Tự chủ về tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có thu trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 28)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.1.2.2. Tự chủ về tài chính

a. Nguồn tài chính của đơn vị

Nguồn tài chính của đơn vị bao gồm các nguồn cụ thể như:

- NSNN cấp

+Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp), kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được cơ quan quản lý cấp trên giao trực tiếp theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao;

16

+Đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ là kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

+Chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức do kinh phí NSNN cấp; +Các chương trình mục tiêu quốc gia;

+Các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác);

+Các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

+Thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với các trường hợp theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có);

+Kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm; vốn đầu tư xây dựng cơ bản;

+Nguồn vốn đối ứng thực hiện các dự án từ nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+Kinh phí khác (nếu có).

- Thu từ hoạt động sự nghiệp, hoạt động dịch vụ

+Số thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định của pháp luật để lại theo quy định; +Nguồn thu hoạt động dịch vụ; hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);

+Lãi tiền gửi ngân hàng, lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết.

- Vốn viện trợ, tài trợ, các nguồn biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật

- Các nguồn khác, như:

+Vốn vay của các tổ chức tín dụng; vốn huy động của cán bộ, viên chức, người lao động trong đơn vị;

+Vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

17

b. Nguồn tài chính được sử dụng:

- Về chi thường xuyên; gồm:

+Đảm bảo chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; +Chi hoạt động đối với các công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí; các hoạt động dịch vụ (kể cả chi nhiệm vụ với cấp trên)

+NSNN, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật).

- Các nhiệm vụ chi không thường xuyên gồm:

+Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

+Chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức theo kế hoạch đề án được duyệt;

+Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

+Các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) do nhà nước quy định;

+Nhiệm vụ chi đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;

+Các các nhiệm vụ chi đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

+Chính sách thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định; +Thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định;

+Các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài; +Hoạt động liên doanh, liên kết;

18

c. Thực hiện TCTC đối với các khoản thu và mức thu

Căn cứ các khoan phí, lệ phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, ĐVSN tổ chức thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu theo quy định. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành mức thu theo khung, ĐVSN căn cứ nhu cầu chi cho hoạt động thực tế và khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho từng hoạt động, từng đối tượng nhưng không được vượt quá khung của cơ quan thẩm quyền quuy định.

Về thực hiện miễn, giảm thu: thực hiện miễn, giảm đối với các đối tượng chính sách - xã hội theo quy định của nhà nước.

Đối với kinh phí đặt hàng, mức thu các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thực hiện theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận.

Đối với các hợp đồng dịch vụ cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết: ĐVSN được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.

d. Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, căn cứ khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Đối với các bộ phận, đơn vị trực thuộc: căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí.

Việc thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản do ĐVSN quyết định theo quy định của pháp luật.

19

e. Tự chủ về xây dựng định mức chi thường xuyên

ĐVSN xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu qua thảo luận và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ và công khai cho toàn thể cán bộ viên chức, cơ quan quản lý trực tiếp. Căn cứ Quy chế chi tiêu nội bộ, thủ trưởng đơn vị điều hành nguồn tài chính của đơn vị, là cơ sở pháp lý để KBNN thực hiện kiểm soát chi và cơ quan chức năng dùng làm căn cứ quyết toán.

Việc quy định xây dựng các định mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đã khắc phục những bất cập, lạc hậu của một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NS hiện hành của nhà nước như chế độ hội nghị, công tác phí, tiếp khách, hỗ trợ đào tạo, … và đảm bảo thực hiện tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí.

Về kế hoạch sử dụng lao động và xây dựng quỹ tiền lương do ĐVSN tự chủ quyế định gồm:

- Căn cứ chỉ tiêu biên chế viên chức, số lượng hợp đồng, nhân lực được giao ĐVSN thực hiện sắp xếp lại nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của đơn vị. - Căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành, thủ trưởng đơn vị thực hiện ký hợp đồng giao động.

- Thực hiện chủ động xác định quỹ tiền lương, tiền công (gọi chung là quỹ tiền lương) theo công thức dưới đây:

Quỹ tiền lương của đơn vị = Lương tối thiểu chung người/ tháng do nhà nước quy định X (1+ Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu ) X Hệ số lương cấp bậc bình quân và số phụ cấp lương bình quân X Biên chế và lao động hợp đồng dài hạn X12

Quỹ tiền lương, tiền công được thực hiện theo công thức quy định. (Bộ Tài chính, 2014).

Căn cứ kết quả hoạt động tài chính trong năm, sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định: Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được quyết định

20

mức trích Quỹ bổ sung thu nhập (không khống chế mức trích); đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên trích tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương; đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên trích tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương; đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên trích tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lương.

ĐVSN do NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, số kinh phí tiết kiệm được xác định mức chi trả thu nhập trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định.

Trong trường hợp nguồn thu không bảo đảm, thủ trưởng đơn vị phải xem xét, xác định lại quỹ lương cho phù hợp.

Cơ chế TCTC đã tạo ra cơ sở pháp lý để các ĐVSN có thu tăng thu nhập cho người lao động, hợp pháp hoá các khoản thu nhập của cán bộ, viên chức. Từ đó tạo động lực khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Căn cứ vào Quỹ tiền lương thực tế của đơn vị, việc trả lương cho từng người lao động được xác định như sau:

Tiền lương cá

nhân =

Lương tối thiểu /người/tháng Theo quy định của

Nhà nước x (1+ Hệ số điều chỉnh tăng thêm cho cá nhân ) X Hệ số lương cấp bậc và hệ số phụ cấp lương của cá nhân

Nguyên tắc chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả cao hơn. Nguyên tắc chi trả thu nhập theo do thủ trưởng đơn vị quyết định trong quy chế chi tiêu nội bộ.

Khi nguồn thu bị giảm sút, không bảo đảm mức tiền lương tối thiểu cho người lao động. Thủ trưởng đơn vị quyết định sử dụng quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo mức tiền lương tối thiểu cho người lao động trong đơn vị sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn.

21

Việc điều chỉnh nâng về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu; khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ nhà nước (gọi tắt là tiền lương tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định) do ĐVSN tự bảo đảm từ các khoản thu sự nghiệp và các khoản khác theo quy định của Chính phủ.

Sau khi đã sử dụng các nguồn trên nhưng vẫn không bảo đảm đủ tiền lương tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định, NSNN sẽ xem xét bổ sung phần còn thiếu để bảo đảm mức lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ.

g. Trích lập và sử dụng các quỹ

Căn cứ kết quả hoạt động thu, chi hàng năm: sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:

Chênh

lệch thu, chi =

Thu sự nghiệp và NSNN cấp chi hoạt động thường xuyên

và chi nhà nước đặt hàng -

Chi hoạt động thường xuyên và nhà nước

đặt hàng

- TCTC đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên:

+Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: mức trích tối thiểu 25%

+Quỹ bổ sung thu nhập: Mức trích tối đa không quá 3 lần quỹ lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định.

+Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi: mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.

Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng các quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải công khai đúng quy định.

- TCTC đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên:

+Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: mức trích tối thiểu 15%;

+Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị.

+Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi: mức trích tối đa không quá 2 lần quỹ lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị.

22

+Trích lập các quỹ khác theo quy định pháp luật.

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập các quỹ theo trình tự sau: Qũy bổ sung thu nhập, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ khác (nếu có). Việc sử dụng các quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải công khai trong đơn vị.

h. Sử dụng các quỹ

Việc sử dụng Quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị: được dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị; sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị theo quy định của pháp luật.

Quỹ bổ sung thu nhập được sử dùng để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau đối với trường hợp nguồn thu nhập bị giảm.Việc chi bổ sung thu nhập tăng thêm gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công việc.

Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (Chính phủ, 2015).

23

Quỹ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính

Ngày 17 tháng 9 năm 2001, Chính phủ ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg về thực hiện đổi mới nền tài chính công. Trên cơ sở đó Nhà nước cũng có các văn bản pháp lý quy định về chế độ tài chính áp dụng cho ĐVSN có thu Nghị định 10/2002/NĐ-CP, sau này được thay thế bằng Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Nghị định 16/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã quy định quyền tự chủ tài chính, quyền tự chủ được sắp xếp lao động của các ĐVSN có thu.

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, việc quy định, phân cấp quản lý biên chế hiện nay vẫn chưa đảm bảo quyền chủ động thực sự cho các đơn vị. Mặt khác, chưa có các quy định cụ thể để thống nhất đảm bảo quyền TCTC cùng với quyền tự chủ về các mặt hoạt động khác cho các ĐVSN có thu.

Việc quy định các ĐVSN căn cứ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước để xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ bảo đảm tính độc lập và tự chủ. Khi các chế độ, tiêu chuẩn thay đổi, sẽ có có tác động làm thay đổi cơ chế quản lý tài chính của ĐVSN có thu.

Các đơn vị SNCT hầu hết đều là các đơn vị hoạt động công ích do NSNN đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao; đồng thời có nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp. Do đó, nguồn TCTC của các đơn vị SNCT là khác nhau. Đối với các đơn vị SNCT thực hiện quyền chủ sở hữu theo uỷ quyền của Nhà nước đối với nguồn tài chính từ NSNN cấp và nguồn thu phí, lệ phí thực hiện quyền sở hữu với tư cách là chủ sở hữu đối với nguồn tài chính từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, từ viện trợ, tài trợ v.v... và tương ứng với mức độ tự chủ của ĐVSN có thu đối với nguồn kinh phí là khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có thu trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)