Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh

Một phần của tài liệu 0489 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 78)

12. Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại

3.1.2. Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh

Từ định hướng phát triển chung, NHĐT&PT VN - Chi nhánh Quang Trung cũng xây dựng định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh cụ thể như sau:

- Tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu dịch vụ, từ đó nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập của NHĐT&PT VN - Chi nhánh Quang Trung. Thực hiện tăng trưởng bảo lãnh phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng bảo lãnh để đảm bảo phát triển bền vững.

- Mở rộng đối tượng khách hàng, phát triển hơn nữa sản phẩm bảo lãnh, đặc biệt là các sản phẩm dành cho cá nhân và bảo lãnh nước ngoài.

- Tăng cường công việc quảng bá cho hoạt động bảo lãnh, thông qua Marketing ngân hàng , nâng cao hình ảnh cũng như uy tín của Chi nhánh. Đây là một bước rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ, đặc biệt là về các kiến thức về luật pháp và các thông lệ quốc tế về bảo lãnh.

- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng bảo lãnh theo hướng đơn giản hoá các thủ tục, áp dụng công nghệ thông tin.. .trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho ngân hàng nói chung và Chi nhánh nói riêng. Việc xây dựng một hạn mức bảo lãnh kết hợp với thẩm quyền quyết định cấp bảo lãnh cho từng khách hàng.

- Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng sử dụng trong hoạt động bảo lãnh.

- Tăng cường mở rộng hợp tác quan hệ với các ngân hàng trong nước, các ngân hàng nước ngoài cũng như các tổ chức định chế, tài chính trên thế giới.

Với những mục tiêu đã đề ra Chi nhánh sẽ phấn đấu để phát triển ngày càng ổn định và vững mạnh, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, luôn duy trì được mức lợi nhuận cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bảo lãnh ngân hàng vừa là một dịch vụ có thu phí, vừa là một trong những nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Đây là hoạt động có những đặc thù nhất định. Bên cạnh những đóng góp về thu nhập từ phí, về đa dạng hóa sản phẩm và góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng, hoạt động này cũng chứa đựng trong nó những rủi ro, đòi hỏi NHTM phải có sự quan tâm toàn diện khi phát triển hoạt động này.

Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHĐT&PT VN - Chi nhánh Quang Trung được xây dựng trong Luận văn với mục tiêu góp phần tăng trưởng hoạt động này nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng, để tạo nên sự phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của Chi nhánh cũng như của toàn hệ thống NHĐT&PT VN.

Những giải pháp này dựa trên cơ sở định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Quang Trung và xuất phát từ thực tiễn của Chi nhánh, nhằm phát huy hơn nữa những lợi thế đang có và khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.

3.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung

Để phát triển hơn nữa nghiệp vụ bảo lãnh, trước hết bản thân NHĐT&PT VN - Chi nhánh Quang Trung phải khắc phục những hạn chế xuất phát từ chính bên trong ngân hàng mình. Vì thế tác giả đưa ra dưới đây một số các giải pháp để phát triển hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh:

3.2.1. Giải pháp về con người

Con người là nhân tố có vai trò quyết định trong các hoạt động ngân hàng, trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh. Đối với NHĐT&PT VN - Chi nhánh Quang Trung, chính sách con người cần có sự đổi mới toàn diện hơn nữa. Cụ thể:

3.2.1.1. về đãi ngộ

Cần có sự quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố như: kinh nghiệm, trình độ học vấn để khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, trong thực hiện chính sách tiền lương, cần có sự điều chỉnh bất cập trong việc đánh giá năng lực của nhân viên, đồng thời cải cách cơ chế thưởng, phạt theo hướng công minh và thực sự có tính khuyến khích, răn đe, để từ đó phát huy đầy đủ nguồn nhân lực về con người.

