Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu

cấu lao động, cơ cấu kinh tếtheo hướng phát trin bn vng

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) theo hướng phát triển bền vững là yêu cầu khách quan trong phát triển nền kinh tế quốc dân. Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, cơ cấu kinh tếnước ta đã và đang chuyển dịch

theo hướng công nghiệp hoá (CNH)- hiện đại hoá (HĐH)cũng như hội nhập kinh tế

thế giới. Nội dung và yêu cầu cơ bản của CDCCKT ở nước ta theo hướng CNH,

HĐH là tăng nhanh tỷ trọng giá trị của các ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị nông nghiệp. Cùng với quá trình CDCCKT tất yếu sẽ dẫn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu LĐ, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng và phát triển KT-XH. Thực tế cho thấy, nếu thị trường nhu cầu của một loại

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

hàng hóa dịch vụ nào đó tăng lên, lập tức thu hút LĐ cần thiết để sản xuất ra loại hàng hóa dịch vụ đó và ngược lại. Như chính nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đã tác động gián tiếp đến thị trường LĐ, tức là tác động tới nguồn lực con người. Nhu cầu du lịch ngày càng phát triển đã thu hút một lượng lớn LĐ trực tiếp phục vụ

trong ngành, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người LĐ, đồng thời chính lực

lượng đó cũng tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, điều đó tác động tới quá trình phát triển KT-XH.

Vì vậy, du lịch góp phần vào CDCCKT; cơ cấu LĐ theo hướng phát triển bền vững; mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia; thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chổ; tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tếcó liên quan, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ; du lịch góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập thường xuyên cho người lao động tại nhiều vùng, miền khác nhau, trong đó có cộng đồng dân cư tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; làm thay đổi diện mạo và cải thiện điều kiện dân sinh;

1.2. C sở thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch

1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch của một sốđịa phư ng trong nước của một sốđịa phư ng trong nước

1.2.1.1. Kinh nghim v nâng cao chất lượng ngun nhân lc trong ngành du lch của Đà Nẵng lch của Đà Nẵng

Nằm ngay cạnh Thừa Thiên Huế, chỉ cách khoảng 100km tuy nhiên hiện nay

Đà Nẵng đã nhanh chóng phát triển, trở thành trung tâm du lịch, kinh tế, văn hóa, giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ lớn của khu vực miền Trung- Tây Nguyên và Duyên Hải Bắc Bộ. Đà Nẵng là thành phố có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Trong những năm qua, ngành du lịch của thành phố đã đạt nhiều bước tiến trong

đầu tư phát triển cơ sở vật chất, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng NNL, xây dựng điểm đến và các tuyến du lịch để thu hút du khách trong và ngoài

nước. Thống kê của Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, năm 2017 Thành phố đã đón

khoảng 6,6 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch, tăng 19% so với cùng kỳ năm

2016. Tổng thu du lịch ước đạt 19.403 tỷđồng, tăng 20,6% so với năm 2016.Đểđạt

được những kết quảđó, Đà Nẵng đã thực hiện những chính sách thiết thực sau, sẽ là TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

những kinh nghiệm quý giá mà Thừa Thiên Huế cần học hỏi

-Thứ nhất, Đà Nẵng đầu tư cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn, hiện Đà Nẵng có 13 trường đại học và 18 trường cao đẳng, hàng năm các trường này đã đào tạo, cung cấp cho Đà Nẵng và các tỉnh ở miền Trung- Tây Nguyên hàng chục nghìn LĐ

có trình độ cao. Ngoài ra, Đà Nẵng rất chú trọng phát triển các cơ sở đào tạo nghề

bằng cách tăngđầu tư ngân sách cho các cơ sởđào tạo nghề.

-Thứ hai, Đà Nẵng đã đánh giá là địa phương có chính sách thu hút NNL du lịch bài bản và hiệu quả nhất khu vực miền Trung. Đà Nẵng có chính sách đãi ngộ

về vật chất khá hấp dẫn, xây dựng môi trường thuận lợi để người tài làm việc, đặt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học lên hàng đầu, khuyến khích các công trình nghiên cứu, sáng tạo.

-Thứ ba, Đà Nẵng đẩy mạnh xây dựng các công trình mới, quy mô lớn để tạo

đột phá cho ngành du lịch, thu hút NNL đi theo ngành du lịch. Bên cạnh những biện pháp tạo được ấn tượng mạnh với du khách như “chương trình 5 Không- 3 Có”,

thành lập đội trật tự du lịch chống chèo kéo du khách, thiết lập đường dây nóng hỗ

trợ khách du lịch… Đà Nẵng vẫn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn “Nụ cười thân thiện”, “Văn minh thương mại” cho những người dân kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm nâng cao nhận thức và nâng cao kỹnăng phục vụ du khách. Do đó, so với cảnước thì NNL du lịch của Đà Nẵng chưa bằng, song so trong khu vực thì lại có phần nổi trội.

-Thứ tư, chính quyền thành phố đã đầu tư lớn cho nhân lực của ngành thông qua các hoạt động như xây dựng mở rộng trường cao đẳng nghề, mời các chuyên gia du lịch của thế giới đến tập huấn, hướng dẫn, đầu tư kinh phí cho dự án đào tạo nhân lực chất lượng cao như chọn người giỏi đưađi đào tạo ở nước ngoài. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp có từ 100 LĐ trở lên đã xây dựng kế hoạch đào tạo NNL cho đơn vị mình. Thành phố có ban hành chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để NNL quản lý nhà nước về du lịch đi đào tạo. Các doanh nghiệp đã đào tạo người LĐ bằng kinh phí của đơn vịđặc biệt là ở doanh nghiệp FDI.

Các nhân tố trên đây đã tạo ra điểm sáng của ngành du lịch Đà Nẵng trong việc đào tạo nâng cao chất lượng NNL du lịch so với các điểm đến du lịch khác trên

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

cảnước.

1.2.1.2. Kinh nghim v nâng cao chất lượng ngun nhân lc trong ngành du lch ca tnh Khánh Hòa lch ca tnh Khánh Hòa

Là một tỉnh ven biển duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, hội đủ các dạng địa hình cơ bản gồm núi rừng, đồng bằng, miền ven biển, hải đảo, Khánh Hòa có tiềm năng du lịch rất lớn. Trong những năm qua, Khánh Hòa đã vươn lên trở

thành một trong những nơi được du khách lựa chọn nhiều nhất tại Việt Nam. Hơn

17.300 tỷđồng là tổng doanh thu mà ngành du lịch Khánh Hòa đạt được trong năm 2017, tăng gần 34% so với năm 2016. Với việc đón gần 5,5 triệu lượt khách, năm

2017 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về lượng khách đến với Khánh Hòa.

Trong đó, khách quốc tế đã vượt ngưỡng hơn 2 triệu lượt. Du lịch thực sự đã trở

thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đem lại nguồn thu ngân sách và rất nhiều

công ăn việc làm cho cộng đồng, tạo được sự lan toả tích cực cho rất nhiều hoạt

động kinh tếkhác liên quan đến du lịch. Đểđạt được những thành công đó, tỉnh đã

chú trọng rất nhiều đến vấn đềđào tạo và nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch. -Thứ nhất, tỉnh Khánh Hòa đã mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy đào

tạo trong ngành du lịch. Các trường trung học chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng trong tỉnh thực hiện chương trình giảng dạy lồng ghép giới thiệu văn hóa du lịch khánh Hòa ở các bộ môn khoa học xã hội của trường, tổ chức đào tạo các lớp ngắn hạn và dài hạn chuyên ngành du lịch; các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt là các cơ

sở cấp cao xếp hạng từ 3 sao trở lên đã chủđộng có kế hoạch đào tạo tại chỗ, hoặc hợp đồng với các trường tổ chức các lớp đào tạo theo nhu cầu phát triển của đơn vị. -Thứ hai, tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển du lịch của tỉnh, trên cơ sởđó đẩy mạnh công tác

đào tạo NNL và có các chính sách ưu đãi đầu tư cho từng khu vực.

-Thứ ba, nắm bắt xu hướng phát triển du lịch trong thời gian tới, ngành du lịch Khánh Hòa đã làm việc cụ thể với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên

địa bàn tỉnh cũng như các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch nhằm đào tạo NNL du lịch phù hợp với nhu cầu thực tế. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.2.2. Một số bài học rút ra để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Từ kinh nghiệm phát triển NNL trong ngành du lịch ở một số quốc gia và địa

phương nói trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc đào tạo và nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huếnhư sau:

Thứ nhất, đầu tư vào giáo dục – đào tạo, theo kinh nghiệm của các địa

phương trên, nền kinh tế họ phát triển, chất lượng NNL trong ngành du lịch ngày càng cao là do họ đầu tư mạnh về giáo dục, các cơ sở đào tạo nghề. Chính vì vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế muốn có một đội ngũ LĐ trong ngành du lịch có trình độ, có tay nghề thì phải đầu tư mạnh về giáo dục, đào tạo nguồn LĐ có chiều sâu, đảm bào

được yêu cầu của sự phát triển KT-XH hiện nay.

Thứ hai, tăng cường đầu tư cho phát triển KT-XH tạo điều kiện thuận lợi tích

lũy đầu tư để nâng cao chất lượng NNL trong ngành du lịch. Chú trọng công tác đào

tạo nghề bằng nhiều hình thức thích hợp nhằm bổsung đội ngũ những người LĐđược

đào tạo, có chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu cho các lĩnh vực trong nền kinh tế.

