Vai trò của đơn vị sự nghiệp trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có thu trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 25 - 26)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.1.1.3. Vai trò của đơn vị sự nghiệp trong nền kinh tế

Thực hiện cơ chế TCTC theo quy định Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, các ĐVSN, hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục đào tạo, y tế, khoa học, kinh tế, v.v… được giao quyền TCTC đã chủ động tự chủ toàn diện trong các hoạt động sử dụng kinh phí NSNN giao, đặt hàng để thực hiện nhiệm vụ, cung cấp các dịch vụ công một cách có hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ (đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, thực hiện công tác khám chữa bệnh, đổi mới nâng cao năng suất, áp dụng các công nghệ … ), đặc biệt chủ động nhiệm vụ, tự chủ trong xây dựng kế hoạch, tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự, đồng thời TCTC huy động các nguồn lực để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, phát triển hoạt động sự nghiệp; thông qua các hình thức liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư. Đến nay, số liệu thống kê đã có hơn 50.000 ĐVSN công lập đã được giao TCTC (đạt hơn 90%). (Bùi Tư, 2018).

Năm 2020, các ĐVSN thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương đã thực hiện thu sự nghiệp bảo đảm hoạt động thường xuyên số tiền đạt khoảng 12.516 tỷ đồng, đạt tỷ bằng 68,84% kinh phí hoạt động thường xuyên. Thu sự nghiệp bảo đảm hoạt động thường xuyên của các ĐVSN thuộc các địa phương đạt 27.539 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 43,44% kinh phí hoạt động thường xuyên. Số thu sự nghiệp của các ĐVSN theo hướng năm sau cao hơn năm trước: năm 2018 đạt khoảng 37.509 tỷ đồng, năm 2019 đạt 39.808 tỷ đồng, tăng 6,16% so với năm 2018 và năm 2020 đạt 40.056 tỷ đồng, tăng 1% với năm 2019 (năm 2020 tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và ảnh hưởng của thiên tai).

Về tình hình thực hiện cải cách tiền lương: nguồn kinh phí tiết kiệm 10% chi hoạt động thường xuyên NSNN giao và nguồn thu của các ĐVSN thuộc các bộ, cơ quan Trung ương quản lý đã góp phần bảo đảm bù đắp một phần nhu cầu cải cách tiền lương tăng thêm do Chính phủ quy định; trong đó, đối với các đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên đã tự đảm bảo kinh phí toàn bộ để thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình, đối với các đơn vị tự bảo đảm một phần kinh phí một phần thu

13

sự nghiệp được huy động một phần nguồn tiền lương tăng thêm để bù đắp, giảm chi từ nguồn NSNN (Bộ Tài chính, 2012).

Trong thời gian qua, hoạt động của các ĐVSN đã đóng góp một phần vào phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, có vị trí quan trọng cho sự ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, cụ thể như:

Cung cấp các dịch vụ công đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của xã toàn xã hội.

Các ĐVSN công hoạt động chủ yếu theo nhiệm vụ chính trị được giao như: đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ; khám chữa bệnh, nghiên cứu và ứng dụng các kết quả khoa học, công nghệ; cung cấp các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật v.v... phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hầu hết tất cả các ĐVSN đều có vai trò chủ đạo đối với từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, triển khai thực hiện các đề án, chương trình trọng điểm, quan trọng để đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội.

Trong thời gian qua, thông qua hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của nhà nước đã góp phần tăng cường nguồn lực cùng với NSNN đẩy mạnh đa dạng hoá và XHH nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Việc thực hiện chủ trương XHH trong các hoạt động sự nghiệp của Nhà nước đa được mở rộng các loại hình, phương thức hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, đồng thời thu hút sự đóng góp của nhân dân cho sự phát triển của hoạt động sự nghiệp, của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có thu trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)