Nhóm các giải pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 106 - 112)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Nhóm các giải pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực du lịch

- Thứ nhất, quan tâm phát hiện, thu hút và sử dụng nhân tài và NNL chất lượng TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

cao ởtrong và ngoài nước.

Nhiều năm qua, Huếchưa hề có một chính sách nào để thu hút nhân tài từ các

địa phương khác đến công tác mà ngay cả việc giữchân người giỏi cũng là một bài

toán khó đối với ngành du lịch tỉnh. Do đó, trong thời gian tới, Huế cần phải lên kế

hoạch trong việc sử dụng nhân lực và thực hiện một cách triệt để, cụ thể là:

+ Xây dựng các chính sách và ban hành các quy định rõ ràng về thu hút nhân tài từcác địa phương khác đến làm việc tại Huế.

+ Thực hiện các chính sách đãi ngộ để thu hút người tài như: được nhận một khoản hỗ trợ tương ứng với học hàm, học vị; mua chung cư trả góp, hỗ trợ hoăc

miễn giảm tiền thuê nhà theo từng đối tượng cụ thể.

+ Tỉnh công khai danh mục các ngành ưu tiên tiếp nhận người tài để có những

chính sách đãi ngộ hợp lý.

+ Tỉnh sẽ hỗ trợ thêm một khoản kinh phí khoảng 30- 50% học bổng đối với sinh viên đã có học bổng đi học nước ngoài với cam kết sau khi tốt nghiệp họ sẽ trở

về phục vụquê hương.

+ Cần xây dựng cơ chế, chính sách thích hợp trong việc phát hiện, lựa chọn những người có tài, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có nhân cách và đạo đức tốt để tạo nguồn xây dựng đội ngũ cán bộlãnh đạo, quản lý.

+ Mỗi cơ sở lại có cách thức hoạt động riêng, hoạt động đào tạo không theo quy hoạch, chuẩn mực dẫn đến chất lượng đào tạo không đảm bảo, làm ảnh hưởng không nhỏđến sự nghiệp phát triển du lịch. Chính vì vậy việc xây dựng và tổ chức các khoá bồi dưỡng chuyên đề về du lịch cho các đối tượng thuộc hầu hết các chức danh trong doanh nghiệp, như giám đốc, phó giám đốc khách sạn, lễ tân, buồng, nhà hàng tạo cơ hội cho nhiều người lao động vừa làm vừa học.

+ Tạo nhiều việc làm cho người LĐ ngành du lịch bằng việc kêu gọi đầu tư,

khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đầu tư mới, mở rộng quy mô kinh doanh, đa

dạng hóa các loại hình dịch vụ, hình thành nhiều tuyến, điểm du lịch mới mang tính hệ thống và liên kết trong địa phương và liên kết vùng. Gắn kết công tác tào tạo với kế hoạch sử dụng LĐ của từng địa phương trong tỉnh, nhất là những địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh (thành phố Huế, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc).

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Thứ hai, tạo môi trường và động lực để phát huy khảnăng sáng tạo của NNL.

Môi trường xã hội thuận lợi cũng là một nhân tố kích thích khảnăng sáng tạo của LĐ trí tuệ. Bởi vì, đặc điểm của của LĐ trí tuệ đó là những sản phẩm LĐ trực tiếp của họ là những ý tưởng, những tri thức khoa học, những giá trị tinh thần... Vậy, để tạo lập môi trường xã hội tốt nhất cho LĐ trí tuệ cần lưu ý các vấn đề sau:

+ Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc theo yêu cầu của công việc, tạo ra môi trường thuận lợi vềtâm sinh lý cho người LĐ.

+ Tạo ra bầu không khí dân chủ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa những người quản lý, lãnh đạo với người LĐ, giữa những người LĐ với nhau để người LĐ cảm nhận được sự tôn trọng và phát huy hết mọi tiềm năng của mình.

+ Xây dựng môi trường văn hoá doanh nghiệp, tạo ra những dấu ấn đặc trưng

cho doanh nghiệp như tính dân chủ, ý thức tập thể, sự quan tâm và có ý thức trách nhiệm với nhau trong công việc. Điều đó vừa góp phần nâng cao chất lượng phục vụ và ý thức trách nhiệm của người LĐ.

+ Khôi phục các làng nghề truyền thống, khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các cá nhân, các nhóm hình thành các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm thủ công truyền thống, trang trại nuôi trồng sản phẩm phục vụ du lịch; tăng cường sử dụng nguồn LĐ

du lịch gián tiếp tại các địa phương phục vụ các hoạt động liên quan đến du lịch..

+ Phát huy cao độ tư duy độc lập sáng tạo của LĐ trí tuệ, phải thừa nhận sự phong phú đa dạng của tư duy sáng tạo cá nhân như: khuyến khích tranh luận, chấp nhận những kiến giải khác nhau về học thuật, tôn trọng và bảo lưu ý kiến của mỗi

người, không lấy đa sốáp đặt đối với cá nhân hoặc thiểu số.

+ Được đảm bảo các quyền tựdo đưa ra các ý tưởng, các phát minh, sáng kiến,

trao đổi mua bán, ứng dụng các sản phẩm khoa học-công nghệ, văn hoá, nghệ thuật

như một loại hàng hoá trên thị trường.

+ Nâng cao trình độ dân trí, phát triển xã hội học tập, hình thành truyền thống

tư duy khoa học. Đây là những nhân tố nhằm xây dựng một môi trường xã hội thuận lợi đểphát huy năng lực sáng tạo của LĐ trí tuệ.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Thứ ba, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội (ASXH)

Hệ thống ASXH với các bộ phận cấu thành của nó như bảo hiểm xã hội (bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc…), cứu tế xã hội, các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, các chếđộ trợ cấp gia đình, các quỹ dự phòng, sự bảo vệ do người sử dụng lao động cung cấp, các dịch vụ liên quan đến ASXH…sẽ đảm bảo cho mọi người thực hiện được các quyền của con người, được sống trong hòa bình,

được tựdo làm ăn, cư trú, di chuyển; được bảo vệvà bình đẳng trước pháp luật; được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được đảm bảo thu nhập để thỏa mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già… Một hệ thống ASXH được tổ

chức tốt sẽ góp phần không nhỏđể nâng cao chất lượng NNL ở tỉnh.

- Thứtư, bố trí và phân công LĐ thích hợp tại các bộ phận doanh nghiệp.

Vị trí làm việc là một động lực thúc đẩy nhân viên vận dụng được khảnăng trí

tuệ của họ vào công việc mà học đang đảm nhiệm.

+ Phải xem xét, đánh giá trình độ chuyên môn của nhân viên du lịch để đảm bảo bố trí đúng người đúng việc, giảm được số LĐ gián tiếp, đồng thời phát huy

được hết năng lực vốn có của mỗi cá nhân.

+ Việc bố trí nhân viên cho các bộ phận của doanh nghiệp du lịch phải căn cứ

vào tình hình thực tế về công việc, trách nhiệm của bộ phận đó. Phải bố trí sao cho khối lượng công việc mà mỗi cá nhân đảm đương phù hợp với khảnăng thực tế của họ. Hơn nữa, việc bố trí LĐ hợp lý như bốtrí người có tay nghề cao kèm cặp hướng dẫn người có tay nghề thấp trong quá trình làm việc sẽ giúp LĐ có điều kiện nâng cao tay nghề tại chỗ, các nhân viên mới có thể nắm ngay được cách thức giải quyết công việc, đồng thời giúp doanh nghiệp giảm được chi phí đào tạo lại, có thể đào

tạo được nhiều người ở nhiều bộ phận cùng một thời gian. Trên cơ sởđánh giá trình độ nhân viên thì cần mạnh dạn giao công việc cũng như quyền hạn, trách nhiệm cho

nhân viên để họ có thểđộc lập tự chủ trong công việc.

- Thứ năm, có chính sách hợp lý về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đào thải LĐ.

Đây là khâu có tính chất quyết định trong quá trình phát triển NNL. Theo kinh nghiệm của các địa phương, nếu thiếu một chính sách về tuyển chọn sử dụng và đãi

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

ngộ LĐtốt cả ở tầm vĩ mô và vi mô thì không thể phát triển NNL được.

Trước hết, chính sách tuyển dụng phải xác định tuyển người phù hợp với công

việc, lấy hiệu quả công việc làm thước đo, không phân biệt đối với người được tuyển chọn, đồng thời công khai minh bạch thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện làm việc, sự đãi ngộ và quá trình tuyển chọn. Đồng thời cần phải có người tuyển chọn giỏi mà nếu chúng ta thiếu thì có thể thuê tư vấn và áp dụng chế độ thử việc.

