12. Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại
1.3.2. Bài học đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
- Xây dựng mạng lưới chi nhánh rộng khắp,quan hệ hợp tác với nhiều ngân hàng uy tín quốc tế.
- Chú trọng đến việc thu thập và xử lý thông tin khách hàng, có các chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý tuỳ theo đối tượng, chủ động tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
- Ngân hàng cần tuân thủ đúng trình tự và đầy đủ các bước trong qui trình bảo lãnh, tăng cường hệ thống giám sát nội bộ.
- Bố trí riêng một bộ phận phụ trách về nghiệp vụ bảo lãnh
- Ngân hàng cần tiến hành thẩm định năng lực pháp lý, khả năng tài chính, hoạt động kinh doanh, khả năng thực hiện hợp đồng.của khách hàng khi khách hàng đề nghị bảo lãnh,
- Khi nhận được chứng từ thanh toán thì ngân hàng cần xem xét kỹ các chứng từ, kiểm tra xem có dấu hiệu lừa đảo hay giả mạo không, thường xuyên
cập nhật những bài học kinh nghiệm về rủi ro bảo lãnh đã xảy ra trong nước và quốc tế.
- Ngân hàng cần đào tạo nâng cao trình độ của các cán bộ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, thường xuyên thu thập thông tin, văn bản pháp luật mới nhất về hoạt động bảo lãnh và các hoạt động khác có liên quan, cần am hiểu
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 Luận văn đã trình bày tổng quan về bảo lãnh ngân hàng và nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại NHTM. Bên cạnh các khái niệm cơ bản, chương này cũng đề cập đến các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại NHTM, một số chỉ tiêu để đánh giá hoạt động này, những dạng rủi ro đặc thù và một số kinh nghiệm của các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn tại Việt Nam trong việc phát triển nghiệp vụ bảo lãnh. Trong đó:
- Các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng bao gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Cụ thể một số nhân tố chủ quan nổi bật gồm chiến lược kinh doanh, uy tín, chất lượng thẩm định, phẩm chất và trình độ cán bộ thực hiện bảo lãnh, ngoài ra nhân tố từ phía khác h hàng như năng lực tài chính doanh nghiệp, khả năng đáp ứng yêu cầu của bảo đảm, đạo đức của khách hàng. Cùng với đó các nhân tố khách quan như pháp luật và chính sách nhà nước, môi trường chính trị - xã hội, môi trường kinh tế cũng có tác động nhất định đến hoạt động này.
- Một số chỉ tiêu để đánh giá nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng gồm chỉ tiêu định lượng liên quan đến số dư bảo lãnh, doanh số bảo lãnh, doanh thu của hoạt động bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh quá hạn và các chỉ tiêu định tính như sự đa dạng của sản phẩm bảo lãnh và mạng lưới ngân hàng đại lý.
- Bên cạnh rủi ro tín dụng, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng còn gặp các rủi ro đặc thù gồm rủi ro gian lận, rủi ro lừa đảo và giả mạo. Nhận diện và quản lý các rủi ro trên là rất cần thiết trong việc phát triển hoạt động này.
Những nội dung đề cập tại Chương 1 là cơ sở nhận thức có tính nền tảng đề từ đó Luận văn đi sâu phân tích thực trạng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại một NHTM cụ thể - NHĐT&PT VN - Chi nhánh Quang Trung ở chương tiếp theo và đề ra các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH