7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.3.1. Đánh giá chung
Việc thực hiện cơ chế tự chủ đã làm thay đổi “diện mạo” của các bệnh viện công. Theo đó, nhiều bệnh viện công phát triển cả về quy mô và chất lượng với cơ sở hạ tầng khang trang, trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, giảm thủ tục hành chính; dịch vụ kỹ thuật chuyên môn y tế tại một số bệnh viện ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và từng bước đáp ứng nhu cầu CSSK ngày càng cao của nhân dân.
Bên cạnh đó, các bệnh viện cũng có cơ hội sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hoạt động của các bệnh viện công lập đang từng bước thay đổi cho phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc huy động nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm, liên doanh, liên kết trang thiết bị y tế. Cơ chế tự chủ khuyến khích bệnh viện sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn kinh phí để tăng thu nhập cho cán bộ, trích lập các quỹ của bệnh viện; tăng sự hài lòng của người bệnh và giảm tình trạng quá tải của bệnh viện. Việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ sở y tế công lập giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước; tăng hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho y tế thông qua việc hỗ trợ người dân mua bảo hiểm y tế và đầu tư cho y tế dự phòng và y tế cơ sở.
Ngay khi Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Sở Y tế đã kịp thời tổ chức quán triệt và phổ biến các quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập cùng với Thông tư hướng dẫn và các văn bản triển khai đến các đơn vị trực thuộc của ngành y tế.
Các đơn vị đã chủ động tăng thu, tiết kiệm chi nhằm nâng cao đời sống cho CBVC. Trong quản lý tài chính, định kỳ các đơn vị tiến hành cân đối thu, chi và trích lập các Quỹ theo đúng quy định.
81
2.3.2. Đánh giá cụ thể
2.3.2.1. Về tình hình thực hiện nhiệm vụ nhà nước
Qua kết quả thống kê cho thấy kết quả thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn năm sau đều vượt so với cùng kỳ năm trước, duy chỉ có chỉ tiêu điều trị ngoại trú là giảm do cơ chế phân tuyến của ngành cho phép tuyến huyện được triển khai điều trị các bệnh mạn tính như; Tiểu đường, tăng huyết áp...vv.
Các đơn vị SNCT đã thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của ngành đề ra. Tuy nhiên, tình trạng quá tải về công suất giường bệnh và công tác khám, điều trị nội trú chưa đáp ứng được yêu cầu của người bệnh. Việc đánh giá qua số liệu Thống kê thực hiện giường nội trú chưa phản ánh được chất lượng chăm sóc và khám chữa bệnh.
Tình hình chấp hành chính sách chế độ và các quy định là tương đối tốt như: xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; hạch toán theo quy định; Chấp hành các quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế của Nhà nước; Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, ĐVSN công lập có sử dụng kinh phí do NS địa phương cấp; Quy định trang bị, quản lý sử dụng điện thoại cố định, điện thoại di động phục vụ công tác đối với đơn vị cấp xã và các ĐVSN y tế công lập trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Bảng 2.11: Thực hiện chỉ tiêu chuyên môn tại BVĐK tỉnh Khánh Hòa
T T Nội dung Thực hiện 2017 So với năm trước (%) Thực hiện 2018 So với năm trước (%) Thực hiện 2019 So với năm trước (%) 1 Số lần khám bệnh 279.841 104,3 294.241 105,1 381.926 129.8 2 Số BN ngoại trú 13.100 146,5 9.260 70,7 6.788 73,3 3 Số BN điều trị nội trú 32.741 104,0 34.651 105,8 37.354 107.8 4 Tổng số ngày điều trị 210.642 129,1 217.682 103,3 242.498 111,4
