12. Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung
2.3.3.1. Nhân tố bên ngoài
- Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, hiện nay, nước ta chưa có luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Các qui định cụ thể về hoạt động này hiện được qui định tại Quy chế Bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Tuy đã có những điều chỉnh so với các quy chế trước nhưng nhìn chung các quy định trong văn bản này còn khá sơ sài. Trong một số trường hợp, hoạt động bảo lãnh ngân hàng lại chịu sự điều chỉnh của một số quy định khác, gây nên
sự chồng chéo. Quy định chồng chéo hiện nay đã làm cho các NHTM gặp nhiều khó khăn trong hoạt động bảo lãnh.
Các cơ chế liên quan đến hoạt động bảo lãnh chưa hoàn thiện thiếu đồng bộ và không được bổ sung sửa đổi thường xuyên như: cơ chế về đảm bảo tiền vay, cơ chế về xử lý TSĐB...
Còn thiếu những qui định về bảo lãnh có liên quan đến đối tác nước ngoài như bảo lãnh vay vốn, cam kết L/C.nên khi thực hiện chỉ dẫn chiếu theo các thông lệ chung, theo đó chúng ta phải tuân thủ các qui định của đối tác nước ngoài mà thường không có lợi cho Việt Nam đặc biệt khi chúng ta chưa hiểu chính xác về thuật ngữ và các điều khoản của họ.
- Môi trường kinh tế còn nhiều biến động, cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước còn chưa phù hợp
Cơ chế bảo lãnh còn nhiều quy định giới hạn hoạt động của Chi nhánh. Chưa có định hướng cụ thể quy hoạch phát triển kinh tế chiến lược theo từng ngành, vùng, địa phương hay nhóm doanh nghiệp.đôi khi chủ trương chính sách của các cơ quan hữu quan còn chưa thống nhất dẫn đến khó khăn trong công tác thẩm định và ra quyết định bảo lãnh của chi nhánh.
- Khó khăn của công tác thẩm định
Công tác thẩm định là cơ sở chính để Ngân hàng quyết định có thực hiện bảo lãnh hay không nhưng thực tế hiện nay công tác thẩm định chưa thực sự hiệu quả vì thông tin mà Chi nhánh có được nhiều khi chưa chính xác. Công tác thẩm định chủ yếu dựa vào các kết quả tài chính mà doanh nghiệp cung cấp nhưng có rất nhiều trường hợp không trung thực trong việc cung cấp thông tin. Công tác kiểm toán của nước ta còn nhiều bất cập nên việc làm giả sổ sách kế toán hiện nay không phải là khó khăn. Tuy Chi nhánh chưa xảy ra rủi ro nhưng khó có thể lường trước được rủi ro nếu có doanh nghiệp chủ định
lừa đảo.
- Khó khăn từ phía khách hàng
Sự yếu kém về khả năng xâm nhập thị trường cũng như năng lực tài chính của một số doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh gây những khó khăn cho Chi nhánh trong việc mở rộng đối tượng khách hàng của hoạt động bảo lãnh: một số doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện, dự án chưa đủ tiêu chuẩn để được ký kết hợp đồng bảo lãnh do vậy, việc thẩm định và đưa ra quyết định bảo lãnh rất mất thời gian và khó khăn. Như vậy, có một nghịch lý là nhu cầu bảo lãnh của khách hàng là rất lớn nhưng Chi nhánh lại không thể đáp ứng được nhu cầu mặc dù khả năng về vốn của Chi nhánh là hoàn toàn có thể. Cũng như bao ngân hàng khác, Chi nhánh luôn muốn đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì uy tín của mình, tuy nhiên tình hình của doanh nghiệp không đủ điều kiện do NHNN qui định, vì vậy mà không được thực hiện bảo lãnh.
