Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 33 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch

Nằm ngay cạnh Thừa Thiên Huế, chỉ cách khoảng 100km tuy nhiên hiện nay

Đà Nẵng đã nhanh chóng phát triển, trở thành trung tâm du lịch, kinh tế, văn hóa, giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ lớn của khu vực miền Trung- Tây Nguyên và Duyên Hải Bắc Bộ. Đà Nẵng là thành phố có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Trong những năm qua, ngành du lịch của thành phố đã đạt nhiều bước tiến trong

đầu tư phát triển cơ sở vật chất, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng NNL, xây dựng điểm đến và các tuyến du lịch để thu hút du khách trong và ngoài

nước. Thống kê của Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, năm 2017 Thành phố đã đón

khoảng 6,6 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch, tăng 19% so với cùng kỳ năm

2016. Tổng thu du lịch ước đạt 19.403 tỷđồng, tăng 20,6% so với năm 2016.Đểđạt

được những kết quảđó, Đà Nẵng đã thực hiện những chính sách thiết thực sau, sẽ là TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

những kinh nghiệm quý giá mà Thừa Thiên Huế cần học hỏi

-Thứ nhất, Đà Nẵng đầu tư cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn, hiện Đà Nẵng có 13 trường đại học và 18 trường cao đẳng, hàng năm các trường này đã đào tạo, cung cấp cho Đà Nẵng và các tỉnh ở miền Trung- Tây Nguyên hàng chục nghìn LĐ

có trình độ cao. Ngoài ra, Đà Nẵng rất chú trọng phát triển các cơ sở đào tạo nghề

bằng cách tăngđầu tư ngân sách cho các cơ sởđào tạo nghề.

-Thứ hai, Đà Nẵng đã đánh giá là địa phương có chính sách thu hút NNL du lịch bài bản và hiệu quả nhất khu vực miền Trung. Đà Nẵng có chính sách đãi ngộ

về vật chất khá hấp dẫn, xây dựng môi trường thuận lợi để người tài làm việc, đặt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học lên hàng đầu, khuyến khích các công trình nghiên cứu, sáng tạo.

-Thứ ba, Đà Nẵng đẩy mạnh xây dựng các công trình mới, quy mô lớn để tạo

đột phá cho ngành du lịch, thu hút NNL đi theo ngành du lịch. Bên cạnh những biện pháp tạo được ấn tượng mạnh với du khách như “chương trình 5 Không- 3 Có”,

thành lập đội trật tự du lịch chống chèo kéo du khách, thiết lập đường dây nóng hỗ

trợ khách du lịch… Đà Nẵng vẫn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn “Nụ cười thân thiện”, “Văn minh thương mại” cho những người dân kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm nâng cao nhận thức và nâng cao kỹnăng phục vụ du khách. Do đó, so với cảnước thì NNL du lịch của Đà Nẵng chưa bằng, song so trong khu vực thì lại có phần nổi trội.

-Thứ tư, chính quyền thành phố đã đầu tư lớn cho nhân lực của ngành thông qua các hoạt động như xây dựng mở rộng trường cao đẳng nghề, mời các chuyên gia du lịch của thế giới đến tập huấn, hướng dẫn, đầu tư kinh phí cho dự án đào tạo nhân lực chất lượng cao như chọn người giỏi đưađi đào tạo ở nước ngoài. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp có từ 100 LĐ trở lên đã xây dựng kế hoạch đào tạo NNL cho đơn vị mình. Thành phố có ban hành chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để NNL quản lý nhà nước về du lịch đi đào tạo. Các doanh nghiệp đã đào tạo người LĐ bằng kinh phí của đơn vịđặc biệt là ở doanh nghiệp FDI.

Các nhân tố trên đây đã tạo ra điểm sáng của ngành du lịch Đà Nẵng trong việc đào tạo nâng cao chất lượng NNL du lịch so với các điểm đến du lịch khác trên

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

cảnước.

1.2.1.2. Kinh nghim v nâng cao chất lượng ngun nhân lc trong ngành du lch ca tnh Khánh Hòa lch ca tnh Khánh Hòa

Là một tỉnh ven biển duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, hội đủ các dạng địa hình cơ bản gồm núi rừng, đồng bằng, miền ven biển, hải đảo, Khánh Hòa có tiềm năng du lịch rất lớn. Trong những năm qua, Khánh Hòa đã vươn lên trở

thành một trong những nơi được du khách lựa chọn nhiều nhất tại Việt Nam. Hơn

17.300 tỷđồng là tổng doanh thu mà ngành du lịch Khánh Hòa đạt được trong năm 2017, tăng gần 34% so với năm 2016. Với việc đón gần 5,5 triệu lượt khách, năm

2017 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về lượng khách đến với Khánh Hòa.

Trong đó, khách quốc tế đã vượt ngưỡng hơn 2 triệu lượt. Du lịch thực sự đã trở

thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đem lại nguồn thu ngân sách và rất nhiều

công ăn việc làm cho cộng đồng, tạo được sự lan toả tích cực cho rất nhiều hoạt

động kinh tếkhác liên quan đến du lịch. Đểđạt được những thành công đó, tỉnh đã

chú trọng rất nhiều đến vấn đềđào tạo và nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch. -Thứ nhất, tỉnh Khánh Hòa đã mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy đào

tạo trong ngành du lịch. Các trường trung học chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng trong tỉnh thực hiện chương trình giảng dạy lồng ghép giới thiệu văn hóa du lịch khánh Hòa ở các bộ môn khoa học xã hội của trường, tổ chức đào tạo các lớp ngắn hạn và dài hạn chuyên ngành du lịch; các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt là các cơ

sở cấp cao xếp hạng từ 3 sao trở lên đã chủđộng có kế hoạch đào tạo tại chỗ, hoặc hợp đồng với các trường tổ chức các lớp đào tạo theo nhu cầu phát triển của đơn vị. -Thứ hai, tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển du lịch của tỉnh, trên cơ sởđó đẩy mạnh công tác

đào tạo NNL và có các chính sách ưu đãi đầu tư cho từng khu vực.

-Thứ ba, nắm bắt xu hướng phát triển du lịch trong thời gian tới, ngành du lịch Khánh Hòa đã làm việc cụ thể với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên

địa bàn tỉnh cũng như các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch nhằm đào tạo NNL du lịch phù hợp với nhu cầu thực tế. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.2.2. Một số bài học rút ra để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 33 - 36)