Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 69)

2.3 Đánh giá chung về công tác phát triển Bảo hiểm xã hội tựnguyện tại huyện

2.3.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

- Những tồn tại hạn chế trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện được triển khai thực hiện từ năm 2008, đến hết tháng 12/2018, sau hơn 10 năm thực hiện, huyện Đoan Hùng có 604 người tham gia BHXH tự nguyện, đây là kết quả chưa cao so với tiềm năng trên địa bàn huyện. Tham gia BHXH tự nguyện góp phần giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già, bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống khi hết tuổi lao động cho đối tượng tham gia. Tuy nhiên, thực tế số người tham gia BHXH tự nguyện tại huyện Đoan Hùng còn thấp, người tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là lao động đã đóng BHXH bắt buộc nay tiếp tục đóng để hưởng lương hưu. BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn người tham gia do nhiều nguyên nhân: BHXH tự nguyện là chính sách mới nên người dân chưa quan tâm nhiều và chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của chính sách; mức đóng BHXH tự nguyện còn cao, trong khi đó đa phần người lao động thuộc đối tượng tham gia

BHXH tự nguyện là người làm nghề tự do, người nông dân, việc làm không ổn định, thu nhập thấp; các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo… một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự coi trọng công tác công tác BHXH tự nguyện, cho đây là nhiệm vụ riêng của Ngành BHXH, chưa quan tâm sâu sắc vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước về BHXH, chưa có giải pháp cụ thể để tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện; việc triển khai quy định mới còn vướng mắc do việc ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện của các Bộ, Ngành liên quan còn chậm; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH, BHYT tuy có nhiều đổi mới nhưng chưa thường xuyên liên tục và sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là người lao động tự do, người lao động trong các gia đình hộ nông, lâm nghiệp, hình thức tuyên truyền chưa phong phú; phạm vi đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theo quy định là khá rộng trong đó có những người có điều kiện kinh tế nhưng do nhận thức của người dân về BHXH tự nguyện còn nhiều hạn chế; phạm vi quyền lợi được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện còn ít (chỉ gồm hai chế độ là hưu trí và tử tuất) nên người dân chưa mặn mà với việc tham gia; thu BHXH tự nguyện được thực hiện thông qua đại lý bưu điện, cán bộ đại lý kiêm nhiệm, kiến thức, kinh nghiệm về BHXH chưa sâu, rộng nên việc tuyên truyền, đi khai thác đối tượng tham gia vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí có lúc, có nơi còn hiện tượng một số đại lý do khối lượng công việc lớn nên không nhiệt tình giải đáp, vận động đối tượng tham gia BHXH tự nguyện...

Năm 2018, BHXH tỉnh Phú Thọ chủ trương mở rộng hệ thống đại lý bán BHXH tự nguyện để tạo thuận lợi nhất cho người dân khi tham gia. BHXH tỉnh đang tiến hành phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ để đào tạo kiến thức và kỹ năng tuyên truyền, vận động đối tượng; cấp thẻ nhân viên đại lý cho các hội viên qua đó, nâng số nhân viên đại lý bán BHXH tự nguyện lên 414 điểm thu từ 5 đại lý thu (Bưu điện huyện, Trung tâm y tế huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, Hội Phụ nữ, Hội nông dân). Để việc khai thác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đạt hiệu quả, mỗi cán bộ BHXH phải là một tuyên truyền viên tích cực, am hiểu về tính ưu việt của chế độ BHXH tự nguyện để tuyên truyền, vận động đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thành công.

Xác định người dân chỉ tham gia BHXH tự nguyện khi được phục vụ tốt, vì thế BHXH huyện thường xuyên quán triệt, tăng cường kỷ luật, kỷ cương công tác, tập trung thực hiện linh hoạt các chính sách, cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu thủ tục giấy tờ cho người tham gia, giải quyết chế độ BHXH kịp thời. Định kỳ hàng tháng giao kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho các đại lý. Nghiên cứu, tham mưu với Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân huyện triển khai thực hiện các chính sách BHXH, BHYT đạt kết quả. Đặc biệt là từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 có thể thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí cho những người tham gia BHXH tự nguyện ở 3 mức khác nhau (Người thuộc hộ nghèo khi tham gia BHXH tự nguyện được nhà nước hỗ trợ 30% mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn; người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện được nhà nước hỗ trợ 25% mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn và những người khác được nhà nước hỗ trợ 10% mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn; mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn hiện nay là 700.000đ ). Với quyết tâm của tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, lao động BHXH huyện Đoan Hùng và sự nhiệt tình của hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện đang ngày càng mở rộng, huyện Đoan Hùng phấn đấu số lượng người tham gia BHXH tự nguyện ngày càng tăng, góp phần thực hiện tốt lộ trình kế hoạch tăng tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung và địa bàn huyện Đoan Hùng nói riêng theo Nghị quyết 21-NQ/TW. (Báo cáo BHXH huyện năm 2018)

- Có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện đạt kết quả thấp

và những nguyên nhân chủ yếu là:

Thứ nhất, thu nhập thấp và không ổn định là nguyên nhân chính khiến cho người lao động khó tiếp cận được với BHXH tự nguyện. Mức thu nhập của họ chỉ đủ trang trải cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ở mức trung bình nên số tiền tiết kiệm được là rất ít và để phòng lúc ốm đau, bệnh tật, tai nạn rủi do… vì thế họ chưa nghĩ đến tham gia BHXH tự nguyện. Cụ thể hơn, với hình thức BHXH tự nguyện, mức phí phải đóng ít nhất là 22% mức chuần hộ nghèo khu vực nông thôn (hiện nay là: 700.000đồng/tháng), trong khi đó theo khoản 2, Điều 70 Luật BHXH tự nguyện quy định người lao động phải có đủ sau 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được thụ hưởng lương hưu nên nhiều người chưa tin tưởng và chưa có động lực mạnh mẽ để

thúc đẩy họ tham gia BHXH tự nguyện.

