Nhóm các giải pháp về tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 98)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Nhóm các giải pháp về tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động

động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch

- Thứ nhất,tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức mỗi người dân, đặc biệt là học sinh phổ thông trung học về đặc điểm của các ngành nghề du lịch, nhấn mạnh các ưu thế như: có cơ hội giao tiếp rộng, tiếp cận được văn hóa của nhiều nước, công việc không đơn điệu ...; đồng thời chỉ rõ những khó khăn, thử thách của nghề nghiệp như làm việc vào các ngày, giờ nghỉ, cường độ làm việc... Hoạt động tuyên truyền, giáo dục này nhằm vào mục tiêu định hướng

cho việc lựa chọn đúng nghề, tích cực chủ động hội nhập quốc tế đế phát triển NNL

du lịch chất lượng cao .

Nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành và cán bộ quản lý du lịch về vai trò quan trọng của NNL tốt đối với sự phát triển ngành du lịch cũng như sự thành đạt của các doanh nghiệp du lịch. Để thực hiện được việc này, các địa phương cần có nghị quyết chuyên đề về nâng cao chất lượng NNL du lịch. Trong đó, đề cập tới vấn

đề quán triệt các quan điểm và các hoạt động gắn liền với chất lượng NNL du lịch.

Mặt khác, cần tích cực chủ động trong việc hội nhập quốc tế để mang về cho tỉnh nguồn vốn, kinh nghiệm phát triển giáo dục-đào tạo... góp phần nâng cao chất lượng NNL. Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế cần tiếp tục triển khai các giải pháp sau:

+ Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để nhân dân, cán bộ, người LĐ hiểu rõ chủ trương hội nhập quốc tế của tỉnh là nhằm tranh thủ mọi nguồn lực để phát triển KT-XH, đặc biệt là vốn, kinh nghiệm phát triển giáo dục-đào tạo, kinh

nghiệm phát triển NNL chất lượng cao của các nước trên thế giới.

+ Sửa đổi, bổ sung pháp luật, chính sách trong các lĩnh vực giáo dục-đào tạo,

khoa học-công nghệ tạo ra một cơ chế thông thoáng, thuận lợi nhằm thu hút các quốc gia, các tổ chức và cá nhân đầu tư vào các lĩnh vực trên.

+ Đẩy mạnh hợp tác, liên doanh, liên kết với các trường đại học, viện nghiên

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

cứu tầm cỡ trong khu vực và thế giới để vừa tranh thủ được nguồn vốn, công nghệ, phương pháp giảng dạy tiên tiến, vừa từng bước tham gia vào việc đào tạo NNL chất lượng cao bao gồm cả học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ của tỉnh. Trong đó, tiếp tục duy trì các chương trình liên kết đào tạo đã được triển khai có hiệu quả trong thời gian qua như: đào tạo kỹ sư tài năng; đào tạo quản lý du lịch ở nước ngoài....

+ Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị quốc tế với sự tham gia của các nhà khoa học, các giảng viên quốc tế, ViệtNam và của tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông qua

các cuộc hội thảo, hội nghị để các nhà khoa học, các giảng viên, cán bộ trao đổi về chuyên môn mà còn tạo điều kiện để tỉnh ký kết nhiều văn bản hợp tác mới trong đào tạo NNL du lịch.

+ Tăng cường tiếp nhận sinh viên và tình nguyện viên nước ngoài đến học tập, giảng dạy và nghiên cứu ở các trường thuộc Đại Học Huế và các viện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh theo các chương trình thoả thuận và liên kết đào tạo..

- Thứ hai, tập trung đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo, phát triển NNL du lịch bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước đảm bảo đồng bộ, kịp thời. Gắn kết công tác đào tạo, phát triển nhân lực du lịch với kế hoạch tuyển dụng, sử dụng lao động của doanh nghiệp, các nhà đầu tư, thị trường lao động.. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, ban hành các chính sách để thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo NNL du lịch và tạo điều kiện cho những người có nhu cầu học tập về du lịch có thể tiếp cận và hưởng thụ được những dịch vụ mà hệ thống đào tạo, bồi dưỡng du lịch cung cấp.

Chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đưa tỉnh thoát ra khỏi tỉnh nghèo, kém phát triển. Tuy nhiên, hiện nay Thừa Thiên Huế vẫn là một trong những tỉnh có trình độ phát triển thấp, dịch vụ du lịch được xác định là ngành mũi nhọn của tỉnh nhưng vẫn chưa tạo ra sự phát triển đột phá. Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, bởi phát triển kinh tế là khâu quan trọng nhất quyết định tăng tích luỹ cho nền kinh tế, tạo điều kiện để tăng đầu tư cho phát triển và sử dụng có hiệu quả NNL, cụ thể:

+ Đẩy mạnh chuyển dịch và hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

công nghiệp - nông nghiệp dựa vào những lợi thế, tiềm năng vốn có của tỉnh.

+ Đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cụ thể: Xây dựng thương hiệu, xúc tiến, quảng bá, kết hợp những kênh và mạng thông tin toàn cầu để gửi thông điệp của Huế đến thế giới. Đầu tư và tăng kinh phí cho xúc tiến quảng bá du lịch từ nguồn ngân sách nhà nước và đặc biệt từ các doanh nghiệp du lịch. Nâng cấp website quảng bá du lịch về du lịch Huế, cập nhật thông tin cần thiết cho mọi người trong việc lựa chọn sản phẩm du lịch khi đến Huế. Triển khai các dự

án trọng điểm của du lịch với tiêu chí hàng đầu là bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái

- Thứ ba, tăng cường năng lực hoạch định chính sách, vừa để hình thành

khung pháp lý và cơ chế trong đào tạo, bồi dưỡng và phát triển NNL du lịch một cách chính quy.

Theo nguyên tắc xây dựng một bản quy hoạch, các nhà tư vấn chú ý đến các yếu tố như nhằm đáp ứng vai trò vị thế mới của một điểm đến du lịch trọng điểm quốc gia, nhằm thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủđạo, các dự án chiến lược ngành như dự án quy hoạch du lịch, dự án phát triển nhân lực du lịch sẽ có ảnh hưởng đến phát triển quy hoạch chung và các ngành kinh tế khác trong tỉnh và rõ nhất, nhằm phát huy những tiềm năng chưa được khai thác hết của du lịch Thừa Thiên Huế. Quy hoạch nhằm tìm kiếm và dự báo hướng đột phá cho sự phát triển của du lịch Huế thích ứng với thời điểm đầy biến động hiện nay của thế giới và của ngành du lịch toàn cầu. Đó cũng là những bước đi dài lâu bền vững cho hàng chục năm tới của du lịch Huế thế kỷ XXI, mà những mô hình đột phá này nếu chậm trễ sẽ mất cơ hội.

Việc quy hoạch phát triển NNL dựa trên đánh giá thực trạng NNL của tỉnh

trong hơn 10 năm qua, tuy nhiên vẫn chưa phản ánh đúng mức và đồng bộ nên đạt hiệu quả chưa cao. Vì vậy, trong thời gian tới cần hoàn thiện quy hoạch theo hướng: bản quy hoạch NNL phải chỉ rõ, nhấn mạnh ở những ngành, những lĩnh vực nào thừa hay thiếu, phải cần bổ sung và phân bố lại những ngành nào; có kế hoạch đột phá vào phát triển NNL chất lượng cao, nhân lực quản lý, những cán bộcó năng lực và phẩm chất tốt; dựa trên các dự báo nhu cầu NNL cho từng năm, từng giai đoạn thì ngay

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

trong quy hoạch phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực để giao cho các cơ sở đào tạo; sắp xếp lại các cơ sởđào tạo NNL như các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và viện nghiên cứu một cách hợp lý cả về trường, lớp, bậc đào tạo, ngành nghề, giáo viên... nhằm đảm bảo việc

đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu phát triển KT-XHcủa tỉnh [7, tr169].