Để làm được điều này, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Trong quy chế tiền lương cần bổ sung và chia nhỏ thang điểm về kinh nghiệm, trình độ để tạo sự cách biệt rõ ràng. Chẳng hạn như: kinh nghiệm

dưới 1 năm, kinh nghiệm từ 1 năm đến dưới 2 năm, kinh nghiệm từ 2 năm đến dưới 3 năm.Đề xuất này xuất phát từ thực tế là kinh nghiệm làm việc của nhân viên được tích luỹ theo thời gian và rất hữu ích trong công việc cũng như góp phần nâng cao kỹ năng làm việc của nhân viên.

- Hoàn thiện cơ chế đánh giá năng lực nhân viên theo hướng toàn diện hơn, thông qua một số chỉ tiêu như: hiệu quả công việc bằng cách giao chỉ tiêu thực hiện trong từng quý, 6 tháng, năm; ghi nhận thái độ phục vụ khách hàng thông qua phản hồi từ khách hàng; ghi nhận thái độ làm việc từ đánh giá nhiều chiều của đồng nghiệp, của lãnh đạo.Khi xây dựng các chỉ tiêu trên, hiệu quả công việc phải có trọng số cao nhất, tiếp đó là thái độ phục vụ khách hàng và đến các thành tố khác. Dựa vào cơ chế đánh giá năng lực nhân viên này, sẽ thực hiện việc trả lương theo công việc của từng nhân viên, từng vị trí công tác.

- Đối với chế độ thưởng phạt: bổ sung cơ chế thưởng “nóng” để tạo tính khích lệ và động viên kịp thời, gia tăng giá trị vật chất của phần thưởng bên cạnh giá trị tinh thần, cũng như gia tăng nghĩa vụ thực hiện khi vi phạm.

- Đảm bảo đủ nhân viên làm việc tại Chi nhánh, tránh trường hợp kiêm nhiệm quá nhiều công việc gây nên sự quá tải, hạn chế làm thêm ngoài giờ để cán bộ có thời gian nghỉ ngơi đảm bảo sức khỏe làm việc.

3.2.1.2. Về đào tạo

Đội ngũ nhân viên còn rất trẻ, tuy rất năng động sáng tạo, song lại chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên hoạt động của họ còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, bảo lãnh cũng là một hoạt động còn khá mới ở VN (bảo lãnh mới xuất hiện ở VN vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX), do đó, số lượng cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực này không nhiều.

Để có được đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ đáp ứng điều kiện làm việc trong tương lai, Chi nhánh Quang Trung cần chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ người lao động và phải xem đây không chỉ đơn thuần là chính sách về con người mà còn là một biện pháp thiết thực việc quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cụ thể:

- Đối với nhân viên mới tuyển dụng, cần có chương trình đào tạo một cách tổng quát về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đồng thời tổ chức đào tạo một cách nghiêm túc, có kiểm tra, đánh giá cụ thể và xem đây là một trong những yêu cầu cần thiết để trở thành nhân viên chính thức. Điều này giúp cho đội ngũ nhân viên mới nắm được tổng quát các sản phẩm ngân hàng để có thể quảng bá một cách đầy đủ đến khách hàng cũng như phục vụ khách hàng tốt hơn.

- Đối với nghiệp vụ bảo lãnh, mở các buổi tập huấn, giao lưu giữa Chi nhánh với các Chi nhánh hay các ngân hàng, các tổ chức tài chính khác để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm trong nghiệp vụ bảo lãnh một cách thường xuyên, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên và góp phần hạn chế rủi ro trong tác nghiệp, quản lý.

Việc trao đổi thông tin, tiếp thu kiến thức mới sẽ dễ dàng hơn nếu các cán bộ nhân viên có được vốn ngoại ngữ vững chắc để có thể sử dụng các nguồn tài liệu từ nước ngoài và học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới. Nghiệp vụ bảo lãnh ra đời lần đầu tiên vào khoảng những năm 1970, tuy không phải là một hoạt động phổ biến như tín dụng, song dù sao họ cũng có kinh nghiệm nhiều hơn đến 20 năm so với Việt Nam. Vì vậy, các cán bộ ngân hàng phải có khả năng tiếp xúc với chuyên gia nước ngoài để học hỏi thêm kinh nghiệm. Ngoài ra, bảo lãnh còn là một nghiệp vụ được thực hiện trong giao lưu buôn bán với nước ngoài nhiều, nên ngoại ngữ là điều không thể thiếu đối với cán bộ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.