2.3.3.2. Nhân tố chủ quan
- Một là, cuối năm 2008 Chi nhánh đã thành lập một Chi nhánh cấp 1 nên có sự chia sẻ về vốn và khách hàng, đó là lý do số lượng giao dịch và doanh số bảo lãnh đã giảm mạnh năm 2009. Theo quy định hiện hành của pháp luật, tổng số dư bảo lãnh của TCTD đối với khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, do đó NHĐT&PTVN - Chi nhánh Quang Trung bị hạn chế trong việc phát hành các cam kết có giá trị lớn.
- Hai là, chính sách Marketing còn chưa hiệu quả, hoạt động quảng bá về ngân hàng chưa có chiến lược cụ thể và chưa chú trọng đến nhóm khách hàng là cá nhân. Cùng với đó, NHĐT&PT VN chưa có đội ngũ nhân viên Marketing chuyên nghiệp. Ngoài ra, sự bó buộc trong quy chế tài chính trong hoạt động này từ các quy định hiện tại của các cấp quản lý cũng là một cản
trở không nhỏ trong hoạt động này.
- Ba là, ngân hàng khi xem xét bảo lãnh cho khách hàng hoàn toàn dựa trên các yêu cầu bảo lãnh của khách hàng và quan hệ lâu năm để quyết định chứ chưa coi trọng việc tìm kiếm, mở rộng khách hàng. Đây là nguyên nhân làm cho cơ cấu, loại hình bảo lãnh chưa được phong phú, đa dạng.
- Bốn là, chưa có phòng bảo lãnh riêng, các nhân viên tác nghiệp bảo lãnh chủ yếu tự mày mò, đúc kết kinh nghiệm qua thực tế theo kiểu “nghề dạy nghề”, chứ chưa nhận được sự hỗ trợ từ việc hệ thống hóa kiến thức. Trình độ năng lực cán bộ còn nhiều bất cập, kiến thức trong lĩnh vực liên quan còn chưa nhiều, hiểu biết về luật pháp trong nước và nước ngoài còn hạn chế trong khi đó bảo lãnh lại là dịch vụ liên quan đến tất cả các ngành kinh tế.
- Năm là, việc thẩm định, phân tích đánh giá, xác định thời gian bảo lãnh cho khách hàng chưa hợp lý. Chưa thực sự tư vấn cho khách hàng để họ lựa chọn loại hình bảo lãnh phù hợp và hiệu quả nhất. Công tác thẩm định bảo lãnh là một khâu quan trọng, nhưng việc thẩm định thực tế lại được thực hiện chủ yếu dựa vào thông tin khách hàng cung cấp, việc chủ động tìm kiếm thông tin khách hàng của các cán bộ quan hệ khách hàng không cao. Hoạt động bảo lãnh luôn trong tình trạng thiếu thông tin, việc mua thông tin, tổ chức theo dõi phân tích và dự báo theo mặt hàng, ngành hàng, lĩnh vực kinh tế hầu như chưa phát triển. Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cấp bảo lãnh vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các dự án được thực hiện ở địa điểm xa khiến cho công tác thẩm định, định kỳ đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả dự án gặp khó khăn thực hiện, chủ yếu dựa vào uy tín và mối quan hệ lâu năm với khách hàng.
Chương 2 của Luận văn đã phác thảo toàn cảnh về thực trạng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHĐT&PT VN - Chi nhánh Quang Trung. Sau khi điểm qua sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh, tác giả tập trung đi vào nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NHĐT&PT VN - Chi nhánh Quang Trung giai đoạn 2008 đến 2010 thông qua việc phân tích một số chỉ tiêu đồng thời đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục trong việc phát triển hoạt động này.
Cùng với đó, trong chương này tác giả đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh từ 2008 đến 2010, trong đó chia thành hai nhóm nguyên nhân chính: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Những nguyên nhân đã được xác định trong Chương 2 là cơ sở để tác giả đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHĐT&PT VN - Chi nhánh Quang Trung trong Chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH QUANG TRUNG
3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh