc toàn bộ các khâu xử lý dữ liệu cho các quy trình nghiệp vụ Đăng ký thuế, Quản lý hồ sơ, Quản lý và Xử lý kê khai/quyết toán thuế, Kế toán thuế nội địa, Quản lý nợ, Sổ sách, Báo cáo phân tích, đánh giá.
- Ký kết phối hợp với nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng thƣơng mại hoạt động trên địa bàn, nhằm tạo mọi điều kiện cho DN có nhiều kênh thuận lợi trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN.
- Thực hiện chiến lƣợc cải cách và hiện đại hóa ngành thuế, ngành thuế Vĩnh long tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng tạo sự chuyển biến thật sự về chất cho đội ngũ công chức thuế theo hƣớng chuyên sâu, chuyên nghiệp. Đồng thời, ngành thuế Vĩnh Long thƣờng xuyên tuyền truyền, giáo dục chính trị tƣ tƣởng trong, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ công chức thuế việc thực hiện nhiệm vụ công. Công tác đào tạo bồi dƣỡng , giáo dục tƣ tƣởng công chức thuế là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự thành công trong công tác quản lý thu và là khâu đột phá để nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức thuế, đáp ứng nhu cầu hiện đại ngành thuế Vĩnh Long.
* Một số tồn tại sau:
- Chính sách, pháp luật thuế: Nhiều DN phản ánh một số quy định pháp luật thuế hiện nay chƣa phù hợp với thực tiễn kinh doanh. Chính sách thuế chƣa đƣợc xây dựng rõ ràng, các văn bản hƣớng dẫn cần cụ thể. Trong thời gian qua nhiều chính sách thuế đƣợc thay đổi nhiều và liên tục cho phù hợp với tình hình chung kinh tế xã hội của đất nƣớc. Một số quy định về chính sách thuế thiếu tính ổn định,
DN gặp khó khăn trong thực tế áp dụng, nhất là các chính sách thuế liên quan đến lĩnh vực thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
- TTHC Thuế: TTHC giữa các cơ quan nhà nƣớc liên quan đến DN chƣa đƣợc liên thông một cách hiệu quả. Những khoản tiền mà DN nộp tại Kho bạc Nhà nƣớc cũng chƣa đƣợc cơ quan thuế nắm bắt kịp thời mà DN phải mang chứng từ đến để chứng minh. Có một số DN mặc dù đã nộp thuế nhƣng trên hệ thống của cơ quan thuế vẫn báo là nợ thuế, gây ảnh hƣởng đến quyền lợi và uy tín của DN… Các biểu mẫu kê khai thuế còn phức tạp và rƣờm rà, một số thông tin trùng lặp và một số chỉ tiêu không cần thiết. Các biểu mẫu dùng từ ngữ khó hiểu với DN, trong khi
không nhận đƣợc hƣớng dẫn của cơ quan thuế. Một số mẫu biểu thay đổi liên tục khi thông tƣ thay đổi, dù trong nhiều trƣờng hợp, nội dung không khác biệt lớn nhƣng biểu mẫu vẫn thay đổi một cách không cần thiết.
- Phần mềm kê khai thuế: Phần mềm kê khai thuế đƣợc đánh giá có nhiều điểm tiến bộ, nhƣng việc hỗ trợ sử dụng phần mềm kê khai thuế chƣa đáp ứng nhu cầu của DN.Đƣợc nâng cấp liên tục nhƣng phần mềm này cũng chƣa giải quyết đƣợc việc thuận tiện kết xuất số liệu từ chƣơng trình phần mềm kế toán của DN sang phần mềm hỗ trợ kê khai thuế. Ngoài ra, phần mềm nhiều khi chƣa đƣợc cập nhật để theo kịp các thay đổi của mẫu biểu trong các thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính, có nhiều biểu mẫu còn thiếu cho nên vẫn phải kê bản giấỵ Trang mạng kê khai thuế thƣờng xuyên bị ngh n, nhất là những ngày cuối của thời hạn kê khaị Khi kê khai nộp thuế qua mạng, thông báo về việc có nhận hay chƣa nhận đƣợc hồ sơ cũng chƣa có khiến DN dễ bị xem là vi phạm về thời hạn dù đã làm đúng.