Thứ ba, những người lãnh đạo và quản lý đơn vị cần sát thực hơn với người LĐ,

để biết được LĐ thiếu gì cần gì kịp thời đưa ra những biện pháp cụ thể có hiệu quả

trong việc nâng cao chất lượng NNL trong ngành du lịch. Không chỉ cần nâng cao chất

lượng LĐ trực tiếp mà chất lượng đội ngũ quản lý du lịch cũng cần phải được nâng cao

để có thểđưa ra những quyết định thiết thực, hướng đi hoạt động có hiệu quả.

Thứtư, cần nâng cao nhận thức của xã hội về sự cần thiết phải nâng cao chất

lượng NNL du lịch. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế mặc dù có lợi thế, tiềm năng về

du lịch nhưng lại thiếu đội ngũ LĐ du lịch có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, thiếu những lao động du lịch có kỹ năng, kinh nghiệm quản lý giỏi, ngôn ngữ giao tiếp thành thạo để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Trong thời đại ngày nay, khi du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu của bất cứ quốc gia nào thì việc nâng cao chất lượng NNL du lịch cần phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi cấp, mọi ngành và người dân đều nhận thức rõ vấn

đề này. Vì vậy, tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

toàn xã hội mà trước hết là các cấp quản lý; đổi mới tư duy về nâng cao chất lượng NNL du lịch theo hướng chuẩn hóa quốc tếđểđáp ứng tốt du khách trong và ngoài

nước, tạo nên vị thế vững chắc của ngành du lịch.

Thứ năm, phải làm tốt công tác quy hoạch nâng cao chất lượng NNL du lịch, cần có những kế hoạch đột phá vào NNL du lịch chất lượng cao: xây dựng, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý những người lãnh đạo và quản lý đơn vị có năng lực và có phẩm chất đạo đức tốt; nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, khảo sát du lịch như: tạo ra môi trường thuận lợi cho họ sáng tạo; đầu tư ngân sách cho

các công trình nghiên cứu, khám phá các loại hình du lịch mới; nâng cao đời sống cả về

vật chất và tinh thần cho đội ngũ này để họ yên tâm công tác; lựa chọn đội ngũ du lịch, kể cả cán bộ du lịch hoặc các em sinh viên du lịch chuẩn bị ra trường có năng lực, có phẩm chất tốt gửi đi đào tạo ởcác nước phát triển ngành du lịch;

Thứ sáu, xây dựng chiến lược thu hút nhân tài. Đến thời điểm này, tỉnh chưa có chính sách đểthu hút người tài, ngay cả việc giữchân người tài vẫn chưa có chính

sách thoảđáng. Tình trạng sinh viên Huế mới ra trường là phải chuẩn bị khăn gói lên đường để vào miền Nam tìm việc ngày càng tăng. Do đó, trong thời gian tới, trước hết tỉnh cần hình thành và phát triển hệ thống tổ chức phát triển nhân tài từ khâu phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo từ các trường, lớp giáo dục năng khiếu trẻ em, đến các

trường, lớp đại học, trên đại học; cần cải tiến khâu tuyển dụng đảm bảo nguyên tắc phải phù hợp với chuyên môn được đào tạo, khách quan chính xác nhưng công bằng; việc bố trí cán bộ phải hợp lý dựa trên năng lực chuyên môn, phù hợp với công việc và các chức danh; hoàn thiện quy hoạch đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đảm bảo

đúng người, đúng việc và kịp thời; thực hiện cải cách chếđộ tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ cấp xứng đáng với khảnăng đóng góp, trách nhiệm và hiệu quả trong công việc để khuyến khích người LĐ không ngừng sáng tạo; hỗ trợ tiền thuê nhà, xây dựng

nhà chung cư trả góp, hỗ trợ phương tiện làm việc; xóa bỏ sự phân biệt giữa cán bộ

của Trung ương đóng trên địa bàn và cán bộdo địa phương quản lý.

Thứ bảy, cần xác định đào tạo LĐ du lịch là đào tạo nghề, cần chuyển hướng

sang đào tạo chuyên sâu, tăng cường kỹnăng thực hành; đào tạo theo nhu cầu xã hội, chú trọng đến kỹnăng thực hành trong du lịch; nhu cầu đào tạo du lịch phải bám sát nhu cầu của thị trường lao động. Đối với đào tạo du lịch, hai mô hình đang được áp

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

dụng hiệu quả có thể vận dụng tốt đó là đào tạo song hành và đào tạo tại doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và tiềm năng du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong ngành tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1.1. V v trí địa lý

Tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung, nằm trên trục giao thông chính của đất nước, có cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An với quy mô lớn phục vụ cho khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng Sông Mê Kông; có sân bay Phú Bài nằm trên quốc lộ 1A, tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 86km biên giới với Lào. Thừa Thiên Huế được

xác định là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ của tuyến hành lang thương mại Đông – Tây nối Myanmar, Thái Lan, Lào với Biển Đông.

Tỉnh Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ trục giao lưu Bắc - Nam, nằm giữa thủđô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 32)