Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu 0489 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 102)

12. Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- NHĐT&PT VN cần xem xét xu hướng chung trong nhu cầu bảo lãnh để đưa ra các chính sách phát triển nghiệp vụ bảo lãnh một cách hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển chung.

- Chú trọng đến giải pháp về con người: đãi ngộ và đào tạo V Về đãi ngộ

• Sớm xây dựng hệ thống tài khoản trả lương riêng biệt và có độ bảo mật cao. Bởi lẽ hiện nay NHĐT&PT VN đang trả lương vào tài khoản tiền gửi thanh toán của người lao động, trong khi tài khoản này mọi nhân viên có thể truy cập được. Do đó, lương/thưởng của nhân viên không đảm bảo được tính bảo mật và vô tình tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh trong đội ngũ nhân viên, nhất là khi lương được trả theo năng lực làm việc và theo công việc thực hiện. Vì thế, việc xây dựng hệ thống tài khoản trả lương chuyên biệt và có tính riêng tư, bảo mật là cần thiết, hữu ích và có thể thực hiện được với sự hỗ trợ của công nghệ như hiện có.

• Đối với chế độ thưởng phạt: đối với từng chi nhánh, NHĐT&PT VN cần mở rộng quyền tự quyết gắn với tự chịu trách nhiệm, bổ sung quy định về thực hiện thưởng, phạt công tâm và minh bạch, bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm liên đới của người đứng đầu. Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi đi đôi với trách nhiệm, cơ chế thưởng phạt cần tiếp tục đổi mức theo hướng thiết thực hơn. Cụ thể như cho phép chi nhánh được quyền giữ lại và hưởng một số phần trăm nhất định từ kết quả vượt chỉ tiêu; ngược lại, nếu chi nhánh không hoàn thành chỉ tiêu thì chế độ lương, thưởng và một số ưu đãi sẽ bị cắt giảm; đối với chi nhánh hoàn thành chỉ tiêu trong nhiều năm liên tục, các chi nhánh

có nhiều đóng góp cho toàn hệ thống NHĐT&PT VN thì được hưởng những quyền lợi và ưu đãi nhất định.

V Về đào tạo

Công tác đào tạo nghiệp vụ, kiến thức môn cho các cán bộ thực hiện bảo lãnh nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ có đạo đức, trình độ chuyên môn giỏi, nắm vững kiến thức, pháp luật, thành thạo ngoại ngữ, tin học để có thể học hỏi, tiếp thu các kiến thức trong và ngoài nước.

Muốn vậy, NHĐT&PT VN cần tổ chức từ các lớp tập huấn ngắn hạn đến các khóa đào tạo dài hạn. Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên được đào tạo cả trong và ngoài nước. Tổ chức các buổi tọa đàm, mời các chuyên gia đến trao đổi học hỏi kinh nghiệm, phát động phong trào nghiên cứu khoa học trong toàn đội ngũ cán bộ nhân viên.

- Cần sớm xây dựng cơ chế về quản trị rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh. Bên cạnh rủi ro tín dụng, nghiệp vụ bảo lãnh có những rủi ro đặc thù như gian lận, lừa đảo và giả mạo; do đó, cơ chế về quản trị rủi ro cần có các quy định bao trùm được các loại rủi ro này. Khi xây dựng cơ chế về quản trị rủi ro, trước hết NHĐT&PT VN cần có sự phân loại bảo lãnh theo hình thức bảo đảm một cách cụ thể hơn để có cách thức quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng, được tốt hơn. Thay vì chỉ phân chia các bảo lãnh được phát hành thành hai loại là bảo lãnh ký quỹ và bảo lãnh không ký quỹ như hiện nay, NHĐT&PT VN nên chia theo thành bảo lãnh bảo đảm bằng bất động sản, động sản, tài khoản, tiền gửi có kỳ hạn và các hình thức khác; bảo lãnh không có tài sản bảo đảm.

Theo cách phân loại như trên, bảo lãnh bảo đảm bằng tài khoản hoặc tiền gửi có kỳ hạn do NHĐT&PT VN phát hành hầu như rủi ro rất thấp và việc phát hành cam kết bảo lãnh đơn thuần chỉ là dịch vụ có thu phí, do đó, cơ chế

về quản trị rủi ro đối với bảo lãnh này nên theo hướng đơn giản để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng.

Đối với loại bảo lãnh bảo đảm bằng tài khoản hoặc tiền gửi có kỳ hạn do tổ chức khác phát hành, cơ chế về quản trị rủi ro sẽ tập trung vào việc xác thực và tạm thời phong tỏa quyền sử dụng của khách hàng trong suốt thời gian bảo lãnh, để tránh các trường hợp giả mạo hoặc có sự cấu kết giữa khách hàng và tổ chức phát hành.

Đối với bảo lãnh bảo đảm bằng bất động sản, động sản và các hình thức bảo đảm khác cũng như bảo lãnh không có tài sản bảo đảm, cơ chế về quản trị rủi ro nên được xây dựng theo hướng chuyên môn hóa trong thẩm định khách hàng và phát hành cam kết bảo lãnh. Cụ thể, việc thẩm định khách hàng nên được giao cho bộ phận chuyên trách như bộ phận quản lý rủi ro. Việc xem xét các yếu tố khác có liên quan đến việc phát hành cam kết bảo lãnh như điều kiện bảo lãnh, một số yếu tố liên quan đến bên thụ hưởng... nên được giao cho bộ phận chuyên về bảo lãnh đảm nhận. Điều nay cho thấy việc chuyên môn hóa trong nghiệp vụ bảo lãnh góp phần tích cực trong việc quản lý rủi ro đối với hoạt động này.

