Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0489 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 96)

12. Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý

V NHNN cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.

V Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng là loại hình đòi hỏi hết sức khắt khe về sự hoàn thiện môi trường pháp lý. Bước chuyển sang nền kinh tế thị trường của hoạt động kinh doanh tiền tệ ở nước ta đòi hỏi bức bách về hoàn thiện môi trường luật pháp. Thực tế chúng ta đang gặp một số khó khăn: • Hầu hết các chế tài cũ không còn thích hợp với quan hệ kinh tế đã được

đổi mới.

• Chúng ta còn thiếu kinh nghiệm, thiếu điều kiện để xây dựng các chế tài mới cho phù hợp với tình hình biến đổi của nền kinh tế.

• Cần sớm ban hành luật về bảo lãnh ngân hàng để việc điểu chỉnh hoạt động này được đồng bộ. Những năm gần đây, hành lang pháp lý về hoạt

động ngân hàng đã được dần hoàn thiện; tuy nhiên trong lĩnh vực bảo lãnh các qui định pháp luật còn khá sơ sài. Bên cạnh đó, văn bản cụ thể qui định về hoạt động này là văn bản dưới luật nên tính ổn định không cao và bị vô hiệu hoá trong trường hợp bị điều chỉnh bởi luật khác, gây nên sự chồng chéo trong quản lý và rủi ro cho các bên tham gia giao dịch này.

Do đó, cần sớm ban hành luật về bảo lãnh ngân hàng để việc điều chỉnh hoạt động này được đồng bộ. Điều này là rất cấp thiết. Bởi lẽ, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là hiện nay Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, nhu cầu bảo lãnh ngày càng gia tăng, các giao dịch này ngày càng đa dạng, phức tạp và vượt khỏi phạm vi của quốc gia.Hơn nữa, trong hoạt động bảo lãnh, nước ta chỉ mới có qui chế hướng dẫn thực hành, tuy nhiên, trong các văn bản này, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên chưa rõ ràng. Điều này làm tăng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Bên cạnh đó, nếu nước ta không có một văn bản luật cụ thể thì khi tiến hành giao dịch bảo lãnh với đối tác nước ngoài, các ngân hàng phải dẫn chiếu luật của nước ngoài để áp dụng. Việc này trong nhiều trường hợp sẽ gây thiệt hại cho phía Việt Nam. Chính vì vậy việc ban hành Luật về bảo lãnh ngân hàng sẽ là một trong những vũ khí giúp các ngân hàng thương mại trong nước cũng như NHĐT&PT VN tự vệ khi tham gia giao dịch bảo lãnh với các đối tác nước ngoài.

- Cần xem xét, ban bố các quy định cụ thể về hình thức đồng bảo lãnh với các ngân hàng nước ngoài nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam có thể tham gia đồng bảo lãnh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới một cách thuận tiện nhất. Từ đó, các ngân hàng Việt Nam có thể tham gia bảo lãnh các hợp đồng lớn trong khi khả năng tài chính có hạn, đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm của các nước.

- Nhanh chóng tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng, cơ cấu lại các NHTM quốc doanh và các ngân hàng cổ phần. Củng cố khuôn khổ pháp luật và các quy chế giám sát, tạo sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0489 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w