82 5 Số ngày sử dụng giường 30,3 101,0 30,5 100,7 31,1 102,0 6 Số ngày điều trị TB 1 BN 6,4 126,0 6,3 97,6 6,5 103,3 7 Giường bệnh 580 110,5 605 104,3 674 111,4 8 Tỷ lệ chuyển viện (%) 2,8 0,8 2,6 -0,2 1,9 -0,7 9 Tỷ lệ tử vong (%) 1,1 -0,07 0,9 -0,2 0,6 -0,3 1 10 Phẫu thuật 6.034 100,8 6.104 101,2 6.696 109,7 Tr. đó: Mổ phiên (%) 40,4 -10 42.7 2,3 40.7 -2 Mổ cấp cứu % 59,6 1 57.3 -2,3 59.3 2 11 Cận lâm sàng: - XNTT 380.000 110,1 382.000 100,5 446.625 116,9 - CĐHA 172.200 106,1 174.400 101,3 226.660 130,0 - TDCN 63.400 104,8 64.850 102,3 82.999 128,0 - GPB 8.250 103,3 8.350 101,2 9.517 114,0
Nguồn: Tổng hợp, tính toán của tác giả từ báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị giai đoạn 2017 – 2019
Bảng 2.12: Thực hiện chỉ tiêu chuyên môn tại Bệnh viện Cam Ranh
TT Nội dung Thực hiện năm 2017 So với Năm trước (%) Thực hiện 2018 So với Năm trước (%) Thực hiện 2019 So với năm trước (%) 1 Số lần khám bệnh 91.031 104,3 99.641 109,5 104.000 104,4 2 Số BN ngoại trú 750 146,5 820 109,3 950 115,9 3 Số BN điều trị nội trú 4.135 104,0 5.509 133,2 6.302 114,4 4 Tổng số ngày điều trị 26.880 129,1 35.173 130,9 41.628 118,4 5 Số ngày sử dụng giường 28 101,0 29,5 105,4 30,2 102,4 6 Số ngày điều trị TB 1 BN 6,5 126,0 6,4 98,2 6,6 103,5 7 Giường bệnh 100 110,5 135 135,0 157 116,3 8 Tỷ lệ chuyển viện (%) 4,1 0,3 3,6 -0,5 3,2 -0,4 9 Tỷ lệ tử vong (%) 1,2 0,2 0,7 -0,5 0,5 -0,2
83 10 Phẫu thuật 350 100,8 397 113,4 442 111,3 11 Cận lâm sàng: - XNTT 204.986 110,1 235.961 115,1 329.576 139,7 - CĐHA 24.368 106,1 27.331 112,2 29.413 107,6 - TDCN 1.668 104,8 1.792 107,4 2.456 137,1 - GPB
Nguồn: Tổng hợp, tính toán của tác giả từ báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị giai đoạn 2017 – 2019
2.3.2.2. Kết quả đánh giá triển khai Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
Đánh giá tổng kết kết quả thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP tại các ĐVSN có thu của ngành y tể tỉnh Khánh Hòa cho thấy: 100% các ĐVCT đã thực hiện xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ; việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị đảm bảo đúng quy định pháp luật và được hoàn thiện, cập nhật, sửa đổi hàng năm phù hợp với tình hình mới. Việc chi tiêu và trích lập các quỹ của đơn vị đều căn cứ trên các điều của quy chế chi tiêu nội bộ.
Kết quả TCTC của các bệnh viện qua 3 năm 2017 – 2019, tổng số tiền chi bổ sung thu nhập tăng thêm bình quân cho CBVC và người lao động đạt trung bình hàng tháng là 700.000 – 1.500.000 đồng.
Bảng 2.13: Mức bổ sung thu nhập bình quân tăng thêm cho người lao động tại các đơn vị
Đơn vị tính: 1.000đ
TT Đơn vị
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
BC Tổng BQ/th BC Tổng BQ/th BC Tổng BQ/th 1 BVĐK T. Khánh Hòa 623 5.660.796 757 625 6.314.076 842 697 8.661.349 1.036 2 BV Cam Ranh 97 970.936 834 101 1.370.000 1.130 105 1.750.000 1.389 3 BV Ninh Hòa 100 850.000 708 103 920.000 744 109 1.250.342 956
Nguồn: Tổng hợp, tính toán của tác giả từ báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị giai đoạn 2017 – 2019
84
BC: Số người có mặt thực tế theo chỉ tiêu biên chế và hợp đồng dài hạn Nhận xét:
Căn cứ số liệu tổng hợp nêu trên cho thấy: mức thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức tại các đơn vị đã góp phần nâng cao đời sống CBVC, mức lương được cải thiện qua các năm nhưng mức tăng chưa cao, chưa đáp ứng chi phí sinh hoạt của đời sống CBVC.