3.2.2. Nhóm các giải pháp về phát triển mạng lưới c sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch đảm bảo đ p ứng các nhu cầu của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

- Thứ nhất, tăng cường liên kết, hợp tác trong hoạt động đào tạo nhân lực.

+ Đa dạng hóa các chương trình đào tạo.

Các cơ sở đào tạo cần thu thập ý kiến của các đơn vị kinh doanh, các tổ chức quản lý, hiệp hội,... để thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Nghiên cứu để tiến tới xây dựng chương trình đào tạo cho từng vị trí công việc trong Công nghiệp du lịch. Đặc biệt, cần có chương trình đào tạo riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình chung của các khoá học cần tăng thực hành, thực tập tại các khách sạn; các Trường Trung học cần xây dựng chương trình đào tạo liên thông giữa các bậc từ thấp đến cao. Cần linh hoạt trong việc bố trí thực tập để tạo

điều kiện cho học sinh có cơ hội thực tập tốt hơn. Cải tiến chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh du lịch theo hướng: tăng thêm tỷ lệ số học phần các môn chuyên ngành, có một tỷ lệ nhất định các môn học chuyên sâu được lựa chọn theo nhu cầu của sinh viên, bổ sung nội dung đào tạo về kỹnăng thực hành.

Xây dựng chương trình đào tạo NNL riêng cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ

du lịch có quy mô vừa và nhỏ, tổ chức đào tạo theo hướng đa nghề, đa kỹnăng phù

hợp với yêu cầu bốtrí lao động linh hoạt tại các cơ sởkinh doanh đó. Xây dựng các

chương trình đào tạo để mở các ngành đào tạo mới như: dịch vụ spa; tổ chức sự

kiện, hội nghị hội thảo; dịch vụ thể thao trên biển,... Xây dựng chương trình đào tạo tiếng Thái Lan hoặc tiếng Nga chuyên ngành khách sạn, nhà hàng. Rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo hàng năm trên cơ sở nghiên cứu sựthay đổi môi trường,

quy mô và đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực.

Cần chú ý đầu tư đến công tác đào tạo ngoại ngữ cho lực lượng LĐ thuộc lĩnh

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

vực này, kỹnăng giao tiếp của nhân viên trực tiếp phục vụ khách du lịch với khách

ảnh hưởng khá lớn đến sự đánh giá về mức độ hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng cung ứng loại hình sản phẩm đặc biệt này.

Tăng cường cơ sở vật chất của các đơn vịđào tạo nghề. Tập trung đầu tư, nâng

cấp Trường Cao đẳng du lịch Huế, mở rộng phát triển Khoa Du lịch trở thành Đại học Du lịch trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho LĐ của ngành du lịch. Mặt khác, cần đa dạng hóa hình thức đào tạo theo hướng tăng kỹnăng thực hành cho học viên nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng.

Khuyến khích các Trung tâm dạy nghề lồng ghép các chương trình, dự án tài trợ theo hướng xã hội hóa phát triển dạy nghề để mở các khóa dạy nghề ngắn hạn, bồi

dưỡng kiến thức về du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngành du lịch như: Các

khóa đào tạo nghềtheo định hướng thịtrường về du lịch do Chương trình PLAN tài

trợ cho Trung tâm dạy nghề thành phố Huế; lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Tân Hồng tổ chức....

Tiếp tục tăng mức đầu tư trang thiết bị phù hợp với tiến bộ của công nghệ

nhằm tăng cường khảnăng tiếp cận của các học viên và phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du lịch.