Thứ hai, do đây là chủ trương mới nên người dân chưa quan tâm nhiều và nhận thức đầy đủ về loại hình này; công tác tuyên truyền, vận động, triển khai ở nhiều xã, thị trấn chưa sâu rộng, thiếu đồng bộ, chưa có hình thức phù hợp để tác động đến đối tượng. Hơn nữa, đã có hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện tuy nhien những người làm đại lý thường vẫn làm kiêm nhiệm nên việc đi khai thác đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn nhiều hạn chế.

Thứ ba, cơ quan BHXH huyện chưa điều tra được toàn diện đối tượng lao động tự do không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nên không nắm được tình hình cụ thể về tiềm năng tham gia BHXH tự nguyện của người dân vì thế chưa có giải pháp tích cực trong triển khai thực hiện BHXH tự nguyện cũng như biện pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn các xã, thị trấn. Do vậy, số người lao động tham gia BHXH tự nguyện tuy đã tăng nhưng vẫn chưa cao so với số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện.

Thứ tư, nguyên nhân của những hạn chế trên một phần là do một số cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan bảo hiểm xã hội ở địa phương trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội chưa chặt chẽ. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chưa hiệu quả. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chưa được quan tâm đúng mức, kết quả chưa cao. (Nguồn tin báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam)

Để thu hút hơn người lao động tham gia BHXH tự nguyện, các chuyên gia đề nghị cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng chính sách BHXH tự nguyện để nhiều người dân hiểu để tham gia BHXH tự nguyện. Mở rộng hệ thống mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện, phấn đấu mỗi thôn, bản, tổ dân phố đều có nhân viên đại lý thu, hoặc điểm thu BHXH tự nguyện. Hướng dẫn, tập huấn chính sách BHXH tự nguyện đối với nhân viên đại lý thu để phối hợp tuyên truyền, tư vấn đến người dân.

Bên cạnh đó, cần giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đối với từng đại lý thu.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và hỗ trợ nghiệp vụ của ngành BHXH nhằm quản lý chặt chẽ quỹ BHXH,… Đa dạng các hình thức, phương thức nhận hồ sơ, trả kết quả, thu tiền đóng, chuyển tiền đóng vào quỹ đối với người tham gia BHXH tự nguyện.

Cũng theo các chuyên gia, để tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách BHXH, trong đó có cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Chính sách cần đa dạng, linh hoạt, hướng tới đáp ứng được nhu cầu, khả năng của nhiều nhóm đối tượng khác nhau. (Báo điện tử BHXH tỉnh Phú Yên)

Kết luận chương 2

Trong chương 2 tác giả đã giới thiệu sơ lược về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại huyện Đoan Hùng. Tác giả đã thu thập nhiều số liệu liên quan đến công tác phát triển BHXH tự nguyện và tiến hành phân tích chi tiết từng số liệu. Từ kết quả phân tích các số liệu về số người đã tham gia BHXH tự nguyện 3 năm qua, tác giả đã chỉ ra những mặt đạt được của BHXH huyện Đoan Hùng như: kịp thời tranh thủ sự ủng hộ về chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước với công tác BHXH, thường xuyên tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện các văn bản triển khai có hiệu quả trong công tác phát triển đối tượng, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan trong tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện theo quy định của luật BHXH; từ năm 2016 đến nay, BHXH huyện Đoan Hùng luôn hoàn thành kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, số người năm sau luôn cao hơn năm trước, cán bộ BHXH huyện Đoan Hùng luôn tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện như: Điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn; nhận thức của người dân về BHXH tự nguyện còn nhiều hạn chế; phạm vi quyền lợi được

hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện còn ít (chỉ gồm hai chế độ là hưu trí và tử tuất); thu BHXH tự nguyện được thực hiện thông qua các đại lý, cán bộ đại lý kiêm nhiệm, kiến thức, kinh nghiệm về BHXH chưa sâu, rộng nên việc tuyên truyền, đi khai thác đối tượng tham gia kết quả chưa cao... Mà nguyên nhân của những tồn tại đó là: thu nhập thấp và không ổn định; công tác tuyên truyền, vận động, triển khai ở nhiều xã, thị trấn chưa sâu rộng, thiếu đồng bộ; chưa điều tra được toàn diện đối tượng lao động khu vực phi chính thức; một số cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH tự nguyện… Dựa trên kết quả phân tích ở chương 2, tác giả sẽ đưa ra những đề xuất giải pháp trong nội dung chương 3.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 69)