Nhìn chung các đơn vị đều chú trọng tới việc chi tăng thu nhập cho cán bộ viên chức và cụ thể hóa trong Quy chế chi tiêu nội bộ nhưng chủ yếu vẫn mang tính cào bằng dựa trên các tiêu chí như; Trình độ, chức vụ, thâm niên công tác, ngày công v.v… và kết quả bình xét thi đua hàng năm. Việc phân phối thu nhập tăng thêm thực hiện trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao như khối lượng công việc hoàn thành, chất lượng công việc hoàn thành v.v... chưa thực sự được chú trọng, phần chi tăng thu nhập còn khiêm tốn so với các đơn vị đồng cấp ở tỉnh khác, điều này phản ánh hiệu quả hoạt động của các đơn vị chưa cao, cần tiếp tục thực hiện đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý.
Công tác tăng thu, thực hành tiết kiệm chống làng phí. Tổ chức mua sắm đảm bảo thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu, các văn bản hướng dẫn và quy chế chi tiêu nội bộ.
- Việc quản lý các chi phỉ quản lý, tổ chức khoán chi văn phòng phẩm, ấn chỉ, …. Quản lý sử dụng vật vật tư tiêu hao đều được phản ánh cụ thể trên sổ sách, chứng từ và giao nhận đúng quy định.
- Đơn vị đã ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài; quy định việc quyết định giao tài sản đến từng cá nhân trong việc sử dụng và bảo quản tài sản được cấp phát như các trang thiết bị y tế. Các khoa chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý, đảm nhiệm, máy móc trang thiết bị sử dụng đều có lý lịch theo dõi, cơ sở vật chất do các Trưởng khoa, phòng đảm nhiệm.
85
- Tổ chức quản lý tốt công tác thu đúng, thu đủ viện phí, quản lý tốt, chặt chẽ các khoản thu của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện.
Chất lượng khám chữa bệnh: Thực hiện TCTC đòi hỏi các bệnh viện phải theo dõi, quản lý tốt nguồn thu viện phí, thu hoạt động và thu dịch vụ để đảm bảo chi trả, trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên. Do vậy, việc áp dụng quy trình khám, chữa bệnh tại các bệnh viện được đưa lên hàng đầu, bán sát các mục tiêu, yêu cầu quy định của Sở Y tế về quản lý nghiệp vụ y, quản lý dược đúng quy định và thực hiện hiệu quả. Trong cơ chế thị trường, các cơ sở y tế ngày càng phát triển nhất là y tế tư nhân với những lợi thế nhất định, cùng với nhu cầu, tâm lý của một số bộ phận dân cư có khả năng chi trả thường tìm đến các bệnh viện tư để khám chữa bệnh, bởi ở các bệnh viện này được trang bị máy móc hiện đại với đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn sâu trong chuẩn đoán và điều trị các bệnh phức tạp. Do đó các cơ sở tế công lập đã mất đi một nguồn thu viện phí đáng kể.
2.3.3. Cơ chế TCTC trong công tác quản lý đơn vị
Phương thức quản lý đơn vị SNCT theo quan điểm hệ thống coi đơn vị là một hệ thống. Đối với các bệnh viện, đầu vào để quản lý gồm: nguồn nhân lực là đội ngũ y bác sĩ, các cán bộ quản lý, .. đội ngũ cán bộ viên chức và người lao động; các cơ sở hạ tầng trang thiết bị; công cụ quản lý như phần mềm quản lý tài chính, quản lý tài sản, … Đầu ra là chất lượng chăm sóc, khám chữa bệnh; công tác vệ sinh dịch bệnh; … các chỉ tiêu chất lượng sức khỏe của nhân dân địa phương do Sở y tế Khánh Hòa quy định. Để đảm bảo thực hiện kết quả đầu ra như mong muốn, các đơn vị SNCT phải ban hành và cụ thể hóa quy trình xử lý, chuyển đổi các đầu vào thành kết quả đầu ra, xây dựng các yếu tố tổ chức hoạt động theo sự quản lý của lãnh đạo đơn vị. Quá trình thực hiện cụ thể như sau:
Công tác lập kế hoạch, công tác chuyên môn, công tác nghiên cứu khoa học, công tác tổ chức cán bộ, công tác đào tạo huấn luyện, công tác chỉ đạo tuyến, công tác phòng bệnh, công tác quan hệ quốc tế, công tác quản lý kinh tế và các hoạt động khác.
