5. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Thứ nhất, chất lượng NNL du lịch ngày càng được nâng cao, không chỉ về trình độ học vấn mà còn cảtrình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tỉnh còn có cả một đội
ngũ cán bộ làm công tác quản lý du lịch có chất lượng cao, được đào tạo bài bản
trong và ngoài nước. Đây là kết quả quan trọng của quá trình phát triển hệ thống giáo dục đào tạo ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thứ hai, NNL trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao 55,76%, nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đang là nhân lực trẻ, số người này sẽ bổ sung vào lực lượng
LĐ. Nếu tỉnh có chiến lược đào tạo và sử dụng tốt lực lượng này, tỉnh sẽ có rất nhiều lợi thếđểđáp ứng yêu cầu về NNL của tỉnh nói chung, của ngành du lịch nói riêng.
- Thứ ba, các tố chất, kỹ năng, phẩm chất và trình độ ngoại ngữ của NNL du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế như khả năng sáng tạo, năng động, linh hoạt, ý thức kỷ
luật, tác phong công nghiệp có xu hướng tốt lên, hầu hết lao động trực tiếp kinh doanh du lịch có mong muốn được học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ, nhất là ở nhóm LĐ trẻ và LĐ qua đào tạo. Sự hoàn thiện các tố chất và phẩm chất tâm lý xã hội của NNL không chỉ góp phần nâng cao năng suất LĐ, nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn tạo thuận lợi cho sự hội nhập NNL của tỉnh vào thịtrường LĐ của khu vực và thế giới.
- Thứ tư, thể lực của người LĐ du lịch về chiều cao, cân nặng, sức khỏe, tuổi thọ...từng bước được cải thiện rõ. Điều này cho thấy, thu nhập điều kiện sống cả về
vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống
ngày càng đi lên. Bên cạnh đó, nó còn phản ánh các chính sách phát triển y tế, chăm
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
sóc sức khỏe một cách hiệu quả.
- Thứnăm, tỷ lệLĐđược đào tạo, bốtrí đúng nghề, tỷ lệLĐ được đào tạo lại,
LĐ có kinh nghiệm nghề nghiệp, có trình độ ngoại ngữ có xu hướng tăng nhanh.
NNL nhìn chung khá trẻ phù hợp với đặc điểm của ngành nghề du lịch.
- Thứ sáu, quy mô đào tạo chính quy, đào tạo ngắn hạn tăng liên tục. Các hình thức, phương pháp và chương trình đào tạo từng bước được đổi mới theo hướng nâng cao dần hiệu quảđào tạo. Đội ngũ giáo viên dạy các trường đại học, trung học
và trường nghềđược quan tâm đầu tư phát triển cả về mặt lượng và chất.
- Thứ bảy, nguồn LĐ du lịch sẵn có tại miền Trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng khá phong phú, đủ các bậc đào tạo, quy mô ngày càng được mở rộng với khoảng 600 – 700 học viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch,
hơn 2.000 học viên tốt nghiệp trung cấp về dạy nghề chính quy; hàng ngàn học viên
được đào tạo các khóa ngắn hạn (3 tháng đến 6 tháng). Ngoài ra, có hàng ngàn học viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng ngoại ngữ, ... đây chính là NNL khá
dồi dào cho ngành du lịch.
- Thứ tám, những năm gần đây, nhận thức về tầm quan trọng của NNL đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch đã có chuyển biến rõ rệt. Một bộ phận doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú chất lượng cao đã đầu tư thích đáng cho
công tác phát triển NNL của doanh nghiệp mình, đã phối hợp tốt với các cơ sở đào
tạo để tư vấn, tuyển chọn đội ngũ. Công tác hợp tác quốc tế về phát triển NNL du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển.
- Thứ chín, ngày càng có nhiều doanh nghiệp thuê quản lý (trong nước và
nước ngoài), áp dụng mô hình quản trị NNL tiên tiến, làm tốt các khâu tuyển chọn,
đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và duy trì NNL. Tại các đơn vịnày, đặc biệt là các liên
doanh nước ngoài và các công ty lữ hành lớn, đội ngũ LĐ có chất lượng khá cao,
cũng như xét trên các mặt phong cách, thái độ nghề nghiệp, kỹnăng thực hành, kiến thức và trình độ giao tiếp bằng tiếng nước ngoài.