Sử dụng đúng người vào đúng công việc làm cho LĐ phát huy được năng lực, thỏa mãn nhu cầu nghề nghiệp, và quan trọng hơn tạo ra nhu cầu phải hoàn thiện phát triển cho họ. Các địa phương căn cứ vào nhu cầu thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất và tổ chức quản lý của doanh nghiệp và địa phương sẽ ký hợp đồng với các trường đại học hay trung tâm. Kết quả thu được sẽ dành một phần để tái đầu tư nghiên cứu.

Xây dựng hệ thống thông tin về du lịch và về NNL của các địa phương trong tỉnh; trên cơ sở đó tăng cường trao đổi, cung cấp nhân lực du lịch cho các đối tác trong và ngoài nước đang đầu tư dự án du lịch trên địa bàn tỉnh. Quan tâm phát hiện, thu hút và sử dụng nhân tài và NNL chất lượng cao ở trong và ngoài nước. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế để phát triển NNL du lịch.

Những LĐ không đáp ứng được yêu cầu công việc, không hoàn thành phải bị đào thải, tạo điều kiện cho các ứng viên khác phát huy được khả năng của họ. Đây cũng là quá trình tất yếu của sự phát triển, tạo ra áp lực để mọi người không ngừng hoàn thiện và nâng cao khả năng của mình.

Ngoài các chính sách đãi ngộ, khen thưởng, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng các nội quy LĐ phù hợp góp phần tăng cường tính kỹ luật, thái độ ý thức làm việc của người LĐ, tạo ra tính công bằng trong công việc.

Tóm lại,đào tạo và phát triển nhân lực ngành du lịch là nhiệm vụ quan trọng, cầnphảiđược xây dựngkếhoạch và lộ trình triển khai, áp dụng một cách đúngđắn. Về giải pháp thực hiện: để nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng NNL trong ngành du

lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, giúp các doanh nghiệp du lịch có khả năng duy trì bền vững chất lượng và số lượng; nhằm tạo nguồn lực LĐđược đào tạo chất lượng, đủ ở các nghề, đáp ứng nhu cầu sử dụng LĐcủa ngành du lịch; Từ đó hình thành đội ngũ có trình độ về nghiệp vụ chuyên môn du lịch, điều hành quản lý, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ,… để du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

phát triển đúng tầm, đúng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, để đẩy mạnh phát triển du lịch trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, tỉnh Thừa Thiên Huế cần nhận thức một cách

đầy đủ hơn những giá trị lớn lao và có ý nghĩa quyết định của nhân tố con người trong hoạt động du lịch. Đó là nói đến NNL du lịch là nói đến chủ thể tham gia vào quá trình phát triển du lịch và KT-XH. Do đó, vai trò của NNL ngành du lịch hiện

nay là đặc biệt quan trọng..

Thực trạng chất lượng NNL ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp của các cơ quan, đơn vị liên quan và những số liệu điều tra

các lao động hiện đang công tác trong ngành đã phản ảnh được những mặt mạnh, mặt yếu vềtrình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật, cũng như những kỹ năng xã hội và tác phong công nghiệp của LĐ du lịch hiện nay…Qua đó, ta thấy chất lượng NNL du lịch còn nhiều hạn chế về trình độ ngoại ngữ là yếu tố rất quan trọng, tính

năng động, sáng tạo trong công việc, cũng như lập kế hoạch và sắp xếp công việc. Kết quả có được từ việc nghiên cứu thực trạng về chất lượng NNL ngành du lịch ở

Phần II là những điểm mấu chốt để chúng ta có thể hình thành nên các hướng giải pháp ở Phần III gồm ba nhóm giải pháp chính: tăng cường công tác quản lý nhà

nước về hoạt động đào tạo NNL du lịch; phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi

dưỡng NNL du lịch và khai thác, sử dụng có hiệu quả NNL du lịch. Các giải pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có tính khả thi trong thực tiễn công tác nâng cao chất lượng NNL du lịch ở Huế. Thời gian qua, quá trình phát triển NNL trong ngành du lịch đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể vào sự phát triển KT-XH của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, quá trình phát triển đó cũng đã bộc lộ một sốđiểm yếu kém, bất cập trong công tác phát triển các nguồn lực, đặc biệt là NNL. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng NNL du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế là cấp bách.

Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng với khả năng

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

chất lượng NNL ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế lại là một vấn đề tương đối phức tạp và lâu dài, do đó những vấn đề mà Luận văn đưa ra cần tiếp tục được nghiên cứu, phát triển và trao đổi thêm.

Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, các anh/chị và các bạn đểđềtài này được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 106 - 112)