Bên cạnh đó, để có thể quản trị rủi ro đặc thù trong hoạt động bảo lãnh, cơ chế về quản trị rủi ro cần được thiết lập trên cơ sở hệ thống hóa các đặc trưng trong nhận diện các loại rủi ro này, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của các phòng ban tại chi nhánh trong vai trò người trực tiếp phát hành và các phòng ban tại Hội sở chính trong vai trò là bộ phận có trách nhiệm hỗ trợ các chi nhánh trong hoạt động bảo lãnh.

Ngoài ra, NHĐT&PT VN cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và mở rộng hơn nữa mạng lưới ngân hàng đại lý, đồng thời thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phòng chống tội phạm quốc tế để có thể nắm bắt các thông tin và vận dụng các kinh nghiệm hữu ích nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.

lực,

chế độ thưởng phạt, chế độ làm thêm, nghỉ ngơi.

- Về đào tạo: đào tạo mới đối với nhân viên mới tuyển dụng và

- Quan tâm đúng mức đến đa dạng hóa, hiện đại hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng. Đây là điều kiện tăng thu nhập từ dịch vụ, giảm áp lực tăng trưởng tín dụng đơn thuần, phòng ngừa rủi ro.

- Hợp tác và cạnh tranh hợp pháp là một điều khoản quan trọng trong luật các tổ chức tín dụng mà các NHTM phải quan tâm, phối hợp thực hiện với các hình thức đồng bảo lãnh nhằm tăng năng lực thẩm định, tăng khả năng thực hiện nghĩa vụ, giảm tỷ lệ rủi ro cho chi nhánh.

- Tổ chức xét phân loại khách hàng; xác định giới hạn bảo lãnh cho từng khách hàng; chọn lựa giao dịch với khách hàng có uy tín, kinh doanh có hiệu quả.

- NHĐT&PT VN cần hoàn thiện công nghệ, đặc biệt là công nghệ tin học sử dụng trong hoạt động bảo lãnh. Với định hướng phát triển đi kèm công nghệ hiện

đại, NHĐT&PT VN cần có chiến lược về tìm kiếm và hợp tác với các nhà cung cấp công nghệ có uy tín để đặt hàng xây dựng các chương trình hiện đại hơn, nhằm hiện đại hóa hơn nữa công nghệ ngân hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh

trong hoạt động kinh doanh.

- Đẩy mạnh hoạt động Marketing, hoạt động Marketing phải được thực hiện đồng bộ từ Hội sở chính đến các chi nhánh, các công ty thành viên. Hội sở chính cần ban hành một chính sách Marketing với việc phân chia các đối tượng khách hàng cụ thể. Hội sở chính cần cơ cấu lại mô hình tổ chức tại chi nhánh theo hướng thành lập các tổ, phòng Marketing một cách chuyên nghiệp. Việc này là rất cần thiết nhằm tăng hiệu quả hoạt động Marketing tại chi nhánh cũng như tạo sự đồng bộ tránh trường hợp tự phát

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong thực tiễn nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại NHĐT&PT VN - Chi nhánh Quang Trung từ năm 2008 đến năm 2010 và định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh trong những năm tới, chương 3 tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại Chi nhánh Quang Trung trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp bao gồm:

- Tuân thủ nghiêm qui trình nghiệp vụ bảo lãnh

- Xác định mức ký quỹ và tài sản thế chấp hợp lý _______________________________________________ Công nghệ - Hệ thống máy móc, thiết bị- Nhân lực tương ứng _______________________________________________

Marketing

- Đa dạng hóa đối tượng khách hàng, quan tâm nhiều hơn nữa đến khách hàng cá nhân, áp dụng chính sách phí linh hoạt đối với từng nhóm đối tượng khách hàng.

-Tư vấn, Marketing trực tiếp cho khách hàng

-Chính sách chăm sóc đối với khách hàng quan trọng, khách hàng tiềm năng.________________________________________

Giải pháp khác

- Đa dạng loại hình bảo lãnh

- Tăng cường hợp tác giữa các phòng ban

- Duy trì mối quan hệ với các ngân hàng khác. _______________________________________________

phủ, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan hữu quan thông qua các biện pháp cụ thể nêu trên sẽ giúp NHĐT&PT VN - Chi nhánh Quang Trung phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.

KẾT LUẬN

Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại NHĐT&PT VN - Chi nhánh Quang Trung, tác giả đã đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo lãnh ngân hàng, phân tích và đánh giá thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh để từ đó đưa ra một số giải pháp có thể thực hiện được trong thời gian tới.

Bên cạnh các giải pháp tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đến các cấp trong việc tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng ngày càng phát triển.

Các giải pháp và kiến nghị được đề xuất trong Luận văn cần được thực hiện đồng bộ để tạo được lực đẩy tổng hoà giúp Chi nhánh có thể phát triển hơn nữa hoạt động bảo lãnh trong thời gian tới.

Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và người đọc để Luận văn được hoàn thiện hơn.

Phòng Kế

Một phần của tài liệu 0489 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w