Nội dung phát triển nghiệp vụ bảo lãnh

Một phần của tài liệu 0489 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 34)

12. Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại

1.2.2. Nội dung phát triển nghiệp vụ bảo lãnh

1.2.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nghiệp vụ bảo lãnh - Chỉ tiêu định lượng

S Số dư bảo lãnh

Số dư bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu mang tính thời điểm, sự gia tăng hoặc giảm sút của chỉ tiêu này cho thấy sự gia tăng hoặc sụt giảm của hoạt động bảo lãnh của ngân hàng so với thời điểm so sánh.

≠ Doanh số bảo lãnh

Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong một thời kỳ. Đây là chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định.

S Doanh thu của hoạt động bảo lãnh

Doanh thu của hoạt động bảo lãnh là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong doanh thu hoạt động dịch vụ ngoài lãi vay của ngân hàng. Nguồn thu này đến từ phí mà bên được bảo lãnh phải trả cho NHTM khi sử dụng dịch vụ này. Bên cạnh việc phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh, chỉ tiêu này còn phản ánh chính sách phí của ngân hàng.

Tuy nhiên, để có sự đánh giá toàn diện, người ta thường kết hợp xem xét chỉ tiêu này trong mối quan hệ tương quan với các hoạt động khác thông qua các chỉ số như: tỷ trọng doanh thu của hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu dịch vụ ngoài lãi vay, tỷ trọng doanh thu của hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh

thu. Các chỉ số này phản ánh đóng góp của hoạt động bảo lãnh trong nguồn thu từ dịch vụ ngoài hoạt động cho vay và trong tổng nguồn thu của ngân hàng.

Doanh thu bảo lãnh Tỷ trọng doanh thu hoạt động bảo lãnh trong = --- ---

, 7 λ.1~. zn/x Tổng doanh thu dịch vụ tổng doanh thu dịch vụ ngoài lãi vay (%)

ngoài lãi vay

Tỷ trọng doanh thu hoạt động bảo lãnh Doanh thu bảo lãnh

trong tổng doanh thu (%) Tổng doanh thu

S Dư nợ bảo lãnh quá hạn

Đây là dư nợ bảo lãnh NHTM đã trả thay cho khách hàng nhưng khách hàng không trả được nợ cho NHTM. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của hoạt động bảo lãnh. Các NHTM luôn chú ý kiểm soát chỉ tiêu này bởi khi dư nợ bảo lãnh quá hạn gia tăng cho thấy công tác thẩm định trong hoạt động bảo lãnh không tốt cũng như rủi ro và nguy cơ tổn thất cho NHTM là rất lớn.

Tỷ trọng bảo lãnh quá hạn Dư nợ bảo lãnh quá hạn

(%) Dư nợ bảo lãnh

- Chỉ tiêu định tính

S Sự đa dạng của sản phẩm bảo lãnh cung cấp

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng có thể được chia thành nhiều loại, mỗi loại bảo lãnh khác nhau lại có mục đích sử dụng khác nhau. Danh mục bảo lãnh cung cấp cho khách hàng phản ánh mức độ đa dạng về sản phẩm này của một NHTM. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm trong việc phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của NHTM đó. Đối với các ngân hàng chủ trương đẩy mạnh nghiệp vụ này, danh mục sản phẩm bảo lãnh sẽ ngày càng phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của

khách hàng.

S Sự mở rộng về đối tượng khách hàng

Với nhiều loại hình khác nhau, nghiệp vụ bảo lãnh có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau. Ngày nay các thành phần kinh tế đều tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách sôi nổi. Các hoạt động đó đem lại những món lợi lớn, nhưng đồng thời cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro gây tổn thất đáng kể cho họ. Mọi đối tượng tham gia vào đó đều có thể gặp rủi ro từ nhiều phía, một trong các rủi ro đó là do đối tác gây ra.

Nghiệp vụ bảo lãnh hoàn toàn có thể thu hút được tất cả các thành phần kinh tế. Vì vậy mà ngân hàng có nghiệp vụ bảo lãnh phát triển phải đáp ứng được những nhu cầu đó ngày càng tốt. Do đó, việc mở rộng đối tượng khách hàng là một tiêu chí cơ bản phản ánh sự phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng.

S Mạng lưới ngân hàng đại lý

Mạng lưới ngân hàng đại lý vừa là nhân tố tác động đến nghiệp vụ bảo lãnh vừa là chỉ tiêu để đánh giá vị thế, năng lực và khả năng hợp tác của một NHTM trong giao dịch quốc tế, trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh. Một NHTM với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong nghiệp vụ bảo lãnh, đặc biệt là bảo lãnh nước ngoài nhờ vị thế nhất định và khả năng hợp tác rộng rãi với các đối tác quốc tế.

1.2.2.2. Rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng

- Rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh

S Cùng với cho vay, chiết khấu và cho thuê tài chính, bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng nên không tránh khỏi rủi ro tín dụng. Sau khi trả thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng vi

phạm hợp đồng nhưng ngân hàng lại không truy đòi được từ người được bảo lãnh, nguyên nhân có thể do khách hàng mất khả năng thanh toán hoặc cố ý không hoàn trả. Bên cạnh rủi ro tín dụng, nghiệp vụ bảo lãnh còn có những rủi ro đặc thù riêng, đó là rủi ro do gian lận, lừa đảo và giả mạo.

S Khi cam kết bảo lãnh được phát hành, trong việc đòi tiền, ưu thế thường nghiêng về bên thụ hưởng bảo lãnh. Bên được bảo lãnh thường ở thế thụ động và chịu rủi ro cao nếu đối tác không trung thực. Bản chất của bảo lãnh là phòng ngừa việc vi phạm cam kết, đương nhiên bên được bảo lãnh hiểu rõ khi nào sẽ bị đòi tiền, thế nhưng, trên thực tế họ lại phải trả tiền bất kỳ lúc nào vì ngân hàng không lệ thuộc vào thực tế phát sinh từ hợp đồng cơ sở. Do đó, khi gian lận, lừa đảo và giả mạo xảy ra, rủi ro và tổn thất là điểu không tránh khỏi đối với bên được bảo lãnh cũng như ngân hàng bảo lãnh.

Giao dịch bảo lãnh ngân hàng với đặc trưng là bằng chứng từ và trên cơ sở chứng từ là điều kiện thuận lợi cho sự lạm dụng, gian lận và lừa đảo xuất hiện. Điều này xuất phát từ thực tế là thủ tục đòi tiền của bảo lãnh ngân hàng khá đơn giản, thường chỉ xuất trình văn bản đòi tiền cùng tuyên bố vi phạm, nên đã vô tình trở thành những ưu đãi đối với bên thụ hưởng. Khi chứng từ được xuất trình đầy đủ, ngân hàng bảo lãnh phải thanh toán cho bên thụ hưởng theo đúng điều khoản nêu trong cam kết bảo lãnh, dù bên được bảo lãnh có thực sự vi phạm hay không. Khi rủi ro xảy ra đối với bên được bảo lãnh, trong trường hợp họ không có khả năng bồi hoàn cho ngân hàng số tiền ngân hàng đã thanh toán cho bên được bảo lãnh, ngân hàng sẽ gặp rủi ro.

• Rủi ro do gian lận: trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng, gian lận là hành vi đòi tiền vượt quá mức tổn thất của vi phạm, lập chứng từ khống để hợp thức hóa việc xuất trình chứng từ hoặc xuất trình chứng từ không đúng thực tế dù rất hoàn thiện, sửa chữa các số liệu của chứng từ cho phù hợp... để

được thanh toán theo cam kết bảo lãnh.

• Rủi ro do lừa đảo và giả mạo: Đối với bảo lãnh ngân hàng, lừa đảo và giả mạo là hai vấn đề thường đi liền với nhau và thường gây ra hậu quả lớn. Một số dạng lừa đảo và giả mạo thường gặp:

Một là, lập công ty giả, ký hợp đồng mua hàng và yêu cầu đối tác phải có cam kết bảo lãnh tại ngân hàng rồi lợi dụng sự yếu kém nghiệp vụ và thiếu cảnh giác của đối tác, lập chứng từ đòi tiền ngân hàng rồi bỏ trốn.

Hai là, giả mạo cam kết bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng lớn trên thế giới để vay tại một ngân hàng khác hoặc hứa cấp vốn cho đối tác trên cơ sở tín dụng thư dự phòng của ngân hàng, rồi dùng công cụ bảo đảm này thương lượng chuyển nhượng cho ngân hàng khác nhưng thực tế không phát sinh khoản tín dụng nào.

Ba là, dùng kỹ thuật tinh vi làm giả cam kết bảo lãnh ngân hàng hoặc thay đổi một số chi tiết trên một cam kết bảo lãnh có thật của một ngân hàng.

Trong các dạng gian lận, lừa đảo và giả mạo, có dạng có thể phát hiện nhưng cũng có dạng tinh vi, đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ và ngân hàng cần có quan hệ đại lý rộng khắp.

Cán bộ ngân hàng chưa có nhiều kinh nghiệm, khả năng thu thập thông tin, văn bản pháp luật còn bất cập làm cho việc phát hành thư bảo lãnh bị thiếu sót gây rủi ro cho ngân hàng.

- Những biện pháp hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh

S Tuân thủ qui trình bảo lãnh

Ngân hàng cần tuân thủ đúng trình tự và đầy đủ các bước trong qui trình bảo lãnh

S Thẩm định khách hàng

hoạt động kinh doanh, khả năng thực hiện hợp đồng.của khách hàng khi khách hàng đề nghị bảo lãnh.

S Qui định đảm bảo bảo lãnh

Khi quyết định bảo lãnh, ngân hàng nên đưa ra các qui định về đảm bảo cho bảo lãnh như ký quĩ, tài sản đảm bảo hoặc người bảo lãnh. để trong trường hợp ngân hàng phải trả thay thì ngân hàng có thể truy đòi từ các nguồn trên.

S Kiểm tra cẩn thận các chứng từ trước khi thanh toán

Khi nhận được chứng từ thanh toán thì ngân hàng cần xem xét kỹ các chứng từ, kiểm tra xem đó có phải là chứng từ giả mạo hay không, việc không hoàn thành hợp đồng của người được bảo lãnh có phải do nguyên nhân bất khả kháng không, người thụ hưởng có ứng trước cho người được bảo lãnh hay không.

S Các biện pháp khác

Ngân hàng cần đào tạo nâng cao trình độ của các cán bộ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, thường xuyên thu thập thông tin, văn bản pháp luật mới nhất về hoạt động bảo lãnh và các hoạt động khác có liên quan.

Một phần của tài liệu 0489 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w