+ Đa dạng hóa loại hình, phương thức đào tạo nghề du lịch

Quy mô đào tạo chính quy của các cơ sở dạy nghề ở tỉnh Thừa Thiên Huế

không thểđủ cung cấp LĐ cho các cơ sở kinh doanh trong điều kiện hiện tại cũng như trong tương lai. Chính vì vậy, cần phải đẩy mạnh các phương thức đào tạo khác

như đào tạo tại chức, đào tạo tại chỗ, đào tạo theo năng lực, đào tạo theo hợp đồng... Cần tranh thủ các nguồn vốn đào tạo qua các kênh như đào tạo nghềnông thôn, đào

tạo nghề theo các dự án tài trợ và đào tạo liên kết để tạo thêm NNL cung cấp cho

các cơ sở kinh doanh. Hình thành kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để hình thành kỹ năng mềm cho học sinh sinh viên, tổ

chức tham gia các câu lạc bộ (ngoại ngữ, khiêu vũ,...). Tổ chức tham gia phục vụ

các sự kiện của địa phương, của doanh nghiệp để có cơ hội rèn các kỹ năng qua

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

thực tiễn và có thêm thu nhập.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Đào tạo đa cấp, đa ngành, đào tạo theo địa chỉ... nhằm cung ứng nhu cầu đa dạng của các loại hình dịch vụ du lịch. Hoàn thiện

các chương trình đào tạo nghề của ngành du lịch theo hướng gắn đào tạo nghề với việc làm, đặc biệt là giải quyết việc làm tại chỗ nhằm tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho LĐđịa phương.

Tiếp tục đẩy mạnh các khóa đào tạo nghề lưu động, đặc biệt các khóa đào tạo nghề cho LĐ nông thôn bằng các nguồn kinh phí từchương trình mục tiêu quốc gia

và các chương trình, dựán do nước ngoài tài trợ nhằm tạo thuận lợi cho người LĐở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được tham gia các khóa học với những ngành nghề phù hợp để có thểtìm được việc làm có thu nhập và ổn định.

Các cơ sở đào tạo cần cần bố trí thời gian thực tập của học sinh vào mùa cao

điểm. Phối hợp với các doanh nghiệp để tạo cơ hội cho học sinh thực tập được tham

gia đầy đủ các công việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên và chất lượng cơ sở đào tạo về

du lịch (lễ tân, buồng, bàn, bếp, chăm sóc khách hàng, marketing, điều hành tour,

hướng dẫn viên, quản trị khách sạn, nhà hàng...) theo hướng chuyên nghiệp chuẩn quốc gia, quốc tế. Khuyến khích các cơ sở đào tạo hiện có mở rộng quy mô, đa

dạng hóa các hình thức đào tạo, liên kết mởthêm khoa đào tạo một số hoạt động du lịch mới đáp ứng nhu cầu của các dự án du lịch cao cấp (golf, casino,...).

Các doanh nghiệp cần phát triển hình thức đào tạo tại chỗ, áp dụng quy trình chuẩn, xây dựng kế hoạch đào tạo cho doanh nghiệp. Các trường du lịch cần phối hợp với các trường đào tạo quản lý khách sạn của các nước để tổ chức các khóa đào

tạo, bồi dưỡng giám đốc khách sạn. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần gửi cán bộ quản lý đi đào tạo ởnước ngoài hoặc thuê chuyên gia nước ngoài đang làm công

tác quản lý tại các khách sạn cao cấp kiêm công tác đào tạo tại chỗ nhằm giúp cán bộ quản lý sớm tiếp cận với công nghệ quản lý tiên tiến về du lịch - khách sạn.

+ Tăng cường và đa dạng hoá nguồn đầu tư cho giáo dục –đào tạo

Giáo dục- đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu

tư cho phát triển nên ngoài nguồn vốn từ ngân sách của Trung ương, tỉnh Thừa TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Thiên Huế đã có nhiều cố gắng dành một phần ngân sách của địa phương đểđầu tư

cho giáo dục-đào tạo. Trong thời gian tới tỉnh Thừa Thiên Huế cần thực hiện đa

dạng hoá các nguồn đầu tư, cụ thể: cần phải huy động sự đóng góp từ nhiều nguồn trên tinh thần khuyến khích đầu tư cho giáo dục-đầu tư bằng các chính sách thông thoáng nhằm tạo môi trường pháp lý để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 98)