12. Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của một số ngân hàng trên
trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Thương mại Việt Nam [10]
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của một số ngân hàngtrên thế giới trên thế giới
Hiện nay nghiệp vụ bảo lãnh là một trong những dịch vụ được các ngân hàng trong nước cũng như các ngân hàng trên toàn thế giới không ngừng đẩy mạnh. Tại Việt Nam các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đang tích cực thu hút khách hàng và mở rộng thị trường trong nghiệp vụ bảo lãnh và là các đối thủ đáng gờm của các ngân hàng trong nước. Các đại diện nổi bật là HSBC, Citibank, Bank of Tokyo... Có thể nói việc học hỏi và vận dụng những kinh nghiệm từ những “ông lớn” này vào thực tế tình hình tại các ngân hàng nội địa để phát triển nghiệp vụ bảo lãnh là rất cần thiết. Dưới đây là một số kinh nghiệm phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại các ngân hàng này:
- Các ngân hàng này vận dụng nghiệp vụ bảo lãnh rất thuần thục, dựa trên các tiêu chuẩn, qui tắc quốc tế và có tính chuyên nghiệp rất cao. Cùng với đó, họ có qui trình bảo lãnh khá chặt chẽ và rõ ràng. Ngân hàng xem xét rất kỹ về tính khả thi của một dự án bảo lãnh, khả năng và thời hạn hoàn trả vốn, các yếu tố tác động đến quá trình thực thi dự án này và vấn đề bảo đảm cho việc phát hành cam kết bảo lãnh. Thêm vào đó, việc giải quyết tranh chấp trong thực hiện bảo lãnh được thỏa thuận thống nhất và ghi cụ thể khi ký kết hợp đồng và các ngân hàng này rất quan tâm đến uy tín của tổ chức đứng ra phân xử, thường là trọng tài quốc tế mà cả hai bên thống nhất lựa chọn ở nước
sở tại của ngân hàng, của khách hàng hoặc nước thứ ba.
- Trong qui trình bảo lãnh, bên cạnh việc phân cấp nghiệp vụ, việc giám sát luôn được tiến hành, nhằm bảo đảm tính hệ thống chặt chẽ và minh bạch, theo đúng qui trình nghiệp vụ, thể hiện thông qua hệ thống giám sát nội bộ được thiết kế theo hệ thống dọc từ trụ sở đến các chi nhánh, trực tiếp do tổng giám đốc chỉ đạo và điều hành. Bộ phận giám sát nằm tại chi nhánh, làm việc độc lập với giám đốc chi nhánh, do đó đảm bảo được tính khách quan, hiệu lực và hiệu quả của công tác này. Cùng với đó các ngân hàng này cũng có bộ phận chuyên trách hỗ trợ về luật pháp trong hoạt động bảo lãnh. Trong quản trị điều hành, các ngân hàng này có sự phân cấp rõ ràng giữa ngân hàng mẹ, hội sở chính, chi nhánh khu vực, chi nhánh phụ trong việc thực hiện hoạt động bảo lãnh.
- Mặt khác, với hệ thống rộng khắp tại nhiều quốc gia nên việc tìm hiểu và thu thập thông tin từ khách hàng tiềm năng rất được các ngân hàng này chú trọng và có kế hoạch săn đón bằng việc gia tăng lợi ích, ưu đãi từ dịch vụ ngân
hàng và thực hiện việc bán cheó sản phẩm. Việc phát triển nghiệp vụ bảo lãnh cũng được các ngân hàng nước ngoài thực hiện theo cách này. Thông qua việc
đầu tiên là sử dụng các dịch vụ về tiền gửi, kiều hối, thanh toán sau đó đến các dịch vụ về cho vay, phát hành bảo lãnh ngân hàng...
- Ngoài ra, với lợi thế mạng lưới và uy tín quốc tế, các ngân hàng này cũng có thế mạnh trong việc thực hiện xác nhận bảo lãnh theo yêu cầu. Đây là một dịch vụ được đánh giá là ít rủi ro và đem lại nguồn thu đáng kể từ phí. Trong nghiệp vụ này, các ngân hàng nước ngoài cũng rất chú trọng đến uy tín của ngân hàng nhận bảo lãnh cho phía khách hàng và ngược lại. Điều này lại một lần nữa khẳng đinh uy tín quốc tế là vấn đề rất quan trọng của khách hàng
đề nghị bảo lãnh cũng như ngân hàng đối tác bảo lãnh cho khách hàng của họ.