- Việc thực hiện thủ tục chưa thống nhất: Trình tự, thủ tục giải quyết công việc các giữa các phòng, các CCT, cũng nhƣ giữa cơ quan thuế và những cơ quan có liên quan khác còn chƣa thống nhất về cách giải quyết. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến cách xử lý sự việc khác nhau, DN đƣợc hƣớng dẫn không thống nhất, khó khăn trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của DN.
- Thanh tra, kiểm tra: Thời gian thanh tra, kiểm tra thuế kéo dài gây lãng phí.
Việc thanh tra, kiểm tra diễn ra thƣờng xuyên nhƣng trùng lặp, gây tốn kém thời
gian cho DN. Cơ quan thuế chƣa thông báo và hƣớng dẫn kịp thời về các yêu cầu thủ tục đến khi thanh tra, kiểm tra thì xử phạthành chính cứng nhắc. Các DN kiến nghị cần xây dựng quy trình thanh tra, kiểm tra rõ ràng, minh bạch hơn. Việc chọn mẫu để thanh, kiểm tra cần thực hiện khoa học, tránh việc một DN bị thanh, kiểm tra quá nhiều lần. Đồng thời cơ quan thuế cần rút ngắn thời gian thanh, kiểm tra, tránh làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của DN.
- Tiếp cận thông tin: Một số ý kiến cho rằng thông tin về thuế còn chậm và khó tiếp cận. Một số phƣơng thức tuyên truyền chƣa đạt hiệu quả caọ
- Về cán bộ công chức: DN đánh giá chất lƣợng cán bộ công chức s quyết định chất lƣợng TTHC thuế. Một số ít công chức chƣa đáp ứng yêu cầu về hỗ trợ
của NNT, còn hạn chế về kỹ năng quản lý thuế theo mô hình mới, còn thực hành quản lý dựa vào kinh nghiệm; trong giao tiếp, ứng xử với NNT còn thái độ chƣa thân thiện, lịch sự, văn minh, tận tình; thậm chí một vài công chức có biểu hiện tƣ tƣởng lệch lạc, có hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu NNT trong thi hành công vụ.
3.3.5 Định hƣớng thực hiện cải cách TTHC thuế, hiện đại hoá thực hiện công tác quản lý thuế.
Căn cứ theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020; Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình TTHC thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lƣợng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa caọ
Ngành thuế Vĩnh Long không ngừng phát huy những thành quả đã đạt đƣợc và khắc phục những tồn tại nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NNT trong sản xuất và kinh doanh:
- Quán triệt đầy đủ, kịp thời tinh thần, nhiệm vụ cải cách TTHC để mỗi công chứcthuếphảihiểuvà ýthứcđƣợcnhiệmvụtrọngtâmcủangành, củacơ quan.Phát động phong trào để mỗi công chức thuế đều chấp hành tốt quy trình, thủ tục, giảm phiền hà cho NNT và đề xuất sáng kiến, cải tiến để đơn giản hoá quy trình, cắt giảm thủtụcphụcvụcôngtácsửađổichínhsáchvà quy trìnhnghiệpvụ.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong ngành thuế về nhiệm vụ thu ngân sách đƣợc giao kế hoạch thu ngân sách qua từng năm, nhằm tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong triển khai thực hiện nhiệm vụ trong toàn ngành thuế tỉnh Vĩnh Long.
- Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phƣơng pháp quản lý, TTHC theo định hƣớng chuẩn mực quốc tế.
- Phối hợp với Báo- Đài, BanTuyên giáo các cấp, cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, triển khai các nghị định, thông tƣ, văn bản hƣớng dẫn của BTC,
vận động khai thuế điện tử. Phối hợp với các chi nhánh ngân hàng thƣơng mại, các phòng, các CCT vận động, tuyên truyền, hƣớng dẫn NNT thực hiện nộp thuế điện tử qua ngân hàng.
- Đẩy mạnhcông khai, minh bạch thông tin, dữ liệu liên quan đến đối tƣợng nộp thuế, số thuế đã nộp, phải nộp, quy trình, quy chế để NNT biết và theo dõi, giámsát nhằm minh bạch hoạt động quản lý thuế.
- Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các quy trình, TTHC thuế để tránh những yêu cầu, thủ tục không cầnthiết.
- Thƣờng xuyên tuyên truyền, giáo dục đối với đội ngũ công chức thuế về yêu cầu cần thiết, cấp bách của việc cải cách hành chính thuế, xây dựng chế độ trách nhiệm cụ thể đối với từng vị trí công tác, thái độ phục vụ của công chức thuế. Tăng cƣờng công tác quản lý cán bộ, công nhân viên chức thuế, công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế. Ngành Thuế cần ƣu tiên tuyển chọn cán bộ công chức có năng lực và đạo đức tốt. Xây dựng hệ thống giám sát chặt ch , có hình thức xử lý nghiêm khắc với các hành vi nhũng nhiễu ngƣời nộp thuế.Thực hiện nghiêm minh kỷ cƣơng, kỷ luật của ngành, nâng cao chất lƣợng phục vụ NNT..
- Tăng cƣờng các hoạt động đối thoại trực tiếp với DN, NNT để cơ quan thuế có điều kiện tiếp xúc, giải đáp kịp thời về những vƣớng mắc của NNT và DN. Qua đó, từ công tác đối thoại chủ động rà soát những bất cập do cơ chế chính sách không còn phù hợp hay đã bị thực tế vƣợt qua,... để kịp thời tham mƣu cấp có thẩm quyền sửa đổi bổ sung nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả cho công tác quản lý thuế.
- Thực hiện công khai thông tin về TTHC thuế và quy trình giải quyết TTHC thuế theo cơ chế một cửa tại cơ quan thuế và trên Trang thông tin điện tử cơ quan thuế khi có sửađổibổ sung. Cậpnhậtđầyđủ,kịpthờilênmạngnộibộcủangànhcác vănbảntrảlờivƣớng mắc về thuế phát sinh trên địa bàn, đảm bảo việc trả lời, hƣớng dẫn đƣợc kịp thời, đúng chính sách chế độ theo quy định.
- Thực hiện tốt quy chế phối hợp với cơ quan cấp phép đăng ký kinh doanh trong việc kết nối thông tin tự động với cơ quan thuế và tiến hành cấp mã số DN tựđộng đảmbảothời gian nhanh nhất.
- Phối hợp tốt với Sở Tài nguyên & Môi trƣờng thực hiện kết nối thông tin của hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ quan thuế; rút ngắn thời gian đăng ký quyềnsở hữu, sửdụng tài sản, sử dụng các chứng từđiện tử, kê khai qua mạng, nhận kết quả quamạng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Tác giả trình bày phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài, mô hình khoảng cách, thang đo SERVPERF và dựa trên các cơ sở lý luận tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài.
Trong chƣơng này cũng trình bày tổng quan về cơ cấu, tổ chức, chức năng và nhiệm vụ quản lý thu ngành thuế tỉnh Vĩnh Long; một sốdịch vụ hành chính công, tình hình thực hiện và định hƣớng công tác quản lý thu ngân sách của ngành thuế tỉnh Vĩnh Long.
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chƣơng này trình bày kết quả kiểm định mô hình thang đo và mô hình nghiên cứụ Kết quả chƣơng này cũng cho thấy các thành phần và các biến tác động nhƣ thế nào đến sự hài lòng của DN đối với chất lƣợng dịch vụ thuế đƣợc
khảo sát tại Cục Thuế Vĩnh Long.
4.1 Phân tích thống kê mô tả4.1.1. Số lƣợng m u 4.1.1. Số lƣợng m u
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long với số lƣợng là 280 mẫu, bảng hỏi giấy đƣợc phát trực tiếp cho các DN thông qua các buổi tập huấn chính sách pháp luật về thuế tại cơ quan thuế. Sau khi điều tra thu về mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu số lƣợng bảng hỏi còn lại là 254 phiếu khảo sát chiếm
90,71% (có 26 bảng hỏi bị loại khi đáp viên chỉ chọn 1 đáp án cho tất cả các câu trả lời và bảng hỏi có đáp án bị bỏ trống hoặc thiếu giá trị, chiếm 9,29%). Vậy tổng số