7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.4.3. Đánh giá việc thực hiện TCTC tại BVĐK Hà Đông
Trước ngày 01 tháng 08 năm 2008 là BVĐK tỉnh Hà Tây - BVĐK hạng II với quy mô 400 giường bệnh, tuyến điều trị cao nhất của tỉnh trên 2,6 triệu dân, từ ngày 01 tháng 08 năm 2008 đến nay chính thức đổi tên là BVĐK Hà Đông là bệnh viện hạng I, tuyến thành phố trực thuộc Sở y tế Hà Nội. Năm 2018 được quyết định là bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Bạch Mai bệnh viện hiện có quy mô 550 giường kế hoạch, thực kê 600 giường.
Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã làm thay đổi cơ bản về chất, tháo gỡ nhiều khó khăn cho các Bệnh viện trong đó có BVĐK Hà Đông, tuy nhiên sau nhiều năm thực hiện, cũng bộc lộ những hạn chế cần khắc phục, thực tế cho thấy muốn phát triển bệnh viện cần có đủ ba yếu tố chính: Nguồn nhân lực - Cơ sở vật chất - Một cơ chế chính sách phù hợp.
Trước khi có Nghị định 16/2015/NĐ-CP nguồn nhân lực thiếu và mất cân đối (thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn, lao động đơn giản nhiều và kém hiệu quả). Khi triển khai tự chủ, cơ cấu cán bộ đã được điều chỉnh các dịch vụ chuyên môn được đa dạng hoá, XHH mang lại hiệu quả tốt hơn, đội ngũ cán bộ chuyên môn được chú trọng phát triển về số lượng và chất lượng như nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ qua nhiều hình thức như; Đào tạo nâng cao bằng cấp, đào tạo nâng cao kỹ thuật, Tập huấn các lớp ngắn ngày, chuyển giao kỹ thuật tại bệnh viện (Hội chẩn trực tiếp, hội chẩn trực tuyến, phẫu thuật thủ thuật cầm tay chỉ việc).
39
Kết quả hàng năm trên 50 cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn và học vị, cán bộ trước chỉ có 8 Bác sỹ chuyên II và tiến sĩ nay gần 40 bác sỹ CKII và tiến sĩ, 22 bác sỹ đào tạo nâng cao, 112 cán bộ tham dự tập huấn v.v...
Đã triển khai nhiều kỹ thuật mang tính chuyên sâu như: phẫu thuật về tiêu hoá, tiết niệu, thần kinh lồng ngực, chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện đa khoa Hà Đông, 2019).
1.4.4. Bài học kinh nghiệm về thực hiện TCTC trong các đơn vị sự nghiệp công lập có thu ngành y tế tỉnh Khánh Hòa