Các cán bộ đã được đào tạo, tập huấn ở nước ngoài có điều kiện học hỏi hơn sẽ trở thành những người thầy đối với những cán bộ khác. Đây là biện pháp rất tiết kiệm để đào tạo. Tương tự như vậy, các cán bộ giàu kinh nghiệm cũng không có nhiều, do vậy, càng cần phải tận dụng những hiểu biết của họ vào hoạt động đào tạo để giảng dạy cho những cán bộ mới. Nếu không có điều kiện mở lớp, có thể sử dụng phương pháp kèm cặp, người cũ chỉ bảo thêm cho người mới, đưa người chưa có, hay có ít kinh nghiệm dần đi vào quĩ đạo công việc. - Bên cạnh việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ của các cán bộ nhận viên,

Chi nhánh cũng cần đào tạo phong cách phục vụ khách hàng. Phong cách phục vụ, thái độ của nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng khách hàng giao dịch với ngân hàng và việc mở rộng hoạt động bảo lãnh. Ngân hàng có thể tiến hành các cuộc thăm dò ý kiến của khách hàng về phong cách phục vụ của nhân viên để từ đó rút ra được kinh nghiệm và kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp. Một người có tài cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, thái độ niềm nở, tận tình với khách hàng. Có như vậy mới để lại ấn tượng tốt cho khách hàng. Để làm được như vậy, Chi nhánh có thể định kì tổ chức tuyên dương, khen thưởng kịp thời, thích đáng đối với các cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực trong công việc. Đồng thời, Chi nhánh có chính sách xử lý nghiêm minh những cá nhân vi phạm dưới bất kỳ hình thức nào gây tổn hại đến uy tín, chất lượng hoạt động và kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

Các phương pháp trên có thể giảm bớt khó khăn nếu ngay từ đầu công tác tuyển dụng được chú trọng và thực hiện nghiêm túc. Với đội ngũ nhân viên được tuyển chọn kỹ lưỡng, khả năng tiếp thu, tinh thần tự học hỏi cao, họ sẽ là tiền đề để giải quyết các vần đề nêu trên.

3.2.2. Giải pháp về nghiệp vụ

- Tổ chức bộ phận chuyên trách dưới hình thức tổ bảo lãnh, hoặc vẫn do các cán bộ quan hệ khách hàng kiêm nhiệm thì các Trưởng phòng và cán bộ

phòng quan hệ khách hàng phải là người có trình độ, có kỹ năng không chỉ về tín dụng mà còn về bảo lãnh (thông lệ quốc tế, tập quán kinh doanh, rủi ro đặc thù...). Ngoài ra, Trưởng phòng phải là người có kinh nghiệm trong công tác bảo lãnh, chịu trách nhiệm kiểm soát về nghiệp vụ trước khi cam kết bảo lãnh được phát hành và tham mưu cho lãnh đạo trong công tác bảo lãnh.

- Tuân thủ qui trình nghiệp vụ bảo lãnh

Qui trình nghiệp vụ bảo lãnh được NHĐT&PT VN đặt ra và thống nhất áp dụng cho toàn hệ thống. Trong đó, đã quy định cụ thể từng bước, từng giai đoạn của bảo lãnh, các điều kiện ràng buộc phải tuân thủ trong một nghiệp vụ bảo lãnh từ khâu nhận hồ sơ, thẩm định đến khi ra quyết định bảo lãnh, phát hành bảo lãnh và xử lý theo dõi sau bảo lãnh. Qui trình còn đưa ra các trình tự tác nghiệp và các khâu phải chịu trách nhiệm cho các cán bộ nghiệp vụ từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nghiệp vụ bảo lãnh. Không nên coi nhẹ bước nào, vì trong cả quá trình thực hiện thì mỗi bước đều được đảm nhiệm một chức năng nhất định, tất cả các bước tổng hợp lại thành một qui trình chặt chẽ và đầy đủ. Vì vậy, nếu bỏ qua bất kỳ một khâu nào thì có thể nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cả nghiệp vụ bảo lãnh đó.

Thực hiện nghiêm ngặt qui trình bảo lãnh sẽ nâng cao chất lượng bảo lãnh, tránh hiện tượng lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý để chiếm đoạt, lừa đảo; tạo điều kiện thực hiện chuyên môn hóa lao động, xây dựng tác phong làm việc nghiêm túc cho cán bộ quan hệ khách hàng.

- Vấn đề về thẩm định khách hàng

Đối với các hợp đồng bảo lãnh, nếu rủi ro xảy ra sẽ hình thành khoản nợ xấu trong nội bảng. Vì vậy, trong nghiệp vụ bảo lãnh cần được thẩm định một cách cẩn thận như khi cho vay. Thẩm định dự án là xem xét tính khả thi của dự án và xem xét sự phù hợp của dự án đối với ngân hàng. Kết quả thẩm định ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và đánh giá khả năng gặp phải rủi ro của

Chi nhánh, do đó kết quả thẩm định càng cao thì càng hạn chế được rủi ro của ngân hàng. Qua việc thực hiện đầy đủ các bước của thẩm định dự án, cán bộ quan hệ khách hàng mới có thể có được cái nhìn tổng quát về hoạt động của khách hàng và khả năng sinh lời của dự án. Căn cứ vào đó cán bộ quan hệ khách hàng mới có thể đưa ra quyết định bảo lãnh.

Thực tế hiện nay Chi nhánh chưa từng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tuy nhiên điều này không hàm ý rằng công tác thẩm định đã được thực hiện một cách chặt chẽ và nghiêm túc. Để giúp cho quá trình thẩm định, Chi nhánh cần thực hiện nghiêm túc việc chấm điểm tín dụng dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính, từ đó giúp cho cán bộ quan hệ khách hàng có cái nhìn tổng quát về khách hàng, hỗ trợ rất nhiều trong việc ra quyết định cấp tín dụng, giám sát khách hàng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

- Xác định mức kí quỹ và xử lý tài sản thế chấp hợp lý

Trên thực tế, đối với các khoản bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh mở L/C nhập hàng trả chậm, chi nhánh đều yêu cầu ký quĩ 100% giá trị bảo lãnh (đối với khách hàng mới). Việc ký quĩ này sẽ làm giảm tỷ lệ rủi ro cho các khoản bảo lãnh cho chi nhánh xuống mức thấp nhất có thể, nhưng việc này lại làm khách hàng bị chiếm dụng vốn, làm mất cơ hội sử dụng vốn đó để đầu tư sinh lời. Điều này làm giảm nhu cầu bảo lãnh tại chi nhánh. Do đó, chi nhánh cần xem xét, giảm yêu cầu ký quĩ với khách hàng, nhất là đối với những khách hàng tiềm năng.

Ngoài ra, việc xác định hạn mức bảo lãnh cho khách hàng cũng phụ thuộc vào giá trị tài sản thế chấp. Mức bảo lãnh lớn nhất là 70% giá trị tài sản cầm cố, thế chấp (trừ một số loại tài sản như: Giấy tờ trị giá được bằng tiền đang còn thời hạn hiệu lực thanh toán như: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; trái phiếu do các doanh nghiệp, Ngân hàng hoặc Chính phủ phát hành và các giấy tờ trị giá được bằng tiền khác...các vật quý bằng vàng, đá

quý và đồ trang sức bằng vàng, đá quý... thì mức cho vay tối đa có thể bằng 80% giá trị tài sản cầm cố). Do đó, Chi nhánh không nên yêu cầu quá cao về tài sản cầm cố, thế chấp mà nên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng: lựa chọn mức tài trợ cao nhất có thể, đánh giá giá trị tài sản một cách khách quan nhất.

3.2.3. Giải pháp về công nghệ

Một phần của tài liệu 0489 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w