86
Qua 5 năm sau khi triển khai thực hiện Nghị định 16 về cơ chế TCTC, về cơ bản, đã có những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý tại các ĐVSN y tế. Các đơn vị khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính đã chủ động sử dụng kinh phí NSNN giao hiệu quả hơn để thực hiện nhiệm vụ; đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện tăng nguồn thu. ĐVSN thực hiện xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ tăng cường công tác quản lý nội bộ đạt hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển các hoạt động sự nghiệp, hoạt động dịch vụ. Tích cực khai thác nguồn thu, tăng thu theo hướng tích cực, quản lý và đề ra các định mức khoán chi, tiết kiệm chi, do vậy nhiều đơn vị tiết kiệm chi thường xuyên, tăng thu nhập cho người lao động và nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp.
Về kết quả tăng thu của các đơn vị: Nhìn chung kết quả thu sự nghiệp đều tăng, tỷ lệ tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên đạt từ 80-85%.
Thực hiện đổi mới phương thức hoạt động, tăng khả năng cơ chế tự chủ tài chính, tiết kiệm chi, thu nhập đã từng bước được nâng cao. Nguồn thu sự nghiệp, cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên, đã góp phần bảo đảm ổn cơ chế xây dựng tiền lương, thu nhập nâng cao đời sống và điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên của bệnh viện.
Từ bước tăng khả năng TCTC, tự chủ huy động vốn để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, mở rộng các hoạt động sự nghiệp và các hoạt động dịch vụ trong đơn vị tạo điều kiện thăng hạng và giữ vững uy tín khám, chữa bệnh của đơn vị.
Các hoạt động quản lý như lập kế hoạch, dự toán và thực hiện 07 chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện theo quy định đều được chú trọng, đáng chú ý có những hoạt động đã thay đổi rõ rệt mà ở cơ chế cũ các đơn vị chưa làm được đó là:
Công tác chuyên môn: Khắc phục những tồn tại, hoàn thiện các quy chuẩn chuyên môn, các đơn vị đều chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến dây
87
truyền khám, chữa bệnh gọn nhẹ tránh phiền hà cho người bệnh, nâng cao y đức và tinh thần thái độ phục vụ. Đã có sự chuyển biến mạnh trong nhận thức của cán bộ viên chức y tế coi “người bệnh là khách hàng” và sự hài lòng của khách hàng sẽ đem lại nguồn thu cho đơn vị. Một số đơn vị đã mạnh dạn áp dụng tiêu chuẩn ISO vào công tác quản lý.
Công tác đào tạo, huấn luyện: Xây dựng đề án đào tạo theo Thông tư 07 của Bộ Y tế, các đơn vị đều ưu tiên cho công tác đào tạo chuyên sâu, đào tạo mũi nhọn, đào tạo tại chỗ theo hình thức trực tiếp, chuyển giao công nghệ trực tiếp các chuyên gia đầu ngành, đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn để nâng cao chuyên môn, đáp ứng từng chức danh, vị trí việc làm theo quy hoạch của ngành.
Công tác nghiên cứu khoa học: Các đơn vị đều xác định trọng tâm của công tác nghiên cứu khoa học là ứng dụng các kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của đơn vị.
Xây dựng kế hoạch xét duyệt và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học ngay từ đầu năm, có chính sách khuyến khích đội ngũ bác sĩ thực hiện các đề tài khoa học.
Về tổ chức cán bộ: kiện toàn, sắp xếp tổ chức cán bộ chuyên môn vào vị trí phù hợp, thực hiện chính sách tinh giảm biên chế đối với các vị trí không cần thiết;